Trang chủDestinationsHòa BìnhThắp sáng tinh thần "Học không bao giờ cùng"

Thắp sáng tinh thần “Học không bao giờ cùng”


Trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 – 2023, Trịnh Nguyễn Đức Anh đã xuất sắc giành giải nhì môn Tiếng Anh. Đây là “quả ngọt” sau nhiều ngày nỗ lực hết mình. Năm lớp 10, Đức Anh cũng đã giành huy chương bạc môn tiếng Anh khi tham gia Kỳ thi học sinh giỏi khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ, được lựa chọn là gương mặt đại diện cho học sinh của tỉnh tham dự cuộc thi hùng biện tiếng Anh “Speak To Lead” do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức.     

“Thử sức qua các kỳ thi và sân chơi trí tuệ lớn, cháu nhận ra rằng trong học tập phải có mục tiêu, đam mê và nỗ lực hết sức. Cháu nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học và hiểu rằng, nỗ lực học tập là tạo nền tảng vững chắc cho tương lai. Bản thân cháu luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu: Việc học không bao giờ cùng. Cháu lấy đó làm kim chỉ nam cho con đường học tập của mình” – Trịnh Nguyễn Đức Anh bày tỏ.   

Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2022 – 2023, tỉnh có 28 thí sinh đoạt giải. Đây là những tấm gương tiêu biểu đã thắp sáng tinh thần “Học không bao giờ cùng” của Bác Hồ kính yêu. Khắc ghi lời dạy của Bác, các em không ngừng rèn luyện, phấn đấu, khẳng định mình qua kỳ thi quan trọng và xuất sắc đạt danh hiệu “Học sinh giỏi quốc gia”. Cùng với 28 gương mặt nổi bật này, HKH tỉnh đã trao giấy chứng nhận danh hiệu “Học không bao giờ cùng” và học bổng cho 2 học sinh tiêu biểu đoạt giải nhì tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia, năm học 2022 – 2023 là: Phạm Đình Tuấn Phong và Cao Minh Hưng, học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. 

Năm 2023 là năm thứ hai HKH tỉnh tổ chức lễ tuyên dương, trao học bổng “Học không bao giờ cùng”. Nếu năm đầu tiên, 117 gương mặt được công nhận danh hiệu này năm 2022 đều là những học sinh đã đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi từ cấp tỉnh đến quốc tế thì năm 2023, đối tượng được mở rộng theo hướng đa dạng về độ tuổi, lĩnh vực hoạt động và cống hiến. 98 cá nhân được vinh danh năm 2023 không chỉ là những học sinh đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện, mà còn là những người lao động, nông dân, cán bộ hưu trí, giáo viên tích cực tự học, sáng tạo trong lao động, công tác và có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Họ là những tấm gương phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, có nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp hiệu quả ứng dụng vào thực tiễn… Tất cả đều có điểm chung là tích cực học tập để vươn lên tự chủ cuộc sống và làm những việc có ích cho xã hội. Đó là những tấm gương học tập điển hình đã thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Học không bao giờ cùng”. Họ đã chứng minh rằng, việc học không bị giới hạn bởi độ tuổi, giới tính, ngành nghề, lĩnh vực và hoàn cảnh. Với thành tích đạt được và sự nỗ lực không ngừng, họ là những hạt nhân tốt đẹp giúp tư tưởng “Học không bao giờ cùng” của Bác lan tỏa, trở thành phong trào phát triển sâu rộng, thấm nhuần trong nhận thức của mỗi người dân.

Đưa tư tưởng của Bác trở thành một phong trào sâu rộng

Tại thôn Thơi, xã Hưng Thi (Lạc Thủy), dòng họ Bùi Văn từ lâu được biết đến là dòng họ tiêu biểu tích cực thực hiện phong trào “Học tập suốt đời”. Ông Bùi Văn Diền, trưởng dòng họ chia sẻ: Năm 2012, Ban đại diện dòng họ đã xây dựng quy ước của họ tộc. Ngoài các quy định về mối quan hệ gia đình, phụng thờ tổ tiên, xây dựng gia tộc lành mạnh, bổn phận của con cháu… quy ước dành 1 chương, 3 điều quy định về trách nhiệm bồi dưỡng thế hệ mai sau. Theo đó, Ban khuyến học dòng họ có thành viên là đại diện các chi họ được phân công trực tiếp đôn đốc việc chấp hành quy ước. Mỗi người là một cầu nối động viên, nhắc nhở, giúp đỡ các gia đình trong việc chăm lo học tập cho con cháu. Mỗi gia đình là một cụm thi đua tích cực thực hiện phong trào “Học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng”. Vào dịp giỗ tổ hàng năm, Ban Khuyến học dòng họ tổ chức khen thưởng các con, cháu có thành tích tốt trong học tập và công tác. Quỹ khuyến học được vận động từ các gia đình. Tuy giá trị vật chất không lớn nhưng bằng cách công khai nêu gương và trao phần thưởng, dòng họ đã thắp sáng tinh thần học tập trong mỗi thành viên. Ai cũng muốn học tập tốt, công tác tốt để được nhận phần thưởng ý nghĩa trong ngày giỗ tổ.  

Em Bùi Minh Anh (ngồi ngoài cùng bên phải), học sinh trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh được trao học bổng “Học không bao giờ cùng” năm 2023 bởi thành tích học tập xuất sắc và tinh thần giúp đỡ các bạn cùng lớp vươn lên trong học tập.

Cũng như các dòng họ học tập tiêu biểu trên địa bàn tỉnh, dòng họ Bùi Văn ở thôn Thơi, xã Hưng Thi xây dựng góc học tập của dòng họ, đặt tại nhà thờ họ. Đó là góc trân quý, nơi có bảng ghi danh con, cháu các thế hệ có thành tích tiêu biểu trong học tập và công tác. Nhờ xây dựng được quy ước sát với điều kiện thực tế và luôn chăm lo đến sự học của từng thành viên, nên dù ở một xã vùng sâu đặc biệt khó khăn của huyện, dòng họ Bùi Văn vẫn có bảng vàng thành tích không ngừng được nối dài. Hiện nay, dòng họ có 17 người con, cháu tốt nghiệp và đang học đại học; 3 người là sỹ quan trong lực lượng vũ trang; 7 người tham gia công tác trong ngành giáo dục; 3 người công tác trong ngành y; 14 người tham gia các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể từ khu dân cư đến xã; liên tục từ năm 1982 đến nay đều có người tham gia làm lãnh đạo chủ chốt của xã… Với những thành tích đó, dòng họ Bùi Văn ở thôn Thơi được Trung ương HKH Việt Nam tặng bằng khen về thành tích thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, HKH tỉnh trao giấy chứng nhận “Dòng họ tiêu biểu”, HKH huyện Lạc Thủy tặng giấy khen, cá nhân ông Bùi Văn Diền – Trưởng Ban khuyến học dòng họ được HKH tỉnh tặng giấy khen.  

Số lượng các mô hình học tập được công nhận trong năm 2022 tại tỉnh đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Cụ thể, toàn tỉnh có 178.391 gia đình học tập (đạt 85%); 1.413 dòng họ học tập (67%); 1.320 cộng đồng học tập cấp thôn (89%); 596 đơn vị học tập (89%); 155.772 công dân học tập (29,3%). Trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng các mô hình học tập đăng ký cũng đạt tỷ lệ cao, với khoảng 90% gia đình đăng ký được công nhận “Gia đình học tập”; 1.480 dòng họ học tập; 1.345 cộng đồng học tập cấp thôn; 705 đơn vị học tập và khoảng 180.000 người đăng ký được công nhận “Công dân học tập”.

Không dừng lại ở những con số ấn tượng, thực tế cho thấy phong trào “Học không bao giờ cùng” diễn ra sôi nổi, sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, nội dung, địa bàn, tạo ra những động lực to lớn cho sự phát triển của toàn xã hội. Cùng với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể, trong đó HKH tỉnh giữ vai trò nòng cốt, tư tưởng “Học không bao giờ cùng” của Bác đã từng bước đi sâu vào cuộc sống, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động của nhiều gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, trở thành phong trào phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, góp phần quan trọng xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh. 

Bà Nguyễn Thị Oanh, Chủ tịch HKH tỉnh nhìn nhận: Những năm qua, phong trào học tập đã lan tỏa với nhiều mô hình hiệu quả, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Hiện nay, tỉnh triển khai một cách bài bản, đồng bộ việc “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị”; xây dựng mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 – 2030 theo Quyết định số 387/QĐ-TTg và Quyết định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thành công lớn nhất là nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về xây dựng xã hội học tập, “Học tập suốt đời – học không bao giờ cùng” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nâng lên. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều sáng kiến, giải pháp, tấm gương điển hình vượt khó vươn lên trong học tập, công tác, nghiên cứu, lao động sản xuất. Đó là những tấm gương đã thắp sáng tinh thần tự học, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, trở thành những nhân tố tích cực trên hành trình xây dựng toàn tỉnh trở thành một xã hội học tập.  

Thu Trang

NHÓM Ý KIẾN:

* Tài nguyên trí tuệ con người càng khai thác, càng rộng mở

Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khai thác mãi sẽ hết. Nhưng tài nguyên trí tuệ con người càng khai thác thì càng rộng mở. Chính vì vậy, việc học của mỗi người dân là hết sức quan trọng. Việc học giúp mở rộng tài nguyên trí tuệ con người, tạo nguồn nhân lực tốt cho sự phát triển vững mạnh của mỗi quốc gia. 

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 – 2030”. Tôi hy vọng sự phát động này sẽ tạo chuyển biến đến từng cơ sở, tạo nên hào khí học tập rộng khắp, đưa đất nước phát triển phồn vinh. Tại tỉnh Hòa Bình, tôi mong phong trào sẽ phát triển sâu rộng, lấy công dân học tập là nền tảng, gia đình học tập, dòng họ học tập là tiền đề, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp của các cấp chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, Hòa Bình sẽ quyết tâm cùng cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập.

Lê Mạnh Hùng

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký 

Hội Khuyến học Việt Nam

* Gắn công tác khuyến học với xây dựng đời sống văn hóa mới 

Nhằm tiếp tục thắp sáng tinh thần học tập suốt đời, “Học không bao giờ cùng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội Khuyến học thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “Phát triển sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới, đô thị văn minh”.

Trong nỗ lực chung, Hội Khuyến học thị trấn xác định cần nâng cao hiệu quả công tác khuyến học bằng cách gắn kết chặt chẽ với phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đồng thời, thực hiện tốt các giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh. Phấn đấu đến cuối năm 2025, có từ 85 – 90% hộ đạt tiêu chí gia đình học tập. Đặc biệt, việc đăng ký danh hiệu gia đình học tập được gắn với danh hiệu gia đình văn hóa hằng năm; mỗi khu dân cư vận động để có từ 2 – 4 dòng họ, chi họ đăng ký đạt tiêu chí dòng họ học tập. Bằng cách đó, tin rằng, huyện sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác khuyến học.

Nguyễn Chí Trung

Chủ tịch Hội Khuyến học thị trấn Cao Phong (Cao Phong)


* Lan tỏa tinh thần hiếu học ra cộng đồng 

Sở dĩ dòng họ Bùi phát huy được truyền thống hiếu học là bởi các thế hệ đều bảo ban nhau  việc học là không của riêng ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, không gói gọn tại trường lớp mà có thể học bất cứ đâu, khi nào. Khi được công nhận là “Dòng họ học tập”, đặc biệt mới đây dòng họ được tôn vinh danh hiệu “Học không bao giờ cùng” năm 2023, chúng tôi nhận thức rằng, niềm vinh dự này phải gắn liền với trách nhiệm. Trách nhiệm là tiếp tục thắp sáng và lan tỏa tinh thần học tập suốt đời trong dòng họ, đồng thời phải tích cực góp phần xây dựng xóm Bôi Cả trở thành cộng đồng học tập tiêu biểu của địa phương.

Thiết nghĩ, để lan tỏa được tinh thần hiếu học ra cộng đồng phải bắt đầu từ mỗi người dân. Bởi, mỗi người khi phấn đấu trở thành một công dân học tập sẽ góp phần đắc lực xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình học tập, từ đó xây dựng cộng đồng mình sinh sống trở thành cộng đồng học tập. Bằng cách bắt đầu từ mỗi người dân, toàn tỉnh sẽ xây dựng thành công một xã hội học tập.

Bùi Văn Bui

Trưởng dòng họ Bùi xóm Bôi Cả, 

xã Nam Thượng (Kim Bôi)





Nguồn

Cùng chủ đề

THACO AUTO đồng hành 14 năm liên tiếp cùng Quỹ Xã hội quận Phú Nhuận, TP.HCM

Ngày 08/12, tại khu dân cư Rạch Miễu, quận Phú Nhuận (TP.HCM), THACO AUTO tham gia vận động gây Quỹ Xã hội quận Phú Nhuận thông qua...

Siết chặt kiểm soát thực phẩm chức năng giả dịp cuối năm

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra phổ biến. Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, tình trạng buôn bán thực phẩm chức năng giả, không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra phổ biến. Vào cuối năm, khi người lao động xuất khẩu, du học sinh và...

Phát huy sức mạnh tập thể, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch được giao

(ĐCSVN) - Ngày 19/12/2024, Đảng ủy Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. ...

Đà Nẵng đang trình Chính phủ đề án thành lập khu thương mại tự do

Thông tin này được lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cho biết trong chương trình gặp mặt 2.500 cán bộ quân đội đã nghỉ hưu trên địa bàn. Đối với công tác...

Giải pháp nào cho việc giới trẻ dễ dàng tiếp cận thuốc lá điện tử trên mạng

Việc mua bán thuốc lá điện tử dễ dàng trên các nền tảng mạng xã hội đang tạo ra nhiều thách thức lớn đối với công tác quản lý và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Giải pháp nào cho việc giới trẻ dễ dàng tiếp cận thuốc lá điện tử trên mạngViệc mua bán thuốc lá điện tử dễ dàng trên các nền tảng mạng xã hội đang tạo ra nhiều thách thức lớn đối với công tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Bảo vệ thương hiệu, chống đội lốt cam Cao Phong

(HBĐT) - Dù huyện Cao Phong đã cắm biển "Thông báo kết thúc thu hoạch cam Cao Phong niên vụ 2022 - 2023 kể từ ngày 25/5/2023” tại đầu huyện, cuối huyện và khu vực chợ nông sản huyện, nhưng một số điểm bán lẻ cam ngay trên địa bàn huyện vẫn bán cam nơi khác mạo danh cam Cao Phong.Biển thông báo kết thúc thu hoạch cam Cao Phong niên vụ 2022 - 2023 tại dốc Cun,...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống phụ nữ Mường – Lạc Sơn

Trang phục truyền thống của phụ nữ Mường là một tác phẩm nghệ thuật sống động, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của dân tộc. Mỗi đường kim mũi chỉ, mỗi họa tiết hoa văn đều ẩn chứa những câu chuyện, những giá trị tinh thần sâu sắc. Trang phục Mường không cầu kỳ, phô trương mà hướng đến sự thoải mái, tự nhiên. Tuy nhiên, trong sự giản dị ấy lại toát lên một vẻ đẹp tinh tế,...

Lễ đắp bếp trong ngôi nhà Mường

       Lễ đắp bếp là một nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường. Đây không chỉ đơn thuần là việc xây dựng một nơi nấu nướng mà còn là một nghi lễ tâm linh, thể hiện sự tôn trọng đối với tổ tiên, thần linh và mong muốn một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người Mường quan niệm bếp lửa là nơi sinh sôi nảy nở, là trung tâm của...

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Mới nhất

Mẹo hay kiểm soát huyết áp vào mùa lạnh

'Nhiệt độ lạnh khiến các mạch máu co lại, làm tăng sức cản trong các mạch máu, buộc tim phải bơm máu...

[Ảnh] Khách tham quan hào hứng với dàn khí tài tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan tỏ ra rất hào hứng với dàn khí tài hiện đại được trưng bày. NDO - Trong ngày đầu tiên của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, khách tham quan...

Tác dụng sức khỏe ít người biết khi kết hợp nghệ và gừng

Cảm lạnh và cúm xuất hiện phổ biến hơn trong giai đoạn chuyển mùa hay nhiệt độ xuống thấp. Bệnh sẽ lâu khỏi...

Ca sĩ Tuấn Hiệp chơi lớn, ra album kết hợp với nhiều nghệ sĩ quốc tế

Ngày 19/12, Tuấn Hiệp ra mắt album đĩa than ''Như gió heo may'', là tuyển tập các tình khúc vượt thời gian với âm hưởng lãng mạn, phù hợp chất giọng trầm ấm. Giọng hát Tuấn Hiệp được người trong giới gọi vui là “giọng hát thử loa”, qua các album rất được yêu thích như Bơ vơ, Tình khúc...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó...

Mới nhất