Powered by Techcity

Xuân Phả, điệu múa và tích trò cổ nghìn năm ở xứ Thanh

Sức sống trường tồn của một trò diễn

Phàm đã là người sống ở đất Xuân Trường thì không ai là không biết đến trò diễn dân gian Xuân Phả và thuộc lòng truyền thuyết về sự ra đời của điệu múa cổ. Chuyện kể là, trên đường dẫn nghĩa quân đi dẹp loạn sứ quân của Ngô Xương Xí ở Bình Kiều Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay)- sứ quân cuối cùng trong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh khi đến đất Quan Thành thì dựng trại, đóng quân tại đây rồi cử sứ giả đi cầu để giúp nghĩa quân, thắng trận, thống nhất đất nước.

Sứ giả nhận lệnh, đi đường thủy, ngược dòng Sông Chu thì gặp giông tố nổi lên nên phải trú lại trong nghè Xuân Phả. Nghè Xuân Phả là nơi thờ Đại Hải Long Vương, một vị thần rất linh thiêng theo tín ngưỡng người Châu Ái. Đến đêm, thần hoàng làng Xuân Phả đã báo mộng cho sứ giả về cách phá giặc. Thấy kế hay, Đinh Bộ Lĩnh bèn làm theo và đánh bại được quân của Ngô Xương Xí thống nhất đất nước.

Trò Hoa Lang
Trò Hoa Lang

Tưởng nhớ đến công lao thần hoàng làng Xuân Phả, Vua Đinh Tiên Hoàng sau đó đã cho đem toàn bộ cống phẩm đến tế tại đền thờ Đại Hải Long Vương. Vua Đinh đã trực tiếp giao cho Hoàng hậu Nguyệt Nương trách nhiệm truyền dạy dân làng các điệu múa để hàng năm trình diễn tại nghè Xuân Phả vào dịp hội làng. Từ đó, điệu múa có tên là Xuân Phả hay còn gọi là “Ngũ quốc lân bang đồ cống tiến” ra đời.

Trò Xuân Phả là tổ hợp của 5 trò diễn gồm: Hoa Lang, Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc và Tú Huần (Lục Hồn Nhung). Các trò diễn mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục sắc nhất, biểu diễn chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa.

Xuất phát là điệu múa cung đình rồi được truyền dạy ra dân gian, qua nhiều thế kỷ tồn tại, trò diễn Xuân Phả từng bước hoàn thiện về kỹ thuật, trang phục, đạo cụ, âm nhạc và lời ca. Đặc biệt, các điệu múa và lời hát cổ vẫn được gìn giữ nguyên vẹn. Đây chính là yếu tố tạo nên sức sống và sự độc đáo của trò diễn, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong suốt tiến trình lịch sử tồn tại và phát triển cùng vùng đất cổ Thọ Xuân.

Điệu múa Chiêm với phục trang màu đỏ
Điệu múa Chiêm với phục trang màu đỏ

 

Nhạc cụ dùng trong các trò múa Xuân Phả khá đơn giản, chủ yếu là trống, thanh la, mõ… tạo thành những âm thanh vui nhộn. Theo nhịp trống dẫn dắt lúc thôi thúc, khi lại khoan thai, những người diễn trò liên tục chuyển động tác vừa uyển chuyển, nhịp nhàng thoắt cái lại mạnh mẽ, phóng khoáng.

Có một điều đặc biệt cả nghìn năm nay không thay đổi đó là “diễn viên chính” của những điệu múa này đều là những người nông dân, vừa bước chân ra khỏi ruộng vườn là đắm say với tích trò, khoác lên tấm áo diễn và hoá thân vào vai diễn, say sưa nhảy múa theo nhịp trống, đắm mình trong giai điệu, lời ca…

Trong cuốn Địa chí Thanh Hóa: Văn hóa – xã hội, tập 2 đã viết: “Trò Láng, nhất là múa (múa Xuân Phả) được giới nghiên cứu nghệ thuật đánh giá cao, được tuyển vào giáo trình múa dân tộc thời Lê và coi đó là “vang bóng của điệu múa chư hầu lai triều” để ca ngợi Lê Thái Tổ, ca ngợi chiến thắng giặc Minh của dân tộc ta ở TK XV”.

Hằng năm cứ đến ngày 9, 10/2 âm lịch, nhân dân làng Xuân Phả lại cùng nhau tái hiện điệu múa cổ trong hội làng. Năm 1936, trò Xuân Phả được vua Bảo Đại mời vào biểu diễn tại Hội chợ Kinh đô Huế.

Trong Lễ hội Lam Kinh 2018, lễ hội lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá, trò Xuân Phả đã được biểu diễn với ý nghĩa mở ra cho một thời kỳ thịnh vượng, một cuộc sống ấm no hạnh phúc của người dân. Đây là những minh chứng cho sức sống trường tồn của trò Xuân Phả trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân xứ Thanh.

Những người giữ gìn vốn cổ

Cũng là một sự may mắn, trong một lần đến thăm vùng đất cổ Thọ Xuân, ngay tại sân nghè của làng, tôi đã được gặp gỡ những nghệ nhân, “diễn viên không chuyên” đã được xem họ tập luyện, biểu diễn. Và khi trò chuyện với họ, tôi đã hiểu được rằng, chính tình yêu và lòng tự hào về quê hương bản quán, tiếp nối từ thế hệ này đến thế hệ kia là động lực để cho những người dân nơi này gìn giữ, bảo tồn vốn cổ của cha ông.

Trò Ai Lao
Trò Ai Lao

Các nghệ nhân ở xã Xuân Trường lý giải rằng, 5 trò Xuân Phả, mỗi trò đều có trang phục mang màu sắc khác nhau. Diễn trò Hoa Lang thì áo màu xanh nước biển. Trò Chiêm Thành thì trang phục đều màu đỏ. Trò Lục Hồn thì mặc áo màu xanh chàm. Trò Ngô Quốc mặc áo màu thanh thiên. Trò Ai Lao thì mặc quần dài và áo cánh trắng, quấn xà cạp màu xanh chàm, có một tấm thổ cẩm dệt hoa văn Lào, quàng chéo từ vai phải sang hông trái.

Có 3 trò sử dụng mặt nạ. Hoa Lang mang măt nạ bằng da bò, có mũi thẳng và cao, đội mũ da màu đen có chóp nhọn, có ria mép. Trò Chiêm Thành mang mặt nạ bằng gỗ sơn màu đỏ, mũi thấp và ngắn, hai mắt bằng lông chim công. Lục Hồn mang mặt nạ gỗ sơn trắng, người cằm nhọn là đàn bà, người cằm tròn là đàn ông, mặt nạ nhiều răng là người nhiều tuổi, mặt nạ ít răng là người ít tuổi, mặt nạ của người Lục Hồn chủ yếu thể hiện về mặt tuổi tác.

Nghệ nhân ưu tú Bùi Văn Hùng, Trưởng Đoàn nghệ thuật truyền thống Xuân Phả kể, những năm 60-70 của của thế kỷ trước, vì điều kiện đất nước chiến tranh loạn lạc, việc tổ chức lễ hội, diễn trò Xuân Phả rất khó khăn, cũng có thời điểm gần như là đứt đoạn.

Mãi đến những năm 1990, khi cuộc sống bắt đầu ổn định, Nhà nước có chính sách phục hồi, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, chính quyền và dân làng Xuân Phả đã quyết tâm khôi phục lại các điệu múa này. Lúc bấy giờ, toàn xã còn 5 – 6 cụ cao niên, trong đó có những người thời trẻ, từng đi bộ từ Thanh Hoá vào đến Phú Xuân để trình diễn trong triều đình Huế. Chính vì thế việc truyền dạy được diễn ra khá thuận lợi.

Tiết mục Tú Huần còn gọi là “Lục Hồn Nhung”
Tiết mục Tú Huần còn gọi là “Lục Hồn Nhung”

Hiện tại, ở Xuân Trường có khoảng 22 nghệ nhân đóng góp vào việc bảo tồn các điệu múa Xuân Phả. Trong đó, có 1 Nghệ nhân Nhân dân và 15 Nghệ nhân Ưu tú. Người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân là cụ ông Đỗ Đình Tạ đã ngoài tuổi 90.

Hơn 40 năm theo đuổi việc gìn giữ điệu múa cổ của cha ông, trong gia đình Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng ngoài ông ra, còn có vợ ông là bà Phùng Thị Liên, dù tự nhận mình là “người nơi khác đến, là con dâu của làng” nhưng cũng một lòng một dạ đam mê với tích trò cổ. Những năm đầu thập niên 90, khi ông Hùng đang là Bí thư Đoàn Thanh niên xã, ông là một trong số 20 người đầu tiên được các cụ truyền dạy lại múa Xuân Phả.

Việc khôi phục lại những điệu múa dân gian ban đầu tưởng đơn giản, nhưng trải qua mới thấy có quá nhiều khó khăn cản bước, nào là phục dựng lại trang phục, đạo cụ cho từng trò, hoa văn thế nào, mặt nạ ra sao…nói chung cũng rất đau đầu. Thế rồi, cứ đi khắc đến. Giá trị lịch sử, ý nghĩa tích trò và hành trình khôi phục vốn cổ của những người dân làng Xuân Phả cũng đã được công nhận và vinh danh xứng tầm.

“Tiếng lành đồn xa”, có người sống ở Pháp, thấy ảnh múa Xuân Phả từ năm 1936 đang được trưng bày trong một bảo tàng ở Pháp liên chụp ảnh và gửi cho ông Hùng. Tấm ảnh đó giúp ông có thêm những tư liệu không chỉ về trang phục và cả hoa văn trên trang phục biểu diễn. Rồi một số nhà nghiên cứu dân gian Hàn Quốc cũng tìm đến Xuân Phả để tìm hiểu về tích trò, bởi trò Hoa Lang có liên quan đến người Cao Ly cổ.

Nghệ nhân Bùi Văn Hùng
Nghệ nhân Bùi Văn Hùng

Không chỉ gìn giữ, các nghệ nhân của Xuân Phả đã bắt đầu tính đến việc trao truyền cho các thế hệ kế cận. Thế là, các nghệ nhân trong đoàn múa đã có nhiều buổi diễn, giới thiệu và “cầm tay chỉ việc” cho con cháu trong làng. Đầu tiên là nhắm đến lứa tuổi học sinh phổ thông. Năm ngoái, mạnh dạn thử nghiệm với học sinh tiểu học. Cũng là một niềm vui, khi lớp trẻ trong làng lại rất hào hứng học hỏi và xung phong tham gia.

Các nghệ nhân truyền dạy múa cổ Xuân Phả tại trường học trong huyện
Các nghệ nhân truyền dạy múa cổ Xuân Phả tại trường học trong huyện

Anh Đỗ Ngọc Tùng (thôn 2, xã Xuân Trường), một diễn viên trong đội múa kể, anh tham gia đội múa từ năm 2010, khi đó anh mới 20 tuổi, âm thanh của các nhịp trống như có cái gì đó thôi thúc sự quyết tâm trong anh. Việc được trực tiếp tham gia đội múa, đối với anh là vinh dự, bởi “đã là người con của quê hương Xuân Trường thì phải biết đến múa Xuân Phả, không biết là có lỗi”. Tùng học rất nhanh các động tác, anh lý giải: “Vì đam mê nên học rất nhanh, chẳng khó khăn gì”.

Tùng làm nghề nông, nhà có 10 mẫu đất, vừa cấy lúa, vừa trồng cây ăn quả. Buông cày cấy, trồng trọt ra là đi diễn. “Mới mấy ngày trước thôi, tôi vừa đi Hà Nội, đến đài truyền hình để quay phim đó”-anh kể.

Bây giờ thì điệu múa Xuân Phả đã theo những người dân trong đội múa của làng đi trình diễn ở nhiều nơi lắm rồi nào là Quảng Nam, Đà Nẵng, TP.HCM rồi Thái Nguyên, Tuyên Quang, Huế, Nghệ An, Hà Nội…

Không chỉ duy trì Đoàn nghệ thuật và quảng bá, biểu diễn mọi miền, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Văn Hùng còn đang lưu lại những điệu múa Xuân Phả cho thế hệ sau bằng chữ viết và hiện vật. Tất cả chỉ với mong muốn bảo tồn giá trị của điệu múa Xuân Phả và trao truyền lại cho thế hệ sau.

Nguồn: https://www.anninhthudo.vn/xuan-pha-dieu-mua-va-tich-tro-co-nghin-nam-o-xu-thanh-post597083.antd

Cùng chủ đề

Ngành VH, TT&DL Thanh Hóa xác định mục tiêu đề ra cho năm 2025 có tính phấn đấu cao và giải pháp thực hiện...

Sáng 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2024,...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 25/12/2024

Hôm nay (25/12), Thanh Hóa công bố các sự kiện văn hóa, du lịch năm 2025 và liên kết hợp tác du lịch với các tỉnh, thành phố trong nước; Yên Định đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Đồng Cổ...NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-25-12-2024-234713.htm

Hội Hữu nghị Việt- Nga tỉnh Thanh Hoá nâng cao công tác đối ngoại Nhân dân

Sáng 23/12, Hội Hữu nghị Việt – Nga tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh; các tổ chức liên hiệp hữu nghị trong và ngoài tỉnh.Các đại biểu tham dự Đại hội Hội Hữu nghị Việt - Nga tỉnh...

Sau khi sắp xếp tinh gọn, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thanh Hóa hoạt động phải mạnh hơn, đoàn...

Chiều 23/12, Ban Chỉ đạo Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả” tổ chức hội nghị lần thứ 2 để cho ý kiến vào dự thảo lần 2 về Đề án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của...

Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa vừa ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Dưới đây là toàn văn Chỉ thị.Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ Nhân dân đón mừng năm mới và vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tạo khí thế mới, động lực mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Cùng chuyên mục

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/12/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-12-2024-234841.htm

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Tuyển Việt Nam: Dấu ấn ngôi sao và khát vọng hồi sinh, chinh phục AFF Cup

Dưới thời HLV Park Hang Seo, đội tuyển Việt Nam trải qua kỷ nguyên huy hoàng khi trở thành thế lực thống trị bóng đá Đông Nam Á. Sau kỳ tích giành ngôi á quân giải U23 châu Á 2018, “Những chiến binh sao vàng” tiếp tục lọt vào bán kết Asian Games. Chiến công của lứa đội tuyển trẻ là bản lề để đội tuyển quốc gia giành chức vô địch AFF Cup 2018, là đại diện duy nhất...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Nghị quyết số 18-NQ/TW – Tiền đề xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả (Bài cuối): Cuộc tái cấu trúc toàn...

Theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy tới đây được ví như một cuộc tái cấu trúc toàn diện. Song, để làm được điều đó phải quyết tâm “cắt bỏ” những nút thắt, đang trở thành lực cản dẫn đến sự trì trệ của bộ máy; đồng thời hướng đến hoàn thiện và làm cho bộ máy hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.Sau khi sáp nhập thêm xã...

Tăng cường trách nhiệm công tố và kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp

Chiều 25/12, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025.Các đồng chí: Nguyễn Duy Giảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh trao Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho VKSND tỉnh Thanh Hóa.Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Duy...

[Bản tin 18h] Từ năm 2025, xét công nhận tốt nghiệp THPT kết hợp học bạ và kết quả thi theo tỷ lệ 50-50

25/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất mức trích chi phí quản...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Liên tiếp đón không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lại chìm trong rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25-12, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Dự báo, từ khoảng đêm 26 và ngày 27-12, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Không khí lạnh tăng cường mạnh khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sẽ rét đậm, rét hại. Ảnh: Văn Duẩn Từ đêm 27-12,...

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng thăm, chúc mừng lễ Giáng sinh 2024 tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

Giám mục Nguyễn Đức Cường, Giám mục giáo phận Thanh Hóa; Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đoàn kết Công giáo Việt Nam; Giám mục Nguyễn Hữu Long, Giám mục giáo phận Vinh; Giám mục Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh trân trọng đón Đoàn. Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng thăm, chúc mừng Giám mục Nguyễn Anh Tuấn, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh nhân lễ Giáng sinh 2024 Trong không khí ấm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất