Trang chủDestinationsNinh ThuậnTháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án Hồ chứa...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án Hồ chứa nước Sông Than


Là dự án trọng điểm, được tỉnh quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vùng hạ du và chống hạn vào mùa khô, nhưng đến nay, dự án Hồ chứa nước Sông Than nằm trên địa bàn xã Hòa Sơn (Ninh Sơn) vẫn gặp nhiều khó khăn, liên tục chậm tiến độ và nhiều khả năng không kịp hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2023.

Có mặt tại công trường thi công dự án Hồ chứa nước Sông Than vào một ngày cuối tháng 5, chúng tôi chứng kiến lượng phương tiện, nhân công thực hiện dự án rất thưa thớt. Tại bãi tập kết, nhiều máy móc phương tiện thi công nằm im không hoạt động. Khu đập bê tông chính được coi là trọng yếu nhất của công trình, máy cẩu chậm rãi đưa từng mẻ bê tông đổ vào thân đập lớn với cấu kiện thép đã chuyển màu hoen rỉ. Tại hạng mục đập bê tông vai trái do nhà thầu Cường Thịnh Thi đảm nhiệm đã dừng thi công từ hơn 2 tháng nay. Có hạng mục chỉ thi công cầm chừng và vận hành máy móc, bố trí nhân công khi có đơn vị chức năng tới kiểm tra đôn đốc.

Công trình Hồ chứa nước Sông Than hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, liên tục chậm tiến độ.

Theo thống kê của đơn vị chủ đầu tư, hiện nay công trình đang chậm so với tiến độ duyệt với tổng khối lượng gần 12.500 m3 bê tông tại 2 hạng mục đập và 14.400 m3 đất đắp cho hạng mục đập đất. Trong khi đó, nhà thầu đưa ra nhiều lý do như xe vận tải vận chuyển đất không đáp ứng, xe hư hỏng nhiều, thiếu vật tư thi công bê tông… Tổng khối lượng phần việc còn lại hiện rất nhiều với lượng đất đắp đập còn gần 36.000 m3 và hơn 25.000 m3

bê tông mới có thể hoàn thiện 2 hạng mục đập; hiện tiến độ đắp đập mới chỉ đạt khoảng 74%.

Tại gói thầu số 23 gồm đập phụ 1, đập phụ 2, kênh thông hồ, đường tránh, nhà quản lý do Công ty TNHH TMXD Sơn Long Thuận thi công hiện còn đập phụ 2 vẫn chưa thi công, nhà quản lý mới đạt 80%. Theo đơn vị chủ đầu tư, mặc dù đơn vị này bố trí thiết bị đầy đủ nhưng năng suất công việc thấp, thi công không đạt khối lượng cam kết trong tiến độ.

Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Mặc dù đơn vị đã có nhiều văn bản đôn đốc và tổ chức nhiều cuộc họp; phía nhà thầu đã ký biên bản cam kết đẩy nhanh tiến độ nhưng đến thời điểm hiện nay công tác đổ bê tông đập vẫn chưa triển khai thực hiện. Do đó đơn vị tiếp tục đôn đốc, đề nghị nhà thầu thực hiện đúng cam kết thi công, lập kế hoạch, tập trung đẩy nhanh tiến độ bù khối lượng.

Qua tìm hiểu, được biết hiện nay Tập đoàn Cường Thịnh Thi đang gặp khó khăn về tài chính, không thật sự quyết tâm triển khai thi công xây lắp. Ông Trần Quang Tuyến, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cường Thịnh Thi cho biết: Chúng tôi cũng đã cam kết sẽ triển khai phấn đấu hoàn thành dự án này, nhưng hiện nay chúng tôi đang gặp một số khó khăn cần kiến nghị tháo gỡ. Để hoàn thành khối lượng công việc, nhu cầu vốn còn lại của dự án còn thiếu khoảng 78 tỷ đồng. Đối với khối lượng công việc tiếp theo đang chờ gia hạn nguồn vốn nên gặp nhiều khó khăn, nếu không được bổ sung nguồn vốn kịp thời để thanh toán khối lượng triển khai trong thời gian tiếp theo thì nhà thầu sẽ rất khó khăn trong việc hoàn thành dự án.

Dự án Hồ chứa nước Sông Than là dự án trọng điểm của tỉnh, quá trình triển khai dự án phát sinh nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là việc chuyển đổi diện tích đất rừng; trong quá trình tổ chức thi công phát sinh dịch COVID-19, giá nguyên vật liệu tăng và vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng, thiếu vật liệu đất đắp nên đến nay dự án bị chấm tiến độ so với kế hoạch đề ra. Hiện nay, dự án đang đứng trước các khó khăn liên quan về nguồn vốn và còn vướng thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng dự án.

Đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Đối với dự án Hồ chứa nước Sông Than ngoài một số vấn đề thuộc thẩm quyền cấp tỉnh đang tập trung giải quyết, hiện vẫn còn hai vấn đề khó khăn vướng mắc đó là việc kiến nghị Chính phủBộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép chuyển nguồn 73,5 tỷ đồng để tiếp tục sử dụng cho năm 2023 và kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm trình Chính phủ cho phép chuyển mục đích đất rừng đối với dự án. Dự án này đến nay đã chậm tiến độ do đó tỉnh chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu phải hoàn thành trong năm 2023. Trong quá trình thực hiện, tỉnh sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ để đôn đốc tiến độ đối với dự án. Căn cứ kế hoạch và cam kết của các nhà thầu nếu không thực hiện đảm bảo tiến độ, tỉnh sẽ xử lý bằng biện pháp thay thế nhà thầu như cách đã xử lý cuối năm 2022.



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng: ‘Không ai phải chạy chọt’ khi tháo gỡ khó khăn cho dự án điện tái tạo

Chiều 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo.Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết, Chính phủ triệu tập hội nghị hôm nay với địa phương và doanh nghiệp đầu tư các dự án năng lượng tái tạo để thống nhất quan điểm,...

Sau 8 năm tạm dừng, Ninh Thuận chuẩn bị làm điện hạt nhân

Sau 8 năm tạm dừng, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vừa được Quốc hội thống nhất chủ trương tái khởi động, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh mới. ...

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô đầu tư hàng tỉ USD

(NLĐO)- Dù chưa có con số chính xác, song lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết tổng mức đầu tư của dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận là hàng tỉ USD ...

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

Chiều 5/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận kiểm tra thực địa vị trí xây Nhà máy điện hạt nhân 1 tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. ...

Ô tô Hàn thất thế trước đối thủ Nhật

Làm đường sắt tốc độ cao, khởi động lại điện hạt nhân; Không xáo trộn đời sống người dân là những thông tin đáng chú ý trên Báo Người Lao Động ra ngày 1-12. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Bài đọc nhiều

Nghề làm đũa trong dịp tết

Vào những ngày cận tết, người làm đũa ở thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) lại tất bật, hối hả, chạy đua với thời gian để làm ra những đôi đũa đẹp, đảm bảo chất lượng nhằm phục vụ thị trường tết trong và ngoài tỉnh.

Quyến rũ đồi cát Nam Cương

(NTO) Cách Tp. Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 6 km về phía Đông Nam thuộc thôn Tuấn Tú, xã An Hải (Ninh Phước), đồi cát Nam Cương ẩn mình sau những con đường quanh co, lúc lên dốc, lúc xuống đồi đã tạo nên những hình ảnh “sóng” cát rất độc đáo. Sự thiên biến của tự nhiên tại đồi cát Nam Cương đã thu hút đông đảo du khách tìm đến thưởng ngoạn vẻ đẹp...

Tăng cường tiết kiệm điện mùa khô và cả năm 2023

Nhằm đẩy mạnh tiết kiệm điện và đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh trong năm 2023, đặc biệt là giai đoạn cao điểm nắng nóng có nguy cơ thiếu điện do thiếu hụt nguồn nước, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND tăng cường thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện mùa khô và cả năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Niềm vui bưởi Phước Bình được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ

Vùng trồng bưởi ở xã Phước Bình (Bác Ái) vừa được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp mã số vùng trồng (PB.32.02.01.001) cho 23 ha trồng thí điểm ở 3 thôn: Gia É, Hành Rạc 2 và Bố Lang, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 22/6/2023.

Sở Tư pháp: Tập huấn nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm

Ngày 15/6, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai, phổ biến các quy định pháp luật và tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm năm 2023. Tham dự có đại diện các sở, ngành, đơn vị, tổ chức hành nghề công chức, tín dụng trên địa bàn tỉnh.

Cùng chuyên mục

Hướng tới mục tiêu net zero: Khoa học công nghệ là chìa khóa

Trước mục tiêu quốc gia được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), đến năm 2050, Việt Nam sẽ giảm phát thải khí nhà kính bằng 0, nhiều hành động thiết thực đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ đưa ra kịp thời với những nội dung sát yêu cầu đặt ra.

Phong trào văn hóa văn nghệ “Món ăn tinh thần” của người cao tuổi

Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm chăm sóc. Trong đó, phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) được xem là một trong những nội dung hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu chăm sóc và phát huy vai trò NCT hiện nay.

Ngành Giáo dục và Đào tạo: Những kết quả nổi bật trong năm học 2022-2023

Năm học 2022-2023 là năm học ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp tục triển khai Chương trình giáo dục (GD) phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Toàn ngành nỗ lực vượt qua khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học để triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng GD, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đề ra và đạt kết quả tích cực ở cả GD đại trà và GD mũi nhọn.

Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 13/8, Liên đoàn Yoga Ninh Thuận tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.

Cơn sốt giá gạo thế giới

Thị trường gạo thế giới nóng lên khi giá loại lương thực quan trọng này chạm mức cao nhất trong 12 năm qua. Cơn sốt giá gạo được cho là không sớm hạ nhiệt, do hiện tượng El Nino ảnh hưởng mùa màng tại các vựa lương thực, trong khi xu hướng dự trữ gia tăng trong bối cảnh lạm phát phi mã và an ninh bất ổn tại nhiều nước.

Mới nhất

3 điều cần tránh khi bị cảm lạnh vì khiến bệnh nặng hơn

Cảm lạnh gây khó chịu với các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ho hay sốt. Một số sai...

4 dấu hiệu đau mắt cá chân là do bệnh gout

Đau mắt cá chân là một trong những cơn đau gây phiền toái nhất. Phần lớn các trường hợp đau mắt cá chân...

Khơi dậy ký ức hào hùng với “Bài ca không quên”

(NLĐO) - Tối 22-12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ -...

Cú hích để TP HCM bứt phá

(NLĐO) - Trân trọng những cống hiến tâm huyết; Metro số 1 mở ra không gian đô thị mới; Mở rộng miễn, giảm học phí… là những bài viết đáng chú ý ...

Mới nhất