Powered by Techcity

Yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển

Thời gian qua, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ luôn được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. Bởi đây được coi là yếu tố “mở đường”, thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển và tăng sức hấp dẫn đối với du khách.

Chất lượng dịch vụ: Yếu tố thúc đẩy du lịch phát triểnCác homestay ở khu du lịch bản Mạ (Thường Xuân), được đầu tư xây dựng để phục vụ du khách.

Xét về tốc độ hoàn thiện hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, thì thị xã Nghi Sơn có lẽ là cái tên được “xướng” đầu tiên. Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, thị xã đã ưu tiên các nguồn lực cho phát triển du lịch. Trong đó, chú trọng vào việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn; hệ thống các nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô lớn; hệ thống các khu vui chơi giải trí đồng bộ, hiện đại, chất lượng để phục vụ nhiều đối tượng du khách. Theo thống kê, toàn thị xã có 108 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 1 khách sạn xây dựng theo tiêu chuẩn 4 sao, 6 khách sạn 3 sao, 23 khách sạn từ 1 – 2 sao và có 78 nhà nghỉ đảm bảo nhu cầu phục vụ khách du lịch. Nhiều cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thị xã đã đổi mới phương thức kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế, như: kết hợp hài hòa giữa dịch vụ ăn, nghỉ, các loại hình dịch vụ bổ sung khác (cho thuê hội trường, hát karaoke…). Từ đó, đã thu hút được lượng lớn khách du lịch nghỉ ngơi, lưu trú, tiêu biểu phải kể đến một số khách sạn như, Khách sạn Xanh Hà ACB, Khách sạn Ngọc Linh, Khách sạn Đại Dương, Hải Hòa Garden Hotel…

Ngoài ra, thị xã đã ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng các khu, điểm du lịch trong đó tập trung tại khu du lịch biển Hải Hòa, chú trọng đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh, hệ thống cấp, thoát nước tại khu du lịch. Hàng năm, UBND thị xã cũng đã chỉ đạo các xã, phường tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn và chất lượng dịch vụ du lịch, giữ vững hình ảnh du lịch Nghi Sơn hấp dẫn, an toàn, thân thiện… Cũng nhờ việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ nên những năm qua lượng du khách tìm đến Nghi Sơn để tham quan, lưu trú ngày càng tăng.

Tại huyện Thường Xuân, ông Lê Hữu Giáp, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện cho biết: Những năm gần đây “ngành công nghiệp không khói” của huyện đã có những bước phát triển vượt bậc. Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường du lịch, huyện đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút du khách. Trong những năm qua huyện đã thu hút đầu tư được nhiều dự án phục vụ phát triển du lịch như, dự án Nông trại Golden Cow tại xã Lương Sơn; dự án công viên sinh thái tre luồng Thanh Tam nằm trên một phần địa phận xã Thọ Thanh; dự án đầu tư khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, dưỡng lão, giải trí tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên.

Ngoài ra, một số dự án hạ tầng quy mô nhỏ từ chương trình phát triển du lịch đã được triển khai thực hiện, như: Đầu tư hệ thống nhà vệ sinh công cộng tại khu, điểm du lịch như, khu vực thác Thiên Thủy, bản Mạ, bến thuyền Hồ Cửa Đạt, đền Cửa Đạt với tổng số vốn hơn 2 tỷ đồng (được hỗ trợ từ nguồn ngân sách tỉnh là chủ yếu); hệ thống đường điện, xây dựng đường giao thông đến các điểm du lịch… Cùng với đó, một số dự án cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trong huyện đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng như: Đường từ bản Mạ vào thác Sao Va; đường vào đền thờ Cầm Bá Thước; dự án cải thiện môi trường, đầu tư hệ thống thu gom rác thải tại thôn Vịn (xã Bát Mọt); dự án cải thiện môi trường, đầu tư hệ thống thu gom rác thải tại thôn Tiến Sơn 1 (thị trấn Thường Xuân)…

Đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa là một trong những trung tâm du lịch của cả nước có hệ thống khách sạn, cơ sở lưu trú, cùng các loại hình dịch vụ đi kèm được các hãng lữ hành đánh giá cao. Hiện nay, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh ngày càng đa dạng hơn về loại hình như, khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự, homestay… Đặc biệt, loại hình dịch vụ lưu trú du lịch tại nhà dân (homestay) ở các khu, điểm du lịch cộng đồng miền núi đang được các nhà đầu tư quan tâm, điều này đã làm thay đổi diện mạo của loại hình cơ sở lưu trú và ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong nước và quốc tế. Theo ước tính, toàn tỉnh có khoảng gần 1.300 khách sạn, nhà nghỉ với 47.300 phòng; 194 hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nhà dân homestay với sức chứa khoảng 11.000 người…

Cùng với đó, hiện nay toàn tỉnh cũng đã thu hút được 81 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 146 nghìn tỷ đồng. Trong đó phải kể đến một số dự án quy mô lớn, chất lượng cao của các tập đoàn lớn tại Việt Nam như: Khu đô thị nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên (Quảng Xương) của Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời; khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại tại xã Quảng Nham, (Quảng Xương) của Công ty Cổ phần ORG; dự án Flamingo Linh Trường Khu B, xã Hoằng Trường, (Hoằng Hóa) của Công ty Cổ phần Flamingo Holding Group…

Có thể nói, với việc đa số các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú được đầu tư mới có quy mô và trang thiết bị hiện đại, dịch vụ bổ trợ phong phú, không chỉ cho thấy năng lực đón tiếp, phục vụ du khách của du lịch Thanh Hóa, mà còn góp phần đổi mới hình ảnh du lịch Thanh Hóa theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tháo gỡ khó khăn trong sản xuất công nghiệp

Ngày 6/11, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm trưởng đoàn đã đi khảo sát thực tế và làm việc với tỉnh Thanh Hóa về tình hình phát triển và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp - thương mại.Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, Ban...

Cử tri huyện Mường Lát đề nghị đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng các dự án tái định cư, đường giao thông

Chiều 5/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Ngọc Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Hà Văn Ca, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát; Thao Thị Dua, viên chức Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Mường Lát đã có buổi tiếp xúc cử tri tại xã Trung Lý, huyện Mường Lát trước kỳ họp thứ 23,...

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Tín hiệu tích cực trong triển khai xây dựng nhà ở xã hội

Theo báo cáo từ Sở Xây dựng, giai đoạn 2014-2021 tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo và tổ chức triển khai, hoàn thành xây dựng 14 dự án xây dựng nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân với tổng diện tích sàn là 525.821m2, tương ứng khoảng 5.478 căn hộ. Điều này đồng nghĩa, tỉnh đã đi trước trong việc thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NOXH cho đối...

Cùng tác giả

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất