Powered by Techcity

Xu hướng chế biến sâu trong lâm sản


Với khoảng gần 650.000ha rừng sản xuất, Thanh Hóa có nguồn nguyên liệu đầu vào rất dồi dào để phát triển ngành nghề chế biến lâm sản. Gần đây, tỉnh đã thu hút được nhiều dự án có công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, giúp gia tăng giá trị lâm sản và tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người trồng rừng.

Xu hướng chế biến sâu trong lâm sảnNguyên liệu tre, luồng được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu tại Nhà máy sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina (Lang Chánh).

Tháng 12/2024, Nhà máy sản xuất tre và gỗ biến tính Bamboo King Vina trên quy mô 15ha, tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng tại Cụm công nghiệp Bãi Bùi (Lang Chánh) đã chính thức đi vào hoạt động. Với 12 phân xưởng sản xuất, nhà máy có công suất chế biến 1.000m3 nguyên liệu gỗ và tre/ngày, tạo việc làm cho 1.500 lao động trực tiếp tại nhà máy và hàng nghìn lao động gián tiếp trong vùng nguyên liệu.

Với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa của Đức và Trung Quốc, nhà máy sử dụng công nghệ biến tính. Theo đại diện Công ty CP Bamboo King Vina, mặc dù công nghệ này đã có từ lâu trên thế giới, nhưng điểm khác biệt ở nhà máy Bamboo King Vina là không dùng hóa chất và carbon hóa cellulose, giúp nâng cao khả năng chống mối, mọt từ vật liệu tre, luồng. Qua các lò biến tính trưng áp từ 6 đến 8 tiếng, độ cứng cáp của tre, luồng sẽ được tăng lên. Các nguyên liệu thừa được tận dụng đưa vào máy băm làm than hoạt tính, góp phần bảo vệ môi trường.

Việt Nam hiện là nhà cung cấp viên nén gỗ năng lượng lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Phần lớn viên nén sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm tái tạo ngày càng rộng mở nên ngành sản xuất viên nén gỗ cũng đang được nhiều doanh nghiệp Thanh Hóa tiếp cận, mở rộng sản xuất.

Từ đầu năm 2022, Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya (Khu Kinh tế Nghi Sơn) đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để đổi mới toàn bộ dây chuyền, máy móc sản xuất với 6 đầu ép có công nghệ hiện đại, nâng công suất sản xuất viên nén lên 500.000 tấn/năm. 100% sản phẩm của công ty hiện được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, EU… với các hợp đồng đã ký dài hạn từ 1 – 5 năm.

“Nhật Bản và các quốc gia tiên tiến hiện nay đang có nhu cầu rất lớn đối với phát triển năng lượng tái tạo để đạt mục tiêu giảm phát thải, bảo vệ môi trường, khí hậu. Do đó, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng thêm các công nghệ mới trong sản xuất, đồng thời chú trọng nguồn nguyên liệu đầu vào sạch để tiếp tục gia tăng sản lượng. Doanh nghiệp cũng đang triển khai liên kết với các nhà máy vệ tinh ở các huyện, và tới đây chúng tôi có kế hoạch các nhà máy vệ tinh sẽ hợp tác với các hộ dân để xin cấp các chứng chỉ như FSC, PTFC. Điều này không chỉ có lợi cho người dân trồng rừng mà cho cả hệ thống sản xuất, vì sản phẩm có chứng chỉ thì được đánh giá cao và có giá tốt hơn”, ông Lang Văn In, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Văn Lang Yufukuya cho biết thêm.

Trong những ngày đầu năm 2025, Công ty CP năng lượng sinh học Thanh Hóa đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén gỗ năng lượng sinh học tại huyện Thường Xuân với tổng vốn đầu tư 339 tỷ đồng, quy mô sản xuất 180.000 tấn sản phẩm/năm từ nguồn nguyên liệu chủ yếu là cây keo. Sản phẩm sau khi sản xuất sẽ xuất khẩu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, EU và tiêu thụ trong nước làm chất đốt cho ngành nhiệt điện, hơi công nghiệp.

Đáng nói, trong 17 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2024, Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa được đặt tại xã Thiết Ống (Bá Thước) cũng đang được đặt kỳ vọng lớn sẽ đóng thêm sản phẩm đầu ra công nghệ cao của ngành chế biến lâm sản. Đây được đánh giá là dự án lớn, quan trọng với địa phương khi có tổng mức đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, cùng với sự tham gia, hợp tác từ Công ty staBOO Holdings AG Thụy Sĩ kỳ vọng sẽ giúp đưa các sản phẩm từ cây tre Thanh Hóa vươn ra thị trường thế giới.

Được biết, Công ty staBOO Holdings AG sẽ sử dụng công nghệ hiện đại, giảm phát thải carbon, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, bền vững của Việt Nam và đưa sản phẩm tre luồng của Việt Nam ra thế giới. Đây cũng là dự án đầu tư lớn nhất của doanh nghiệp thuộc Liên minh châu Âu (EU) vào tỉnh Thanh Hóa, mở ra những chân trời hợp tác mới của Thanh Hóa và các nhà đầu tư lớn đến từ EU.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 350 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, trong đó mới chỉ có khoảng 10 cơ sở đầu tư máy móc hiện đại, thực hiện chế biến sâu. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu của ngành chế biến lâm sản, nhất là công nghiệp gỗ còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; việc liên kết giữa nhà máy chế biến và vùng nguyên liệu chưa chặt chẽ. Xu hướng thu hút doanh nghiệp công nghệ hiện đại, có chiến lược phát triển gắn với vùng nguyên liệu sẽ là hướng đi hiệu quả, bền vững, hướng đến giá trị cao của ngành trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Minh Hằng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/xu-huong-che-bien-sau-nbsp-trong-lam-san-240902.htm

Cùng chủ đề

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn

Trước thực trạng tiến độ của một số dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành nông nghiệp và môi trường đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao...

Quảng bá sâu rộng các điểm du lịch xanh Thanh Hóa đến du khách trong nước và quốc tế

Với chủ đề “Phát triển các điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam”, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025 là dịp để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quảng bá đến khách hàng, đối tác các điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh của xứ Thanh. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, tìm kiếm cơ hội và chia sẻ những giải pháp...

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn...

Thận trọng trước “cơn sốt” của thị trường bất động sản

Thị trường bất động sản ở nhiều địa phương trên cả nước đang trải qua một làn sóng “sốt đất” trở lại, đặc biệt là ở những nơi xuất hiện thông tin đồn đoán về việc sáp nhập tỉnh. Mặc dù Thanh Hóa không nằm trong diện xem xét sáp nhập, tuy nhiên sức “nóng” từ những cơn sốt đất ảo đang lan rộng đã tác động không nhỏ đến thị trường địa phương. Giá đất tại nhiều khu...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 11/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 11/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-11-4-2025-245213.htm

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Cùng chuyên mục

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Thanh Hóa có 2 đơn vị được trao giải thưởng “Ngôi sao Hợp tác xã năm 2025” 

Theo kết quả bình chọn của Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về giải thưởng Ngôi sao HTX năm 2025 (CoopStar Awards 2025), tỉnh Thanh Hóa có 2 đơn vị được bình chọn, trao danh hiệu này.Kho vật tư sản xuất, kinh doanh của HTX Sản xuất, dịch vụ thương mại tổng hợp Chung Nghĩa (Hà Trung).Năm 2025, Ban Tổ chức đã lựa chọn 100 HTX tiêu biểu trên toàn quốc để trao giải, bao gồm: 55...

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn

Trước thực trạng tiến độ của một số dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành nông nghiệp và môi trường đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao...

Thanh Hóa đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng FTA Index 2024

Tại lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của các địa phương tổ chức tại trụ sở Chính phủ diễn ra vào chiều 8/4, có 10 tỉnh, thành được xếp hàng dẫn đầu cả nước, trong đó Thanh Hóa đứng ở vị trí thứ 2.Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu khai mạc Lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index. Ảnh: BTCTheo...

Đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, ổn định cho sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và Nhân dân

Ngày 8/4, Công ty Điện lực Thanh Hóa tổ chức Hội nghị cung ứng điện và dịch vụ điện lực năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự hội nghị.Lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc; Hiệp hội Doanh...

Quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh có điều kiện

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT), nhất là cơ sở cho thuê lưu trú, karaoke, cơ sở bar, pub... cũng phát triển nhanh. Bên cạnh những mặt tích cực, các lĩnh vực này đã phát sinh và tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT.Lực lượng công an kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều...

Phát triển ngành nghề tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn

Phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, phát triển nghề mới. Đó là giải pháp mà nhiều địa phương đang thực hiện nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Qua đó, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo diện mạo mới vùng nông thôn.Nghề đan chao đèn lồng xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn)...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi...

Tín hiệu tích cực của ngành công nghiệp

Bước sang năm 2025, bức tranh kinh tế Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ khu vực công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ lực. Với đà phục hồi và tăng trưởng ổn định từ cuối năm 2024, nhiều sản phẩm có thế mạnh như: Sản xuất điện, thép, vật liệu xây dựng, may mặc, giày da, chế biến nông - lâm sản... tiếp tục ghi dấu ấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất