Powered by Techcity

Vượt “gió ngược”, đón đầu lợi thế

Trong sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, khả năng dự báo sát, đúng, trúng, từ sớm, từ xa tình hình; cũng như nghiên cứu thấu đáo các yếu tố bên ngoài, các thách thức nội tại và đặc biệt là nắm bắt lợi thế so sánh, được xem là nhân tố quan trọng, quyết định đến thành quả phát triển.

Khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển thịnh vượng (Bài 1): Vượt “gió ngược”, đón đầu lợi thếCảng Hàng không Thọ Xuân. Ảnh: Lê Hợi

Nhận diện thách thức

Đối với tỉnh Thanh Hóa, khi bước vào thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nửa cuối nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, việc nắm bắt được tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực là vô cùng quan trọng và đóng vai trò quyết định. Song bên cạnh đó, một yếu tố cũng rất cần được nhấn mạnh là khả năng dự báo sát, đúng, trúng, từ sớm, từ xa tình hình; nghiên cứu thấu đáo các yếu tố bên ngoài, cũng như các thách thức nội tại, để đề ra những sách lược sát, đúng, kịp thời và hiệu quả.

Dự thảo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 (gọi tắt là Nghị quyết), đã dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường cả về kinh tế, chính trị và an ninh; thị trường thế giới, nhất là thị trường vốn, năng lượng, nguyên liệu… liên tục thay đổi và dễ bị tổn thương do các chính sách của các nước lớn. Ở trong nước, bên cạnh những nhân tố tích cực như nền kinh tế tiếp tục đà phục hồi; khả năng điều hành, ứng phó với những biến động bất thường của tình hình thế giới, khu vực được nâng lên; thì cũng đang tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, do sức ép lạm phát, tỷ giá; hay nhiều vấn đề tồn đọng kéo dài và mới phát sinh cần phải tập trung giải quyết… Những yếu tố trên đang và sẽ tác động đến việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Cùng với việc nắm bắt các yếu tố bên ngoài, thì việc nhìn nhận rõ các thách thức nội tại cũng là yêu cầu có tính tất yếu. Cũng theo Dự thảo Báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết, thì các nhân tố tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa vẫn rất lớn, với nhiều yếu tố khó dự báo hơn, thách thức lớn hơn và khó lường hơn. Đó là giá nguyên, vật liệu đầu vào vẫn ở mức cao; một số thị trường truyền thống bị thu hẹp; môi trường đầu tư kinh doanh chưa thật sự thông thoáng, hấp dẫn; nhiều nút thắt, điểm nghẽn cản trở sự phát triển chậm được tháo gỡ, nhất là về tiếp cận đất đai, tiếp cận nguồn vốn, chất lượng nguồn nhân lực; nhiều hạn chế, yếu kém kéo dài nhiều năm chưa được khắc phục; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu khó lường…

Bên cạnh những thách thức trên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn hạn chế trong bức tranh tăng trưởng kinh tế – xã hội của tỉnh nửa nhiệm kỳ qua. Trong đó, mặc dù đã đạt được những thành tựu bước đầu, song tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 3 năm (2021-2023) vẫn đạt thấp so với mục tiêu đại hội. Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp; chuyển đổi mô hình tăng trưởng còn chậm. GRDP bình quân đầu người và năng suất lao động xã hội thấp hơn so với bình quân chung cả nước.

Nông nghiệp dù được xác định là một trụ cột của nền kinh tế, song sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị còn hạn chế; sản phẩm nông nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao, có thương hiệu còn ít; các sản phẩm OCOP còn nhỏ lẻ, nhiều sản phẩm còn mang tính thời vụ. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp có xu hướng giảm; chưa thu hút được nhiều dự án công nghiệp lớn, công nghệ cao để tạo động lực cho phát triển trong giai đoạn tới. Dịch vụ chất lượng cao phát triển chậm; du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Xuất khẩu chủ yếu vẫn là hàng hóa gia công, sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp. Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án lớn, trọng điểm chưa bảo đảm theo yêu cầu. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội…

Lĩnh vực văn hóa – xã hội cũng còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như đóng góp của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế còn thấp. Chất lượng các hoạt động văn hóa chưa đồng đều giữa các vùng, miền. Chất lượng giáo dục đại trà chưa cao; số lượng giáo viên còn thiếu ở nhiều cấp học, bậc học, nhất là đối với giáo viên tiểu học và giáo viên các môn đặc thù. Việc thực hiện cơ chế tự chủ trong các bệnh viện công lập còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. An ninh trên một số địa bàn trọng điểm còn tiềm ẩn yếu tố có thể gây mất ổn định… Kết quả thực hiện các chương trình trọng tâm, khâu đột phá còn những hạn chế; một số chỉ tiêu đạt thấp; việc tổ chức thực hiện các khâu đột phá còn thiếu đồng bộ, quyết liệt dẫn đến kết quả đạt được còn thấp so với mục tiêu đại hội. Chẳng hạn như Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, theo báo cáo thì giá trị xuất khẩu mới đạt 37,4% kế hoạch; huy động vốn đầu tư đạt 11,9% kế hoạch; thu hút vốn đầu tư mới các dự án đầu tư nước ngoài bằng 1% kế hoạch, vốn đầu tư trong nước bằng 6,2% kế hoạch…

Những hạn chế thậm chí là yếu kém kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, không thể không nhấn mạnh đến các nguyên nhân có tính chất chủ quan, nội tại. Đó là công tác phân tích, dự báo và giải quyết khó khăn, vướng mắc ở một số lĩnh vực chưa kịp thời, hiệu quả. Một số vướng mắc về thể chế thuộc thẩm quyền của tỉnh đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc nhưng chậm được giải quyết, tháo gỡ. Trong khi đó, một bộ phận cán bộ, công chức, gồm cả cán bộ lãnh đạo, quản lý các sở, ngành, UBND cấp huyện năng lực hạn chế; có tâm lý sợ sai, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm. Bên cạnh đó, ở một số sở, ngành, cấp ủy, UBND cấp huyện, công tác chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu chưa quyết liệt, cụ thể, còn có tình trạng quan liêu, thiếu sâu sát thực tế. Công tác phối hợp giải quyết công việc giữa các ngành cấp tỉnh, giữa các ngành cấp tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố thiếu chặt chẽ, có tình trạng đùn đẩy, nhất là trong giải quyết khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở một số lĩnh vực, địa phương, cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức…

Khơi tiềm lực, tạo vị thế

Nằm ở vị trí kết nối vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ với vùng đồng bằng Sông Hồng, Thanh Hóa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, đa dạng như cao tốc Bắc – Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường sắt Bắc Nam…; trên địa bàn còn có Cảng Hàng không Thọ Xuân, Khu Kinh tế Nghi Sơn gắn với Cảng nước sâu Nghi Sơn và 8 khu công nghiệp… Bên cạnh đó, những thành tựu về kinh tế – xã hội thời gian qua, cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường; kết quả thu hút đầu tư giai đoạn trước phát huy hiệu quả, đang đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, các quy hoạch lớn đã được phê duyệt; một số vướng mắc về thể chế đã được Chính phủ và cấp ủy, chính quyền trong tỉnh sửa đổi, bổ sung, tháo gỡ… Tất cả các yếu tố trên, đang và sẽ trở thành những điều kiện thuận lợi, hay lợi thế lớn để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.

Khơi dậy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển thịnh vượng (Bài 1): Vượt “gió ngược”, đón đầu lợi thếTrang trại sản xuất nho theo hướng công nghệ cao tại xã Xuân Du (Như Thanh). Ảnh: Lê Hợi

Nói đến cơ hội Thanh Hóa đang nắm giữ để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đó trước hết là môi trường chính sách, pháp luật của Nhà nước ngày càng được đổi mới, hoàn thiện, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 5/8/2020 về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây được xem là tiền đề, là điều kiện đặc biệt quan trọng để Thanh Hóa xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý tổ chức và bộ máy, nhằm đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, khai thác tiềm năng lợi thế, thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển.

Cùng với đó, Thanh Hóa đang có nhiều lợi thế để phát triển một số ngành, lĩnh vực trong mối quan hệ liên kết vùng, khai thác thị trường nội tỉnh có quy mô dân số lớn. Chẳng hạn, với lợi thế về kinh tế biển, Thanh Hóa có cơ hội phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao, cung cấp cho thị trường các tỉnh phía Bắc; phát triển các dịch vụ vận tải – kho cảng – logistics, xuất nhập khẩu hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn cho khu vực Nam Bắc bộ, một phần Bắc Trung bộ, Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Bên cạnh đó, với một nền nông nghiệp phát triển, Thanh Hóa có cơ hội phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, cung cấp cho thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh vốn đang có nhu cầu ngày càng lớn. Ngoài ra, Thanh Hóa cũng có điều kiện để phát triển các dịch vụ chất lượng cao về giáo dục – đào tạo, y tế, vận tải, vui chơi giải trí…

Để tạo tiền đề hay hành lang pháp lý cho phát triển, thời gian qua, công tác xây dựng, triển khai các đề án, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng được tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo quyết liệt. Theo đó, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, nhằm khơi thông nguồn lực và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Nói về lợi thế so sánh của Thanh Hóa trong giai đoạn phát triển mới, phải nói đến quy hoạch tỉnh và quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Bởi, tỉnh Thanh Hóa đã sớm xác định, công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhằm tạo ra khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất và là công cụ quan trọng để hoạch định các định hướng phát triển không gian kinh tế – xã hội, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Do đó, ngay sau khi Luật Quy hoạch ra đời và có hiệu lực thi hành, tỉnh đã khẩn trương triển khai công tác lập quy hoạch; tổ chức nhiều hội nghị cho ý kiến vào các vấn đề cốt lõi, có tính chất liên ngành, liên vùng để bảo đảm tính kết nối, đồng bộ, hiệu quả và khả thi của các quy hoạch…

Đến nay, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023. Theo đó, Thanh Hóa là tỉnh thứ 4 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch. Cũng trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt, các ngành, các địa phương đang tập trung triển khai thực hiện, nhằm cụ thể hóa các phương án quy hoạch ngành, lĩnh vực được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh. Đồng thời, xây dựng phương án kêu gọi, thu hút đầu tư để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch tỉnh, bao gồm đầu tư công và thu hút các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước.

Có thể nói, những thách thức mà tỉnh Thanh Hóa đang và sẽ phải đối diện là rất lớn, song không vì khó khăn, thách thức mà bi quan hay dao động. Ngược lại, trên cơ sở những thành quả đạt được, những bài học kinh nghiệm đã được rút ra, cũng như nhận diện rõ các thách thức, khó khăn để có giải pháp tháo gỡ, có sách lược ứng phó, thì việc tranh thủ thời cơ, khơi thông nguồn lực được xem là yếu tố quyết định để Thanh Hóa bứt tốc tăng trưởng trong nửa cuối nhiệm kỳ.

Khôi Nguyên

Bài 2: Khơi sức mạnh nội sinh cho phát triển.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ...

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Tăng tỷ trọng thương mại

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, thương mại - dịch vụ hiện chiếm khoảng 35% GDP của tỉnh và được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.Hoạt động thương mại, bán lẻ theo hướng hiện đại đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong bức tranh phát triển của Thanh Hóa, sự nổi lên mạnh mẽ của các ngành thương mại - dịch vụ đã...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thị xã Bỉm Sơn

Sáng 16/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh; Nguyễn Văn Khiên, Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn; Phạm Kim Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Giám đốc Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật tỉnh, đã tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn trước kỳ...

Cùng tác giả

Khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ không dám làm

Ngày 28/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên và...

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa

Chiều 28/11, Đoàn công tác của Hội LHPN tỉnh Hủa Phăn (Lào) do đồng chí Nheng Phết - Bun Mi Xay, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn và Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã đánh giá kết quả thực hiện nội dung biên bản ghi nhớ giai đoạn 2022-2024; ký kết Biên bản ghi nhớ giai đoạn 2024-2026.Đại biểu tỉnh Thanh Hoá và Hội LHPN tỉnh tại lễ ký kết.Đại biểu đoàn Hội LHPN...

Vận dụng tư tưởng của Ph.Ăngghen về con đường “phát triển rút ngắn”

Ngày 28/11/2024, những người cộng sản và công nhân thế giới kỷ niệm lần thứ 204 năm ngày sinh của Ph. Ăngghen - lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản, người bạn chí tình, chí nghĩa của C.Mác. Tuy có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của C.Mác, nhưng ông chỉ khiêm nhường coi mình là “cây vĩ cầm thứ hai, bên cạnh Mác”.Bổ sung, làm rõ lý luận về con...

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI

Ngày 28/11, Huyện ủy Vĩnh Lộc tổ chức hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVI thảo luận, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.Các đại biểu tham dự hội nghị.Triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra và đã đạt được...

Cùng chuyên mục

Từ rừng tre xứ Thanh đến bàn ăn thế giới

28/11/2024 14:27 (Baothanhhoa.vn) - Từ những sản phẩm ống hút tre, nứa giản dị, hai anh em...

Nhiều đường bay đã ‘cháy’ vé trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, một số đường bay đã đạt trên 90% đến 100% tỷ lệ đặt chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều đường bay đã gần như kín chỗ trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 202. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động yêu cầu các hãng hàng không Việt...

Chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu”

Ngày 28/11, Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa đã tổ chức chung kết cuộc thi “Vườn đẹp, trang trại kiểu mẫu" năm 2024.Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa Võ Duy Sang trao giải cho các thí sinh đoạt giải nhất trang trại.Đây là năm thứ 3 Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi “Vườn đẹp - Trang trại kiểu mẫu”. Cuộc thi thu hút 761 vườn, 503 trang...

Công ty TNHH MTV Sông Chu tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 28/11, Công ty TNHH MTV Sông Chu tổ chức hội nghị tổng kết công tác cung cấp nước năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Lãnh đạo Công ty Sông Chu chủ trì hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo, cán bộ, nhân viên các phòng thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu (gọi tắt Công ty Sông Chu), các chi nhánh trực thuộc; đại diện các đơn vị...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Mở ra tầm nhìn cho tương lai

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước, vài năm trở lại đây, thành phố đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.TP Sầm Sơn chú trọng phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh.Những...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Tin nổi bật

Tin mới nhất