Powered by Techcity

Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa


Nói về vị trí đắc địa và vẻ đẹp trữ tình của vùng đất Hạc Thành xưa, TP Thanh Hóa nay, người xưa có câu: “Thanh Hoa thắng địa là nơi/ Rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân Thành”. Để rồi, trải qua hàng nghìn năm với vô vàn biến thiên, vùng đất cổ trên lưng chim Hạc vẫn là cội nguồn phát tích của những truyền thống, những vẻ đẹp đắm say lòng người.

Khẳng định vị thế đô thị tỉnh lỵ xứ Thanh (Bài 1): Vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóaCây cầu huyền thoại Hàm Rồng.

TP Thanh Hóa được bồi tụ trên nền của một vùng đất cổ dọc bờ sông Mã. Lịch sử vùng đất gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài của cả xứ Thanh, bắt đầu từ thời các Vua Hùng dựng nước. Do đó, vùng đất này chứa đựng nhiều tầng văn hóa từ thời các Vua Hùng dựng nước cho đến hôm nay. Các tài liệu khảo cổ học đã xác định, cách đây hơn 2.000 năm, dân cư bản địa làng Đông Sơn đã biết chế tạo công cụ canh tác nông nghiệp bằng đồng (lưỡi cày, liềm gặt lúa…). Đồng thời, biết chăn nuôi trâu, bò và dùng trâu, bò làm sức kéo; biết đắp bờ, khoanh vùng giữ nước tạo điều kiện canh tác thường xuyên thâm canh, tăng vụ để có lương thực, thực phẩm. Đặc biệt, đây là nơi tìm ra các dấu tích của nền văn hóa Đông Sơn vô cùng rực rỡ. Di chỉ khảo cổ học Đông Sơn được phát hiện năm 1924. Các hiện vật được tìm thấy rất đa dạng, phong phú gồm cả đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, với hai tính chất cư trú và mộ táng. Trong đó, trống đồng Đông Sơn là di vật điển hình nhất của văn hóa Đông Sơn về đồ đồng. Những hình ảnh khắc họa trên trống đồng khẳng định từ trước công nguyên các nghề chăn nuôi, đánh cá, săn bắn ở đây rất phát triển. Trống đồng Đông Sơn không chỉ có mặt ở Việt Nam, mà còn có cả ở miền Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia. Điều này chứng tỏ, văn hóa Đông Sơn đã lan tỏa ra thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Không dừng lại ở đó, “trái tim” của xứ Thanh còn mang trong mình nhiều vẻ đẹp mà ít nơi nào sánh được. Nổi bật là thắng tích Hàm Rồng – một vùng sơn thủy hữu tình, nơi mà mỗi tao nhân mặc khách qua đây đều không khỏi “tức cảnh sinh tình”. Sách Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Hàm Rồng tức Long Hạm, cách huyện Đông Sơn 2 dặm về phía Đông Bắc, tên cũ là Đông Sơn, lại có tên nữa là Trường Sơn. Mạch núi từ núi Ngũ Hoa, xã Dương Xá theo ven sông dẫn đến uyển chuyển liên tiếp như hình rồng, cuối cùng nổi vọt lên một ngọn núi cao, lớp đá chồng chất, trên núi có động Long Quang. Các vua Lê Thánh Tông và Lê Hiến Tông lên thưởng ngoạn có làm thơ khắc vào đá đến nay vẫn còn. Dưới núi có mỏm đá nhô ra bên sông, trông như hàm rồng ngậm cát hút nước; đối ngạn có núi Hỏa Châu, nước sông chảy ở giữa, hai bên bờ sông đều là núi; dưới đáy nước có nhiều đá lởm chởm, nên lại gọi là Khe Đá; ở chỗ hàm rồng có bến đò, hàng chài thường đỗ thuyền ở đấy. Sách An Nam chí của Cao Hùng Trưng chép núi này cao và đẹp trông ra sông Định Minh, lên cao trông xa thấy nước trời một sắc, thật là giai cảnh”. Thiên Nam động chủ hoàng đế Lê Thánh Tông trong một lần bái yết sơn lăng, khi qua đây thấy “khí trời núi đồi ấm áp, hoa cỏ cảnh sắc mùa xuân”, bèn dời thuyền lên bờ ngắm cảnh và đề thơ rằng: “Thúy vi đất ấy dạ bồi hồi/ Tầm mắt lên cao rộng đất trời/ Nhưng lạ việc xong niêm ngọc kiểm/ Khác là mất lối tới thiên thai/ Mây rơi đầy đất không người quét/ Nhà quạnh qua đêm cửa mở hoài/ Léo lắt hang sâu ngoài núi thẳm/ Đâu riêng cờ xí của vua thôi” (Lương Trọng Nhàn dịch thơ).

Trên cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn và với lịch sử hình thành, phát triển lâu dài ấy, các thế hệ sinh ra từ mảnh đất này dẫu đã trải bao vô vàn biến thiên của lịch sử, nhưng vẫn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, với sức sáng tạo cùng tinh thần lao động không ngơi nghỉ, đã góp phần vun đắp nên một truyền thống cách mạng hào hùng. Những tư liệu lịch sử còn lại ngày nay đã cho thấy, trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, những người dân nơi đây đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, góp phần xứng đáng vào những chiến công hiển hách của dân tộc.

Tiêu biểu là trong giai đoạn chống giặc phương Bắc, cư dân các làng Đại Khối, Đông Sơn, Đông Tác… đã góp phần vào sự nghiệp chống ngoại xâm, chống sự đồng hóa của giặc. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428) chống quân Minh xâm lược, trên địa bàn thành phố, đã có nhiều gia đình đi theo Lê Lợi ngay từ những ngày đầu. Điển hình như cha con Nguyễn Truyền, gia đình Lê Chí Quyển ở làng Lai Thành (Đông Hải), vợ chồng ông Lê Thành ở làng Định Hòa (xã Đông Cương) – một vị công thần được triều Lê ban quốc tính. Ngày 25/11/1788 (Mậu Thân), đại quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy từ Phú Xuân tiến ra Bắc. Khi qua Nghệ An, Thanh Hóa, ông đã tuyển thêm được hơn 8 vạn quân lính và tổ chức duyệt binh ở làng Thọ Hạc (nay thuộc phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa). Trong phong trào Cần Vương chống Pháp, Tiến sĩ Tống Duy Tân, Chánh sứ sơn phòng nghĩa quân Cần Vương Thanh Hóa (quê làng Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc), là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, đã hưởng ứng và phối hợp với cuộc khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp xâm lược. Sau đó ông bị tên học trò Cao Ngọc Lễ phản bội và bị giặc Pháp bắt, đưa về xử chém tại làng Phú Cốc (năm 1892)…

Cách mạng Tháng Tám nổ ra và thắng lợi hoàn toàn, Đảng bộ và Nhân dân thành phố bắt tay vào thực hiện ngay những việc cấp bách nhằm tăng cường thực lực cách mạng. Đó là xây dựng chính quyền dân chủ Nhân dân, bồi dưỡng sức dân, củng cố, phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, bài trừ nội phản, chống giặc đói, giặc dốt, cải thiện sức dân, chuẩn bị kháng chiến, động viên sức người, sức của cho cuộc kháng chiến ở Nam bộ… Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đã thực hiện triệt để chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, thực hiện vườn không nhà trống, xây dựng căn cứ và hậu phương kháng chiến. Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ, đảng viên và Nhân dân luôn đoàn kết một lòng, chịu đựng gian khổ hy sinh, tích cực chiến đấu bảo vệ quê hương và ra sức chi viện sức người sức của cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng của vùng đất dọc bờ sông Mã này một lần nữa được thổi bùng lên. Không chỉ tập trung lao động, nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam, mà quân dân ta còn hăng hái chiến đấu để cùng “chia lửa” với chiến trường. Và, nói đến một trong những sự kiện vẻ vang, đã in vào lịch sử dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh một trang chói lọi, trước hết phải nói đến chiến thắng Hàm Rồng.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thanh Hóa là địa bàn chiến lược trọng yếu, chiếc “giáp sắt” bảo vệ Thủ đô Hà Nội; kho dự trữ chiến lược; chiếc cầu nối giữa miền Bắc với miền Nam. Vì vậy đế quốc Mỹ luôn coi Thanh Hóa là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại, đặc biệt trên tuyến đường chi viện từ miền Bắc vào Nam và sang Lào. Giới quân sự Mỹ coi Hàm Rồng là “điểm tắc lý tưởng” và là “đầu mút cán xoong”, cho nên trung tâm tỉnh lỵ Thanh Hóa – nơi có cầu Hàm Rồng bắc qua đôi bờ sông Mã – đã trở thành một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất. Ngày 13/2/1965, Tổng thống Mỹ Giôn Xơn duyệt kế hoạch “sấm rền” quyết định leo thang ném bom ra miền Bắc đến vĩ tuyến 19. Ngày 2/3/1965, chúng cho máy bay xâm phạm bầu trời Thanh Hóa, bắn đạn 20 ly, rốc-két xuống các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Xuân. Đồng thời, cho máy bay nhiều lần trinh sát khu vực Hàm Rồng. Vào hồi 8 giờ 45 phút, ngày 3/4/1965, địch mở cuộc tấn công trước vào Đò Lèn. Đến 13 giờ cùng ngày, không quân Mỹ được huy động với số lượng máy bay và bom đạn lớn nhất, tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng và khu vực thị xã Thanh Hóa. Từng tốp máy may phản lực đủ các loại F105, F8, RE101 lao vào đánh phá cầu liên tục trong hơn 2 giờ. Bầu trời Hàm Rồng vang rền tiếng gầm rú của máy bay Mỹ, mặt đất rung chuyển bởi những loạt đạn bom hạng nặng dồn dập dội xuống.

