Powered by Techcity

Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu


Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xóa bỏ tập tục lạc hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, nhằm tạo dựng môi trường sống văn hóa – văn minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho Nhân dân.

Xây dựng đời sống văn hóa mới gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậuTủ sách pháp luật tại thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh).

Ông Quách Văn Chiệu, Bí thư chi bộ thôn 5, xã Xuân Du (Như Thanh) cho biết: Thôn hiện có 143 hộ, với 634 nhân khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Kinh chiếm 70%, dân tộc Mường chiếm 30%. Đối với đồng bào dân tộc Mường, trước đây cũng có tình trạng tồn tại một số hủ tục, nhất là việc các đám cưới, đám tang tổ chức dài ngày, ăn uống linh đình gây tốn kém. Do đó, Ban Công tác mặt trận thôn đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con dân tộc Mường tích cực xóa bỏ các hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang. Quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình, tích cực tổ chức các hoạt động văn hóa – văn nghệ, TDTT. Cùng với đó, thôn cũng đã xây dựng hương ước, quy ước trong đó có nội dung về việc phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và đề ra các giải pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ những phong tục, tập quán còn lạc hậu trong Nhân dân. Trong quá trình XDNTM, thôn đã huy động người dân tham gia đóng góp để xây dựng nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập làm nơi vui chơi, sinh hoạt. Đồng thời, xây dựng tủ sách pháp luật tại nhà văn hóa và tăng cường bổ sung các loại sách, báo, góp phần mang lại hiệu quả tích cực trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân.

Từ những cách làm đó, đến nay, hầu hết người dân trong thôn đều xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh. Đồng bào dân tộc Mường cũng tổ chức đám cưới, đám tang gọn nhẹ, đơn giản, không kéo dài gây lãng phí, các giá trị văn hóa tốt đẹp cũng được người dân gìn giữ và phát huy. Cũng nhờ đó, tỷ lệ gia đình văn hóa trong thôn hằng năm đạt 99%. Người dân cũng tích cực tham gia phát triển kinh tế, hiện nay cả thôn chỉ còn 1 hộ nghèo.

Xã Xuân Du hiện có 3 dân tộc cùng sinh sống là Kinh, Thái, Mường. Chủ tịch UBND xã Trương Văn Cảnh, cho biết: Để các dân tộc trong thôn gìn giữ được giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và bài trừ những hủ tục ra khỏi đời sống, trong những năm qua, xã đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu và tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thông qua các buổi sinh hoạt thôn, xóm, hoạt động văn hóa – văn nghệ, TDTT. Xã cũng tích cực phối hợp với các đoàn thể tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến tới các hội viên, Nhân dân, thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào như, “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, của hội LHPN xã; phong trào xây dựng “Gia đình nông dân văn hóa”, “Nông dân sản xuất giỏi” của hội nông dân… Để người dân có địa điểm vui chơi, sinh hoạt, xã đã có chủ trương hỗ trợ các thôn xây dựng nhà văn hóa mới là 430 triệu đồng/1 nhà văn hóa, hỗ trợ tu sửa, cơi nới nhà văn hóa 300 triệu đồng/1 nhà văn hóa. Nhờ đó, các thôn đã vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà văn hóa khang trang, sạch đẹp. Hiện tại, cả 13/13 thôn trong xã đều đạt danh hiệu thôn văn hóa. Các hoạt động văn nghệ, thể thao ngày càng phát triển sôi nổi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Huyện Thường Xuân hiện có 3 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mường và Kinh. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng từ phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết… trong đó có những phong tục, tập quán tốt đẹp cần được bảo tồn và phát huy, song cũng có một số hủ tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế – xã hội và đời sống của Nhân dân cần phải loại bỏ. Để các dân tộc trong huyện, nhất là dân tộc Thái, Mường xóa bỏ được các hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới, huyện đã chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn, trong đó, đã phục dựng lại một số lễ hội của đồng bào dân tộc Thái như, lễ hội Nàng Han, lễ hội mừng cơm mới, các làn điệu dân ca, dân vũ… Ngoài ra, huyện cũng khuyến khích người dân đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gia đình văn hóa. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội… Nhờ đó, đời sống văn hóa ở cơ sở trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua các phong trào thể thao, văn nghệ quần chúng được quan tâm tổ chức, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia. Việc cưới, tang, lễ hội ngày càng đi vào nền nếp, thực hiện theo nếp sống văn minh.

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Việc xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh cùng với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh là nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm qua, các cấp, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã triển khai và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 27-CT/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội và Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 của Bộ Chính trị, từng bước đẩy lùi các hủ tục, mê tín dị đoan, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trên địa bàn tỉnh. Đến nay, về cơ bản việc cưới đã tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống dân tộc và bản sắc văn hóa từng vùng, miền. Các nghi thức trong tang lễ được tổ chức gọn gàng, vệ sinh, văn minh tiết kiệm, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến là huyện Mường Lát đã tích cực vận động Nhân dân thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong tang ma.

Cùng với đó, việc xây dựng hoàn thiện quy ước, hương ước tiếp tục được các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh đã có 4.357/4.357 hương ước, quy ước được công nhận, đạt tỷ lệ 100%. Thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã góp phần đẩy lùi các hủ tục, đưa nếp sống văn hóa, văn minh ngày càng hiện hữu trong đời sống Nhân dân. Từ đó, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/xay-dung-doi-song-van-hoa-moi-gan-voi-xoa-bo-hu-tuc-lac-hau-230340.htm

Cùng chủ đề

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa với công tác an sinh xã hội

Thực hiện Kế hoạch an sinh xã hội năm 2024, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã góp phần giảm bớt khó khăn, thiếu thốn, động viên con em đồng bào vùng cao, đặc biệt là tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, để các cháu có môi trường vui chơi, học tập ấm áp và hạnh phúc; giúp...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn

Sáng 5/11, tại xã Quảng Minh (TP Sầm Sơn), Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lương Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Sầm Sơn; Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa, đã có buổi tiếp xúc cử tri TP Sầm Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Phó Bí thư Tỉnh...

Liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông

Vụ đông năm nay tỉnh Thanh Hóa phấn đấu gieo trồng 47.000ha, ưu tiên cho các loại rau màu, ngô ngọt, ngô làm thức ăn chăn nuôi, dưa chuột... Với quyết tâm đạt mục tiêu cả về diện tích, sản lượng, giá trị kinh tế, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang khuyến khích người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, HTX liên kết...

HTX do phụ nữ làm chủ

Trên địa bàn Thanh Hóa đã có nhiều phụ nữ không chỉ phát triển kinh tế gia đình hiệu quả mà còn khẳng định sự tự tin, dám nghĩ, dám làm, thành công ở mô hình kinh tế hợp tác. Ngày càng nhiều HTX do phụ nữ làm chủ đã trở thành điểm tựa phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và mở ra hướng phát triển kinh tế cho các hộ thành viên.Sản xuất bánh lá răng...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài 1)

Năm 2024, trong lúc nhiều địa phương trên cả nước gặp khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công thì Thanh Hóa vẫn liên tục lọt top giải ngân cao. Tính đến ngày 28/10, Thanh Hóa đã giải ngân được 9.301,7 tỷ đồng, đạt 65,9% kế hoạch vốn phân bổ, đứng thứ 4 cả nước. Bước vào cao điểm “chạy nước rút” những tháng cuối năm, các chủ đầu tư, đơn vị thi công đang quyết tâm tháo...

Cùng tác giả

Đầu tư dự án điện, sau háo hức là thách thức

Háo hức đầu tư vào ngành điện, nhưng nhiều nhà đầu tư đang rất trăn trở về những thách thức phải đối mặt trong quá trình triển khai các dự án điện lớn thời gian gần đây. Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 1. Ảnh: Đức Thanh Không dễ Chọn nhà đầu tư qua đấu thầu Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn mới đây đã quyết định hủy thông báo mời thầu và dừng việc lựa chọn nhà đầu tư....

Cử tri huyện Nông Cống kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh

Chiều 14/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Đinh Ngọc Thúy, Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; Lê Hữu Quyền, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri huyện Nông Cống trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII. Dự buổi tiếp xúc có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và...

Xây dựng TP Thanh Hóa thực sự là nơi đáng sống, thân thiện và phát triển

Chiều 14/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đến thăm và làm việc tại TP Thanh Hóa về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI; công tác chuẩn bị các điều kiện để sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì buổi làm việc.Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

[Bản tin 18h] Vinh danh 133 “Nhà giáo tiêu biểu xứ Thanh”

14/11/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh làm việc với TP Thanh Hóa và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư; Vinh danh 133 “Nhà giáo tiêu biểu xứ...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-vinh-danh-133-nha-giao-tieu-bieu-xu-thanh-230386.htm

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Nghi...

Chiều 14/11, đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng Nhân dân và cán bộ khu dân cư thôn Nghi Vịnh, xã Nga Vịnh (Nga Sơn) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai,...

Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh,...

Sáng 11/11/2024, Hội khuyến học tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao học bổng của gia đình Giáo sư Lê Viết Ly cho học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích trong giảng dạy và học tập trên địa bàn tỉnh. Toàn cảnh...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất