Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon

Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon


Doanh nghiệp đang chờ hành lang pháp lý

Theo một cuộc khảo sát, có hơn 50% doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ biết sơ qua về hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải và thị trường carbon, nhưng không nắm rõ cách thức hoạt động. Hệ thống pháp lý hiện hành chưa cung cấp đủ hướng dẫn và quy định cụ thể về quy trình giao dịch, quản lý và giám sát tín chỉ carbon, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuân thủ và triển khai.

Thị trường tín chỉ carbon là một trong những định hướng quan trọng giúp các quốc gia và doanh nghiệp giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Các chính sách liên quan đến tín chỉ carbon đã được khởi động từ sớm.

Đặc biệt, Nghị định 06/2022/NĐ-CP về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone đánh dấu một bước tiến trong việc tạo ra nền tảng chính sách cơ bản để vận hành thị trường carbon trong nước, hướng đến cuộc đua toàn cầu về phát triển thị trường carbon. Tuy nhiên, hệ thống pháp lý hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, khiến cho việc triển khai và phát triển thị trường này gặp không ít khó khăn.

Trước hết, tín chỉ carbon hay quyền carbon là tài sản vô hình và cần được pháp luật bảo vệ, nhằm bảo đảm các hoạt động giao dịch, mua bán trên thị trường carbon, cũng như việc triển khai các dự án liên quan đến tín chỉ carbon, được thực hiện minh bạch và đồng bộ. Do vậy, việc hình thành tài sản này cần được pháp luật quy định, làm rõ được những băn khoăn của doanh nghiệp và các bên liên quan như tín chỉ carbon là gì, đây là tài sản của doanh nghiệp hay của người lao động, hay của pháp nhân thương mại, hay của từng cá nhân.

Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tín chỉ carbon tại Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn nhiều lỗ hổng. Mặc dù đã có Nghị định 06/2022/NĐ-CP, nhưng các quy định cụ thể về quy trình giao dịch, quản lý và giám sát tín chỉ carbon vẫn chưa được định hình rõ ràng. Lỗ hổng về cơ chế quản lý và giám sát tạo ra hạn chế về tính minh bạch, đồng bộ giữa các dự án và giao dịch tín chỉ carbon.

Các doanh nghiệp muốn tham gia vào thị trường carbon cũng đang gặp khó khăn trong việc xác định các tiêu chuẩn cần tuân thủ và quy trình cần thực hiện. Việc thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể về đo lường, báo cáo và kiểm định lượng phát thải carbon đã tạo ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp và tổ chức.

Trong khi đó, các tiêu chuẩn quốc tế về tín chỉ carbon thường đòi hỏi các phương pháp đo lường và kiểm định phức tạp, cần sự tham gia của các tổ chức có chuyên môn cao, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được. Ví dụ cụ thể là câu chuyện kiểm kê khí nhà kính – bước khởi đầu để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia “đặt chân” vào thị trường tín chỉ carbon.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành danh mục cụ thể, xác định các doanh nghiệp phải kiểm kê khí nhà kính, song việc thực hiện như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ. Có nhiều nguyên nhân đã được thảo luận trong các hội thảo, toạ đàm, tập huấn thời gian qua, chẳng hạn như doanh nghiệp không có thông tin, có thông tin nhưng đang chờ đợi xem đã có ai làm chưa, thông tin sai; doanh nghiệp chưa đủ năng lực và nguồn lực;…

Bên cạnh đó, việc thiếu sàn giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, cùng với hạn chế trong đo đạc, kiểm đếm, thẩm định và chứng nhận tín chỉ carbon, cơ sở dữ liệu và hệ thống đăng ký tín chỉ carbon hiện còn thiếu sót và không đầy đủ, đặt ra nhiều vấn đề về mô hình thị trường, cơ sở pháp lý, tổ chức bộ máy và xác định/phân bổ hạn ngạch phát thải để xây dựng và phát triển một thị trường tín chỉ carbon đồng bộ.

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang mòn mỏi chờ đợi các hướng dẫn cụ thể từ Chính phủ về cách thức tham gia và giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon. Nhiều chuyên gia đánh giá, so với sự sẵn sàng của doanh nghiệp, tốc độ ban hành và hoàn thành cơ chế, chính sách vẫn… tương đối chậm.

Dù vậy, điều quan trọng hơn đối với cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức muốn “bước chân” vào thị trường carbon là một hệ thống chính sách ổn định, chắc chắn, nhất quán, bền vững, nên dù “chậm mà chắc” còn hơn “nhanh nhưng không chắc chắn”.

Cần hệ sinh thái chính sách cho carbon rừng

Thị trường carbon được xem như cơ hội để thúc đẩy phát triển công nghệ ít carbon, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cả lãnh đạo về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường gắn với phát triển kinh tế. Trong đó, một thị trường carbon rất giàu tiềm năng vẫn còn đang bị bỏ ngỏ.

Việt Nam có diện tích rừng rộng lớn, đặc biệt là rừng ngập mặn và rừng tự nhiên, có khả năng hấp thụ carbon cao. Những hệ sinh thái này không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mà còn mang lại giá trị kinh tế lớn thông qua các chương trình tín chỉ carbon, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên thị trường carbon toàn cầu.

Tại Hội thảo “Chia sẻ cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển”, TS. Phạm Thu Thủy, Trung tâm Nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) và Đại học Adelaide (Úc) cho biết: Trong vòng 20 năm trở lại đây, có tới 55% của toàn bộ các giao dịch liên quan tới thị trường carbon trên thế giới đều ở ngành lâm nghiệp.

Ngoài giảm phát thải, tín chỉ carbon rừng còn có tiềm năng hỗ trợ cộng đồng, dân tộc thiểu số, từ đó có giá trị gia tăng về mặt xã hội. Mặt khác, thống kê cho thấy thời gian qua Việt Nam đã tạo ra và bán được hơn 40 triệu tín chỉ carbon từ rừng. Việt Nam cũng tham gia những cơ chế như CAM, cơ chế tiêu chuẩn vàng (GS)… và một số hoạt động khác trong lĩnh vực lâm nghiệp, liên quan đến trồng rừng và tái trồng rừng.

Thương mại carbon rừng không chỉ phụ thuộc vào tiềm năng của mỗi quốc gia, mà các nhà đầu tư còn cần sự ổn định về hành lang pháp lý và sự hỗ trợ từ Chính phủ. Pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về mua bán carbon rừng, cơ chế chính sách quản lý tín chỉ carbon trong nông nghiệp và lâm nghiệp vẫn thiếu sự đồng bộ. Việc thiếu thông tin và sự hạn chế trong giao dịch tín chỉ carbon xanh đã gây khó khăn trong việc phát triển các dự án hiệu quả.

Theo đó, phần lớn diện tích rừng và vùng sản xuất nông nghiệp chưa được phát triển tín chỉ carbon. Ngoài rừng tự nhiên, các loại rừng khác, chẳng hạn như rừng ngập mặn và hệ sinh thái biển là một tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác đầy đủ.

Để phát triển thị trường carbon rừng bền vững, trước hết, cần thiết lập một khung pháp lý rõ ràng, quy định cụ thể về quyền sở hữu, giao dịch và quản lý tín chỉ carbon rừng. Điều này bao gồm cả việc định nghĩa rõ ràng các tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan đến đo lường, báo cáo và thẩm định lượng carbon được lưu trữ trong rừng.

Bên cạnh đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ việc đo lường và giám sát carbon rừng. Việc ứng dụng công nghệ mới, như giám sát bằng vệ tinh và sử dụng cảm biến từ xa, sẽ giúp nâng cao độ chính xác trong việc đo đạc và theo dõi biến động carbon rừng.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với thị trường tín chỉ carbon rừng là việc bảo đảm lợi ích cho cộng đồng địa phương. Nhiều dự án tín chỉ carbon hiện nay chưa mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, dẫn đến sự thiếu tín nhiệm và tham gia của cộng đồng.

Để giải quyết vấn đề này, cần phải có các cơ chế phân chia lợi ích rõ ràng và công bằng, bảo đảm rằng người dân địa phương được hưởng lợi từ các dự án bảo vệ rừng và giảm phát thải.

Ngoài ra, cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tham gia vào các dự án carbon rừng. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp các khoản vay ưu đãi, hỗ trợ tài chính từ các quỹ môi trường và các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các bên liên quan.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống đăng ký tín chỉ carbon từ rừng. Việc này không chỉ giúp quản lý hiệu quả các giao dịch tín chỉ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát và báo cáo.





Nguồn: https://baophapluat.vn/thao-go-rao-can-phap-ly-cho-thi-truong-tin-chi-carbon-post524265.html

Cùng chủ đề

Cùng tháo gỡ khó khăn trong phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế

Chấp thuận đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh - Bắc Lý - Hương Lâm giai đoạn 1 Bình Dương: Sắp có thêm khu công nghiệp đa ngành đi vào hoạt động Sáng 14/9/2024, tại tỉnh Nghệ An, Câu lạc bộ Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế các tỉnh, thành phố phía Bắc tổ chức Hội...

Vì cuộc sống xanh hơn

Với sự bùng nổ về nhu cầu tín chỉ carbon sau Hội nghị COP26, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển thị trường này, tạo ra tín dụng carbon chất lượng cao để bán trong khu vực và toàn cầu.

Thích ứng khí hậu – chìa khóa để đột phá sức cạnh tranh ngành mía đường

DNVN - Trong bối cảnh tình trạng nóng lên toàn cầu và các sự kiện thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn, gây ra nhiều tổn thất cho năng suất ngành mía đường nói riêng. Điều này đòi hỏi ngành mía đường phải có chiến lược thích ứng khí hậu để nâng...

Giá vàng ngày 13/9/2024: Vàng thế giới lập kỷ lục mới, với mức 2.558,65 USD/ounce

Giá vàng ngày 13/9/2024: Giá vàng nhẫn giảm ở cả 2 chiều mua và bán, Trong khi đó, giá vàng thế giới đạt mức kỷ lục nhất lịch sử 2.558,65 USD/ounce. ...

Gilimex bị nhắc nhở chậm công bố thông tin giải trình chênh lệch lợi nhuận

DNVN - Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có công văn nhắc nhở CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex) về chậm công bố thông tin giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

A Choén – Tinh hoa ẩm thực trên bản đồ Food Tour Hà Nội

16/09/2024 10:21 (PLVN) - Trong bối cảnh du lịch Thủ đô đang phát triển mạnh mẽ, việc đưa ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn là định hướng quan trọng của thành phố, nhằm quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều thương hiệu về ẩm thực cũng định vị được uy tín trên bản đồ Food Tour Hà Nội bằng chính sự thẩm định...

Thấy gì từ hiện tượng du lịch quốc tế quá tải?

15/09/2024 06:54 Người dân Barcelona (Tây Ban Nha) phản đối du lịch quá tải. (Ảnh: AP) (PLVN) - Du lịch quá tải đang trở thành một vấn đề cấp bách, ảnh hưởng đến các điểm du lịch nổi tiếng trên toàn cầu. Thực trạng này khiến nhiều quốc gia phải điều chỉnh các chính sách du lịch như tăng thuế, phí để kiểm soát dòng du khách và giảm các tác động tiêu cực. Châu Âu phản...

Kiên quyết xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, tăng giá bất hợp lý sau bão Yagi

14/09/2024 07:33 Ảnh minh họa (PLVN) - Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi. Ngày 13/9, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký công điện số 03/CĐ-BTC gửi các cơ quan ban ngành, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc...

Tổng cục Hải quan ủng hộ hơn 859 triệu đến đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chung tay vì Tình dân tộc - Nghĩa đồng bào 13/09/2024 21:43 Cán bộ, người lao động Tổng cục Hải quan ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. (Ảnh: PĐ) (PLVN) - Ngày 13/9, tại trụ sở Tổng cục Hải quan, Công đoàn Tổng cục Hải quan đã tổ chức Lễ phát động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3...

Doanh nhân trẻ Vĩnh Phúc sẻ chia, giúp người dân vùng lũ vượt khó khăn

Chung tay vì Tình dân tộc - Nghĩa đồng bào 13/09/2024 12:32 (PLVN) - Phát huy tinh thần “thương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách”, Hội Doanh nhân trẻ Vĩnh Phúc đã kêu gọi hội viên, doanh nghiệp ủng hộ tiền cùng nhiều nhu yếu phẩm để gửi đến các tỉnh, thành phía Bắc đang chịu hậu quả nặng nề do bão số 3. Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 đã gây thiệt...

Bài đọc nhiều

Tận dụng thời cơ để “gom” cổ phiếu tốt

Tuần qua, thị trường chứng khoán hứng chịu 4/5 phiên giảm điểm, khiến VN-Index bị kéo về sát mốc 1.250 điểm. Thanh khoản cũng mất hút, cộng thêm việc thiếu nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã dẫn đến tình trạng lình xình của thị trường chung.Các...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Tour du lịch đến Trung Quốc thay đổi hành trình do ảnh hưởng của bão Bebinca

Trước ảnh hưởng bão Bebinca đổ bộ vào bờ biển phía đông Trung Quốc, nhiều công ty du lịch ở Việt Nam đang có tour đi Trung Quốc buộc dừng tour sớm hoặc hoãn thời điểm khởi hành. Ông Từ Quý Thành, giám đốc Công ty Liên Bang, cho biết thời tiết mưa nhiều những ngày qua kèm thông báo bão lớn buộc...

Cổ phiếu SeABank giảm sâu, SBT nhà ‘công chúa mía đường’ bứt phá

Cổ phiếu bảo hiểm, ngân hàng giảm Trong tuần 9-13/9, cổ phiếu SSB của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) là mã trụ cột giảm sâu nhất. SSB cùng với một số mã như Vingroup (VIC), Ngân hàng BIDV (BID) gây áp lực nhiều nhất lên chỉ số VN-Index.  Cổ phiếu SeABank bắt đầu giảm mạnh từ cuối tháng 8, từ mức 20.000 đồng/cp xuống vùng 15.000 đồng/cp như hiện tại, qua đó khiến tài sản gia đình bà...

Malaysia dự kiến đánh thuế mạnh các loại đồ uống có đường

Trang Nikkei Asia đưa tin ngày 15-9 cho biết Malaysia đang có kế hoạch đánh thuế cao hơn với các loại đồ uống có đường, với hy vọng giảm lượng tiêu thụ đường của người dân trong nỗ lực đối phó với bệnh tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác.Kế hoạch được Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad công bố...

Cùng chuyên mục

Áp lực bán dâng cao, VN-Index mất mốc 1.240 điểm

Trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh phiên này đạt hơn 10.549,68 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng gần 219 tỷ đồng. Ở chiều mua, cổ phiếu TCB được mua mạnh nhất (70 tỷ đồng), tiếp đến NAB (54 tỷ đồng), FPT (53 tỷ đồng)… Ngược lại, HSG bị bán mạnh nhất (43 tỷ), tiếp đến MWG (41 tỷ đồng), VCI (33 tỷ đồng), HPG (23 tỷ đồng)… Phiên hôm nay, nhóm VN30 đóng cửa chỉ...

Minh Hữu Liên chính thức lên sàn UPCoM với hơn 5,4 triệu cổ phiếu

Công ty cổ phần Minh Hữu Liên, mã chứng khoán: MHL (địa chỉ tại 41-43 đường D1, khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), đi vào hoạt động năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu là 6,5 tỷ đồng. Năm 2017, MHL tăng vốn điều lệ lên hơn 54,3 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là chuyên về sản xuất, mua bán...

Phát Đạt bác thông tin huy động 3.500 tỉ đồng qua trái phiếu

Ngày 16-9, nhiều kênh thông tin lan truyền thông tin Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) huy động 3.490 tỉ đồng qua kênh trái phiếu.Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, đại diện Công ty cổ phần phát triển Bất động sản Phát Đạt, cho biết doanh nghiệp này hoàn toàn không...

Gần 200 đại biểu quốc tế bàn về đổi mới công nghệ ngành đường

Hội nghị ngành đường quốc tế IAPSIT lần thứ 8 và Sugarcon 2024 diễn ra từ 16 đến 19-9, nằm trong khuôn khổ các sự kiện khoa học của chương trình "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 20.Hội nghị do Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam, Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành (ICISE) phối hợp cùng Hiệp...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT...

Mới nhất

Sở thích cá nhân của ông Trump là ‘ác mộng’ với Mật vụ Mỹ?

Âm mưu ám sát nhằm vào ông Donald Trump ở câu lạc bộ golf là lời nhắc nhở về những thách thức mà Mật vụ Mỹ phải đối mặt khi bảo vệ cựu Tổng thống ở ngoài trời. Mật vũ Mỹ đã phát hiện âm mưu ám sát nhằm vào ông Trump, khi cựu Tổng thống Mỹ đang chơi golf...

Hành khách có thể mua vé máy bay Tết 2025 từ bây giờ

  Vietnam Airlines Group mở bán sớm gần 1,5 triệu vé máy bay trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13.1-12.2.2025. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) mở bán sớm gần 1,5 triệu vé máy bay trên toàn mạng...

Singtel biến CNTT, trung tâm dữ liệu thành trụ cột tăng trưởng

Cuối tháng 8, Singtel thông báo hợp tác với Hitachi để phát triển trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản và có thể là các thị trường châu Á khác, tận dụng sức mạnh và công nghệ làm mát của “ông lớn” công nghiệp Nhật Bản. Giao dịch nằm trong chiến lược mở rộng mảng kinh doanh trung tâm...

Giá vàng hôm nay 17/9/2024 vọt lên đỉnh cao mới, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 16/9, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.584,4 USD/ounce, giảm 0,21% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.608,6 USD/ounce. Đầu phiên giao dịch ngày 16/9 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới lại thiết lập...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 96/CĐ-TTg ngày 16.9.2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu...

Mới nhất