Với quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ngay từ trận đầu, quân và dân Hàm Rồng đã bám chắc trận địa chiến đấu, với tinh thần quả cảm anh dũng quyết chiến và quyết thắng. Đến 17 giờ 11 phút, sau khi 17 máy bay bị tiêu diệt, địch phải ngừng đánh phá. Bất chấp mưa bom, bão đạn của kẻ thù, cầu Hàm Rồng vẫn sừng sững hiên ngang vắt qua đôi bờ sông Mã. Chiến thắng của quân và dân khu vực Hàm Rồng – Nam Ngạn đã làm nức lòng Nhân dân cả nước. Đây là thắng lợi có ý nghĩa hết sức đặc biệt, khi quân và dân ta đã chiến thắng ngay trận đầu và chiến thắng đầy oanh liệt trước đòn tấn công ồ ạt từ “sức mạnh không lực Hoa Kỳ”.

Có thể nói, vùng đất cổ bên bờ sông Mã từ buổi ban đầu do cư dân bản địa khai phá, giữ gìn, bảo vệ và phát triển cho đến khi được chọn để xây dựng nên trấn thành (năm 1804). Người dân nơi đây không chỉ có học, có nghề, mà tính tình còn cương trực, cởi mở, giàu lòng nhân ái, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn. Chính họ là chủ thể sáng tạo văn hóa và dưỡng nuôi tinh thần yêu nước, cách mạng đã thấm sâu qua nhiều thế hệ. Nhờ đó mà khi thời cơ đến đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh, góp phần giành lại độc lập cho quê hương, quyền sống cho con người. Đặc biệt hơn, cũng chính bởi truyền thống yêu nước và đấu tranh ấy đã trở thành tài sản quý giá và là cơ sở, là nền tảng để góp phần dựng xây nên sắc vóc đô thị Thanh Hóa ngày nay. Đồng thời, nhờ sự bồi tụ, đan cài của lịch sử và văn hóa vùng đất, mà TP Thanh Hóa mới có được diện mạo rất đặc trưng: vừa trầm mặc, sâu lắng, vừa hiện đại, tràn đầy năng lượng tích cực cho phát triển.

Bài và ảnh: Khôi Nguyên

Bài 2: “Đầu tàu” kết nối, trung tâm động lực phát triển của tỉnh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/khang-dinh-vi-the-do-thi-tinh-ly-xu-thanh-bai-1-vung-dat-giau-truyen-thong-lich-su-van-hoa-233211.htm

Cùng chủ đề

Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát triển (Bài cuối)

Khát vọng xây dựng TP Thanh Hóa giàu đẹp được hun đúc qua bao thế hệ và càng được thôi thúc mãnh liệt hơn khi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 795/QĐ-TTg công nhận đô thị Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại I. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, mở ra tầm nhìn tương lai và cơ hội phát triển đầy hứa hẹn, để TP Thanh Hóa vươn tới...

Tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn trong mùa khô năm 2024-2025

UBND tỉnh vừa có Công văn số 18058/UBND-NN ngày 4/12/2024 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2024-2025.Ảnh minh họa.Theo báo cáo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay phổ biến từ 1.700-2.100 mm, đạt 120,7% so với tổng trung bình...

Thành hoàng làng Chu Văn Lương

Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.Bên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh LộcTheo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng...

Người trưởng thôn “thắp sáng” bản làng vùng cao

Chương trình Giao lưu điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh 2024 với tên gọi “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển" do Ban Tuyên giáo Trung ương và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội tối 15/11.Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Gấp rút tu bổ xung yếu hệ thống đê điều tỉnh Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong các năm vừa qua xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã; đê tả và hữu sông Lạch Trường; đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Đê hữu sông Lạch Trường (đoạn trên địa bàn huyện Hoằng Hóa) đã cơ bản hoàn thành.Để bảo vệ an toàn cho các truyến đê,...

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 19/12/2024: Miền Bắc sáng sớm trời rét, trưa nắng hanh

Không khí lạnh vẫn tiếp tục bao trùm miền Bắc, mang theo cái rét đặc trưng của mùa đông. So với ngày 18/12, nhiệt độ ngày 19/12 không có nhiều biến động. Thủ đô chìm trong màn sương mờ vào buổi sáng sớm, một khung cảnh quen thuộc của những ngày đông. Nhiệt độ dao động từ 13-15 độ vào ban đêm và 20-23 độ vào ban ngày. Trời nắng hanh, ít mây, rất thích hợp cho những hoạt động...

Cẩm Thủy phấn đấu năm 2025 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới

Ban Chấp hành Đảng bộ Cẩm Thủy vừa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024; thảo luận, thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu năm 2025.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, các cấp ủy đảng chính quyền, MTTQ các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc huyện Cẩm Thủy đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Ban Chấp...

Nam sinh lớp 10 bị đánh gục ở sân trường, công an vào cuộc

Nam sinh bị đánh nằm gục trên sân của Trường cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa – Ảnh cắt từ video clip trên mạng xã hội Sáng 18-12, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video clip ghi lại cảnh một nam sinh ở Thanh Hóa đang đi trên sân trường thì bị bạn đón đường, liên tiếp đấm vào mặt, đá vào bụng. Chỉ đến khi nam sinh bị đánh nằm gục xuống sân trường thì người đánh...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh chúc mừng Linh mục Trần Xuân Mạnh, giáo xứ Sầm Sơn

Nhân dịp Giáng sinh và chào đón năm mới 2025, chiều 18/12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến thăm, chúc mừng Linh mục Trần Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh...

[Bản tin 18h] TP Thanh Hoá tổ chức lễ kỷ niệm 220 năm đô thị tỉnh lỵ

18/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh niên Việt Nam: Đoàn kết, khát...

Cùng chuyên mục

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 ngành Văn hóa, Thể thao và...

Sáng ngày 18/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và...

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung nhiệm kỳ XI (2025

Sáng 18/12, tại TP Thanh Hóa đã diễn ra Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam khu vực Bắc miền Trung nhiệm kỳ XI (2025 - 2030).Các đại biểu dự Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ XI (2025 - 2030) khu vực Bắc miền TrungTham dự Đại hội có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.Về phía tỉnh Thanh Hóa, có đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ,...

Tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo...

Thường Xuân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người, gồm 3 dân tộc: Thái, Kinh, Mường, trong đó dân tộc Thái chiếm gần 55.000 người. Những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Thường Xuân đã và đang gìn giữ các giá...

Thanh Hóa giành thành tích cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024

Đoàn nghệ nhân dân gian tỉnh Thanh Hóa đã tham gia và giành được 3 giải A, 4 giải B, 2 giải C tại Ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam năm 2024.Tiết mục Hoà tấu nhạc cụ dân tộc Thái giành giải A cho đoàn Thanh HóaNgày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14 đến 16/12, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND...

Đại hội Hội Quay phim và Nhiếp ảnh tỉnh Thanh Hóa lần thứ II

Sáng 15/12, Hội Quay phim và Nhiếp ảnh tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2029, với sự tham gia của 31 đại biểu chính thức.Quang cảnh đại hội (Ảnh: Duy Liệu)Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội đã tích cực tuyên truyền, tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường giao lưu, kết nối và nâng cao trình độ cho các hội viên. Trong đó, Hội đã mở được 6...

“Sắc màu hội tụ” tại đất thiêng Quảng Trị

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 13-16/12 tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 16 tỉnh, thành phố.Tiết mục nghệ thuật tại Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN)Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn...

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh gặp mặt các chức sắc Công giáo nhân dịp Giáng sinh năm 2024

Chiều 11/12/2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức gặp mặt và chúc mừng các chức sắc, chức việc, nam nữ tu sỹ Công giáo Giáo phận Thanh Hoá nhân dịp Giáng sinh năm 2024 và chào đón năm mới 2025.Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng...

Sẵn sàng đón khách dịp Tết Dương lịch

Chỉ còn nửa tháng nữa sẽ đến Tết Dương lịch. Tuy chỉ có duy nhất 1 ngày nghỉ, song ngày đầu tiên của năm mới với mọi người luôn là một dấu mốc quan trọng. Nắm bắt được nhu cầu của du khách, các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch đang tích cực chuẩn bị các điều kiện đón tiếp, phục vụ du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng trong dịp này.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Samson...

Giới thiệu, quảng bá về văn hóa dân tộc Thái huyện Lang Chánh

Sáng 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị giới thiệu, quảng bá về văn hóa dân tộc Thái; từng bước định hướng, giới thiệu, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng từ loại hình văn hóa truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái tại bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh).Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đỗ Quang Trọng phát biểu khai mạc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất