Trang chủNewsKinh tếTháo gỡ khó khăn để phát triển Sâm Ngọc Linh tại Quảng...

Tháo gỡ khó khăn để phát triển Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam







 Sâm Ngọc Linh là loài cây đặc hữu có giá trị kinh tế cao hiện chỉ trồng được tại Quảng Nam và Kon Tum.

Tình hình phát triển cây Sâm Ngọc Linh

Tính đến nay, diện tích quy hoạch vùng bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh của tỉnh Quảng Nam đã được xác định là 15.567 ha (trong đó từ độ cao 2.000 m trở lên là 2.238 ha, ở độ cao từ 1.200 – 2.000 m là 13.329 ha). Cạnh đó, tỉnh cũng đang nghiên cứu trồng di thực Sâm Ngọc Linh ở một số địa phương khác có điều kiện tương đồng để mở rộng, phát triển diện tích.

Trên cơ sở diện tích quy hoạch trên, đến nay, Quảng Nam đã tiến hành trồng cây Sâm Ngọc Linh với tổng diện tích 1.243,00 ha (chủ yếu tập trung tại huyện Nam Trà My). Toàn tỉnh hiện có 02 đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước đang thực hiện chăm sóc và bảo vệ vườn Sâm giống gốc tại xã Trà Linh, huyện Nam Trà My là Trung tâm Phát triển Sâm Ngọc Linh và Dược liệu Quảng Nam và Trung tâm Kỹ thuật nông nghiệp huyện Nam Trà My.

Ngoài 02 đơn vị trên, tại Quảng Nam hiện có trên 10 doanh nghiệp thu mua và chế biến Sâm Ngọc Linh. Các doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm chế biến từ Sâm Ngọc Linh gồm: Trà túi lọc Sâm Ngọc Linh, nước uống Sâm Ngọc Linh, mật ong Sâm Ngọc Linh, rượu Diệp linh sâm, dung dịch uống Sâm Ngọc Linh, viên ngậm Sâm Ngọc Linh… với lượng nguyên liệu tiêu thụ khoảng 50 – 60 kg/năm. Bên cạnh đó, sản phẩm Sâm Ngọc Linh được đưa vào giới thiệu và tiêu thụ trong các phiên chợ hằng tháng tại huyện Nam Trà My với lượng Sâm củ Ngọc Linh tiêu thụ trung bình khoảng 30 kg/phiên/tháng.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, thời gian qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cây Sâm Ngọc Linh được tỉnh rất quan tâm. Địa phương đã kêu gọi và phối hợp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học (cấp quốc gia, cấp tỉnh) ứng dụng vào thực tiễn nâng cao được tỷ lệ cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn/số hạt gieo một cách đáng kể, từ 18,5% năm 2015 tăng lên 53,48% năm 2020. Đến nay, các đơn vị này cơ bản đã làm chủ được công tác gieo ươm, chăm sóc cây giống trước những điều kiện bất lợi, khó khăn và cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu cây giống đạt chất lượng để cung ứng cho phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Về các dự án đầu tư bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh đã triển khai, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, trong các dự án này, đáng kể nhất là Dự án bảo tồn, kiểm định Sâm Ngọc Linh. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 20 tỷ đồng, gồm 02 hợp phần. Trong đó hợp phần 1 tập trung đầu tư xây dựng các lối đi trong nội bộ vườn Sâm, lối đi giữa các vườn Sâm và tường chắn đất để chống sạt lở; xây dựng 03 chốt bảo vệ và hệ thống camera giám sát, báo động; đường dây hạ thế cấp điện sinh hoạt và chiếu sáng; đo đạc phân lô, cắm mốc và xây dựng bản đồ quản lý khoảng 6,9 ha vườn giống Sâm gốc. Tổng giá trị dự toán là trên 14,5 tỷ đồng. Đến nay, hợp phần 1 của dự án cơ bản đã thực hiện hoàn thành.

Trong khi đó, ở Hợp phần 2, Quảng Nam đầu tư, mua sắm các hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định Sâm và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ kiểm định Sâm. Tổng giá trị dự toán trên 5,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện đang khó khăn về nguồn vốn và công tác mua sắm máy móc, thiết bị nên chưa thể triển khai thực hiện.






Hiên nay, huyện Nam Trà My tổ chức phiên chợ Sâm Ngọc Linh và các sản phẩm dược liệu miền núi của Quảng Nam mỗi tháng 1 lần. 

Về xúc tiến thương mại, du lịch liên quan đến Sâm Ngọc Linh, đến nay, tỉnh Quảng Nam đã hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất Sâm trên địa bàn tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường trong nước và nước ngoài. Qua các đợt xúc tiến thương mại là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chế biến Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh có điều kiện tham gia trên các diễn đàn kết nối giao thương với các nhà phân phối xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Trung Quốc có thế mạnh về chuyển đổi số nhằm phối hợp tổ chức hiệu quả các hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh tiết kiệm chi phí, rút ngắn khoảng cách và thời gian, tăng tốc độ và thời gian xử lý đơn hàng, tăng phạm vi và số lượng tiếp cận thị trường, khách hàng tiềm năng, góp phần đưa thương hiệu, sản phẩm Sâm Ngọc Linh của Quảng Nam tiếp cận và có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong và nước ngoài.

Bên cạnh công tác bảo tồn, tỉnh Quảng Nam hiện cũng xác định việc phát triển cây Sâm Ngọc Linh kết hợp các tour du lịch là một trong những điều kiện để thúc đẩy kinh tế vùng Sâm. Trong thời gian qua, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Tu M’rông (tỉnh Kon Tum) cũng định hướng xây dựng quần thể du lịch giữa 2 huyện. Trong giai đoạn 2015 – 2020, các huyện đã tổ chức một số buổi làm việc, trao đổi để xúc tiến triển khai dự án. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn, hạ tầng cơ sở (như giao thông, điện, mạng thông tin liên lạc…) chưa đáp ứng, số lượng du khách tìm đến chưa nhiều, nhà đầu tư còn e ngại nên đến nay dự án vẫn chưa thành hiện thực. Tuy nhiên, về phía tỉnh Quảng Nam, để chủ động nắm bắt cơ hội, tranh thủ khai thác các lợi thế, trong giai đoạn 2015 – 2020 đã triển khai nhiều hoạt động như: Triển khai dự án xây dựng khu du lịch vùng Sâm Tắc-Ngo; Quy hoạch xây dựng làng văn hóa Mô Chai.

Những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ

Có thể nói, công tác bảo tồn, phát triển cây Sâm Ngọc Linh trong thời gian qua tại Quảng Nam đã đạt được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên, nhiều khó khăn, vướng mắc đã được bộc lộ, cần có giải pháp để giải quyết. Theo UBND tỉnh Quảng Nam, với việc ngày 18/01/2024, Quốc hội thông qua Luật Đất đai số 31/2024/QH15, trong đó có sửa đổi một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Theo quy định tại khoản 7, khoản 8 và khoản 9, Điều 248, Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2024) quy định nội dung cho thuê môi trường rừng trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất để nuôi, trồng phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, Luật này chưa có quy định về trình tự thủ tục về hồ sơ, quy định về thời gian thuê, mức giá thuê và hạn mức thuê để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, làm cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương.

Cùng với vướng mắc trên, theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ, tại Phụ lục Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì Sâm Ngọc Linh (tự nhiên) thuộc nhóm IA do Cơ quan quản lý CITES cấp mã số cơ sở nuôi, trồng vì mục đích xuất khẩu. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể để xác định thế nào là Sâm Ngọc Linh (tự nhiên) và Sâm Ngọc Linh nuôi trồng nhân tạo. Do đó, rất khó khăn trong việc tham mưu, đề xuất cấp mã số cho cơ sở nuôi, trồng đối với Sâm Ngọc Linh (tự nhiên) và triển khai phát triển sản xuất, kinh doanh, hướng đến xuất khẩu đối với Sâm Ngọc Linh nuôi trồng nhân tạo. Qua đó, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất, quản lý cây Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.






Vì có giá trị kinh tế cao nên hiện trên thị trường có nhiều loài Sâm Ngọc Linh giả.

Một vướng mắc nữa là tại Việt Nam hiện chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc cấp, quản lý mã số vùng trồng cho cây Sâm Ngọc Linh và các loài cây dược liệu khác trồng trên đất lâm nghiệp, dưới tán rừng tự nhiên (chỉ có văn bản hướng dẫn này quy định các yêu cầu về cấp và quản lý mã số vùng trồng đối với lĩnh vực trồng trọt).

Ngoài ra, hiện tỉnh Quảng Nam cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển Sâm Ngọc Linh tại địa phương nhưng chưa đủ mạnh; khả năng thu hút đầu tư, phát triển, xây dựng hình thành các nhà máy, khu công nghiệp dược còn nhiều hạn chế. Tỉnh cũng chưa hình thành được các vùng sản xuất dược liệu nguyên liệu tập trung theo GACP. Về chế biến, Quảng Nam chỉ mới ở mức sơ chế ban đầu, chưa có chế biến sâu; sản phẩm chưa có thương hiệu nên chưa tạo được lòng tin của người tiêu dùng trong việc sử dụng các sản phẩm từ Sâm Ngọc Linh. Vấn đề mấu chốt là chưa có sự tham gia của tập đoàn kinh tế lớn với tiềm lực đủ mạnh trong việc trồng, phát triển và chế biến cây Sâm Ngọc Linh. Đây đang là đòi hỏi lớn để Quảng Nam phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm làm ra từ cây dược liệu quý Sâm Ngọc Linh mà địa phương đang sở hữu.

Cạnh đó, nguồn nhân lực đầu tư cho việc nghiên cứu, phát triển Sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam còn mỏng, đa số là kiêm nhiệm nên khó khăn trong việc hỗ trợ phát triển dược liệu nói chung, cây Sâm Ngọc Linh nói riêng. Việc đầu tư nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển cây Sâm Ngọc Linh chưa nhiều.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh của tỉnh vẫn chưa thể triển khai một cách bài bản, phát triển manh mún, mạnh ai nấy làm và chưa thể phát triển thành hàng hóa. Việc xác định cây Sâm Ngọc Linh hiện nay còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để kiểm định, phân định rõ ràng. Từ đó, tình trạng Sâm Ngọc Linh giả vẫn còn diễn ra thường xuyên và phức tạp ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng cây Sâm Ngọc Linh.

Bên cạnh công tác trồng, sản xuất thì việc đồng bộ các công trình về kết cấu hạ tầng giao thông thực hiện liên kết vùng Sâm chủ yếu dựa vào nguồn lực địa phương nên còn rất nhiều hạn chế; chưa đảm bảo và tương xứng với nhu cầu phát triển hàng hoá, du lịch và kêu gọi các nguồn đầu tư đủ mạnh để phát triển vùng Sâm Ngọc Linh.

Do vậy, từ thực tế đặt ra là cần phải có một cơ chế, chính sách và nguồn lực đủ mạnh để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển tiềm năng vùng nguyên liệu và thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây Sâm Ngọc Linh, từ đó mới hình thành được Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam theo chủ trương và đề án đang được Bộ Y tế và tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện và Chương trình phát triển Sâm Việt Nam tại Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.






Tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum đang phối hợp đưa du lịch tham quan, trải nghiệm vùng sâm thành các tour, tuyến du lịch. 

Do đó, theo UBND tỉnh Quảng Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần có chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc có liên quan đến cây Sâm Ngọc Linh, trong đó có việc quan tâm, chỉ đạo sơ kết thực hiện Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 01/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, làm cơ sở cho các tỉnh đánh giá kết quả đạt được và có những kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thời gian tới để thực hiện. Cần triển khai chủ trương đầu tư hạ tầng thủ phủ vùng Sâm Ngọc Linh, trong đó quan tâm đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 40B (đoạn huyện Bắc Trà My – giáp tỉnh Kon Tum, dài 45 km), tỉnh Quảng Nam chịu kinh phí giải phóng đền bù (dự kiến kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng); đầu tư xây dựng tuyến đường chiến lược vùng Sâm Ngọc Linh (dài 60 km, dự kiến kinh phí khoảng 911 tỷ đồng).

Chính phủ có chủ trương trình Quốc hội ban hành Luật Sâm Việt Nam; kêu gọi và thu hút các tập đoàn lớn vào đầu tư phát triển Sâm tại Quảng Nam (Vingroup, TH True milk,…); chọn 1 ngày trong năm người dân Việt Nam dùng Sâm Việt Nam (đề xuất ngày 01/8 hằng năm).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm quan tâm hướng dẫn việc thuê dịch vụ môi trường rừng trồng Sâm Ngọc Linh và dược liệu theo Điều 248, Luật Đất đai năm 2024. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất tổ chức Lễ hội Sâm quốc gia tại Quảng Nam vào năm 2025 – Chương trình phát triển du lịch Sâm Việt Nam. Bộ Y tế sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển và hình thành Trung tâm Công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực; có cơ chế đưa sản phẩm Sâm Việt Nam vào bảo hiểm y tế; đánh giá hội dược điển về các tiêu chuẩn Sâm Ngọc Linh. Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các đề tài, chương trình nghiên cứu về Sâm Ngọc Linh (di thực sâm xuống độ cao thấp hơn có điều kiện tương đồng, công nghiệp sâm,…)./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/thao-go-kho-khan-de-phat-trien-sam-ngoc-linh-tai-quang-nam-667939.html

Cùng chủ đề

Quan hệ ASEAN – Nhật Bản có những tiến triển tích cực

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn...

Vì sao nhiều nhà thuốc Long Châu liên tục bị xử phạt?

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội vừa tiến hành xử phạt hành chính đối với hàng loạt nhà thuốc trên địa bàn. Đáng chú ý, trong số này có Nhà thuốc Long Châu 64 trực thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu bị xử phạt 42 triệu đồng. Đây là một trong những nhà thuốc thuộc Công ty CP Dược phẩm FPT Long Châu từng bị cơ quan chức năng nhiều tỉnh, thành xử...

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho lực lượng công an Đà Nẵng

Trước đó, ngày 14-6, Công an Đà Nẵng đã khám phá thành công chuyên án SGK-192, triệt xóa đường dây chuyên sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả quy mô lớn tại thành phố Đà Nẵng. Cơ quan công an đã xác định và làm rõ Lê Duy Quang (42 tuổi) và Nguyễn Văn Ánh (44 tuổi) cùng trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà (Đà Nẵng) là hai nghi phạm cầm đầu. Tiếp tục...

Chủ tịch nước Tô Lâm quyết định tặng quà nhân ngày Thương binh – Liệt sĩ

Mức quà 600.000 đồng/người tặng người có công với cách mạng gồm: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và những cá nhân đã có quyết định phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trước ngày 28/7/2024 nhưng chưa hoàn tất thủ tục hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Ngoài ra, mức quà này còn tặng thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại...

Huy Đức nhầm lẫn hay cố ý “dắt mũi” dư luận qua bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự...

Cuối tháng 5/2024, Huy Đức đăng tải trên trang cá nhân bài viết “Một quốc gia không thể phát triển dựa trên sự sợ hãi”. Tôi hoàn toàn nhất trí với tiêu đề này mà không cần ông phải chứng minh gì thêm bởi hơn 75 năm trước, toàn thể nhân loại tiến bộ đã thống nhất rằng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quan hệ ASEAN – Nhật Bản có những tiến triển tích cực

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN của Việt Nam, cùng Trưởng SOM, Trưởng đoàn...

Vì sao nhiều nhà thuốc Long Châu liên tục bị xử phạt?

Mới đây, Sở Y tế Hà Nội vừa tiến hành xử phạt hành chính đối với hàng loạt nhà thuốc trên địa bàn. Đáng chú ý, trong số này có Nhà thuốc Long Châu 64 trực thuộc Công ty cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu bị xử phạt 42 triệu đồng. Đây là một trong những nhà thuốc thuộc Công ty CP Dược phẩm FPT Long Châu từng bị cơ quan chức năng nhiều tỉnh, thành xử...

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển được phân công

Các đại biểu tham dự hội nghị. (Ảnh: Hoàng Diệu).  ...

Hội nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương

 Quang cảnh hội nghị Tại hội nghị,...

Vai trò của báo chí truyền thông đối với sử dụng năng lượng hiệu quả

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ...

Bài đọc nhiều

‘Nỗ lực tự thân giúp Vietnam Airlines vượt qua khó khăn’

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines cho biết, hãng sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng doanh thu và thu nhập, thực hiện quyết liệt việc quản trị và tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi. Nỗ lực xử lý hơn 42.000 tỷ đồng Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines-VNA) vào sáng...

Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại EU

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trong 4 tháng đầu năm, EU đã nhập khẩu 18.474 tấn hồ tiêu từ thị trường ngoại khối trị giá 83,7 triệu EUR, tăng 22,9% về lượng và 27% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.   Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại EU Tính riêng trong tháng 4, lượng hồ tiêu nhập khẩu vào EU đạt mức cao nhất kể từ đầu...

Thủ tướng dự tọa đàm với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chiều 25/6 (giờ địa phương), tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Tọa đàm với cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của...

Thay da đổi thịt nhờ dòng chảy phát triển đô thị bất động sản

Văn Lâm (Hưng Yên): Thay da đổi thịt nhờ dòng chảy phát triển đô thị bất động sảnNếu đô thị hóa được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành thị thể hiện qua các mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ dân số… thì Văn Lâm đang làm tốt điều này. Chuyển mình và nâng tầm Không khó để nhận thấy rằng,...

Cùng chuyên mục

Mức độ tự chủ thủy sản của Singapore chỉ 10%, cơ hội cho Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Singapore tại Việt Nam Dự báo 6 tháng, xuất khẩu thủy sản thu về 4,4 tỷ USD Tại Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp thủy sản Việt Nam - Singapore, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh tổ...

Dự báo giá tiêu ngày 26/6/2024: Tiếp đà lao dốc?

Dự báo giá tiêu ngày 24/6/2024: Giá tiêu trong nước liệu có lao dốc? Dự báo giá tiêu ngày 25/6/2024: Giá tiêu trong nước có tiếp đà giảm mạnh? Dự báo giá tiêu ngày 25/6/2024 nối tiếp đà giảm mạnh sau những ngày tăng liên tục. Theo các chuyên gia, đà giảm mạnh trên là ghi nhận tổng hợp giá mua bán được niêm yết của các đại lý và công ty...

Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam-Ấn Độ

Tham dự hội nghị có ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư; ông Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía tỉnh Bình Định có đồng chí Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định; đồng chí Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định… Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo, đại biểu đại diện cho các hiệp hội,...

Đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo dự thảo, từ ngày 1/8/2024 đến hết ngày 31/1/2025, mức thu lệ phí trước bạ bằng 50% mức thu quy định tại Nghị định số 10 năm 2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ và các nghị quyết, quyết định hiện...

Mới nhất

Thủ đoạn lừa đảo mới qua mạng, mạo danh cán bộ quản lý xuất nhập cảnh

Công an TP Thủ Đức, TPHCM vừa phát đi cảnh báo về phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến hoạt động xuất nhập cảnh. Đây được xem là hình thức thuộc nhóm đối tượng giả danh cán bộ công an thông qua mạng xã hội, mạng viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo nhưng...

Báo chí phải luôn khẳng định là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, chính trị

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Phong, những người làm báo tại Thành phố mang tên Bác luôn tâm niệm phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, đóng góp quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước, phát triển thành phố. ...

Chủ tịch nước Tô Lâm quyết định tặng quà 1,3 triệu người có công dịp 27/7

Ngày 25/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký Quyết định số 590/QĐ-CTN về việc tặng quà nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).Theo đó, quà tặng cho người có công bao gồm hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng. Tổng số đối tượng được tặng quà là 1.371.586 người.Trong đó, mức...

Đak Đoa (Gia Lai): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 – 3%/năm

Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa khen thưởng cho 7 tập thể, 12 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024. Gia Lai: Các dân tộc huyện Chư Prông đoàn kết, hội nhập và phát triển bền vững Nguồn:...

Mới nhất