Powered by Techcity

Vùng đất “địa linh nhân kiệt”

Lam Sơn được biết đến là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Bởi nơi đây, không những là một vùng đất thiêng; còn là nơi sinh ra và dung dưỡng, che chở biết bao anh hùng hào kiệt.

Vùng đất “địa linh nhân kiệt”Lam Sơn – vùng đất “địa linh nhân kiệt”.

Theo sử sách ghi lại, Lam Sơn nằm về tả ngạn dòng sông Chu, phía Tây tiếp giáp miền thượng du Thanh Hóa với núi rừng trùng điệp, đầu nguồn các sông Mã, sông Chu (nay là vùng Thường Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Cẩm Thủy, Bá Thước…). Nơi đây có làng Cham, quê hương của Lê Lợi. Điều này được nhắc đến tại đoạn đầu sách “Lam Sơn thực lục”: Lam Sơn động chủ, cụ cố của trẫm họ Lê, tên là Hối, người thôn Như Áng, hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa… Một hôm đi chơi đến Lam Sơn, thấy bầy chim bay lượn quanh chân núi như dáng đông người tụ tập. Cụ nói “Nơi này là đất tốt đây”! Thế là cụ rời nhà đến đó ở. Lam Sơn thuộc huyện Lương Giang, nên Lương Giang cũng trở thành một cái tên đi vào lịch sử. Sách “Đại Nam quốc sử diễn ca” có ghi: Lương Giang trời mở chân nhân. Vua Lê Thái tổ ứng tuần mới ra.

Bàn về vùng đất Lam Sơn, TS Phạm Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa trong bài viết “Thử xác định địa bàn hương Lam Sơn đầu thế kỷ XV”, đã căn cứ vào sử liệu và sự phân cấp quản lý hành chính địa phương thời Trần, cho biết, hương Lam Sơn ở thế kỷ XV là một đơn vị hành chính rộng, ngày nay tương đương với các xã Thuận Minh, Thọ Lập, Xuân Thiên, thị trấn Lam Sơn (Thọ Xuân); các xã Kiên Thọ, Vân Am, Nguyệt Ấn, Phúc Thịnh (Ngọc Lặc); xã Ngọc Phụng và thị trấn Thường Xuân (Thường Xuân).

Theo các tài liệu sử sách thì đất Lam Sơn là một vùng đất rộng, trung tâm là làng Cham, quê hương Lê Lợi – nơi dòng họ Lê đã có công khai mở và xây dựng. Do đó, khi nói về không gian văn hóa Lam Sơn, các nhà văn hóa cho rằng có hai lớp văn hóa: văn hóa Lam Sơn và văn hóa Lam Kinh. Trong không gian văn hóa Lam Sơn, vào thời Lê Lợi làm chủ trại Lam Sơn, vùng đất này dân phát triển và nhiều người biết đến. Lê Lợi đã biến trại Lam Sơn thành nơi chuyên tâm đọc sách thao lược và dốc sạch của cải hậu đãi khách nhân, phát thóc giúp dân cơ bần, thu nạp người chống đối giặc Minh, ngấm ngầm nuôi giấu những kẻ sĩ mưu trí, nơi trú ẩn cho bao sinh mệnh, giúp họ không phải chịu phu phen, tạp dịch, đe dọa, đánh đập.

Vùng đất Lam Sơn đã sinh ra và nuôi dưỡng vị lãnh tụ thiên tài của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đồng thời, đây còn là nơi phát tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gắn với những địa danh lịch sử: Như Áng, núi Dầu, núi Mục, sông Lương, Lũng Nhai… Lam Sơn đã chứng kiến nghĩa quân Lam Sơn từ những ngày đầu hình thành đến những năm tháng chiến đấu gian khổ. Gắn với đất Lam Sơn là sự kiện Hội thề Lũng Nhai (núi Pù Mé, xã Ngọc Phụng) – một biểu tượng của tinh thần đoàn kết và ý chí phục quốc của các anh hùng, hào kiệt binh sĩ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; dấu mốc quan trọng đặt nền móng đầu tiên vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nơi đây, vào năm 1416, Lê Lợi đã cùng 18 vị hào kiệt dâng lễ vật, sinh huyết để tấu cáo với trời đất và sông núi, nguyện kết nghĩa anh em, chung sức đồng lòng chống giữ địa phương.

Vùng đất Lam Sơn khi xưa còn là nơi vua Lê lựa chọn để thờ cúng tiên tổ, an nghỉ ngàn thu của các vua, thái hậu nhà Lê và nơi cử hành các nghi lễ khi nhà vua về bái yết Sơn Lăng. Đến nay, “kinh đô tưởng niệm” ấy chính là Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh gồm một quần thể kiến trúc điện, miếu, lăng mộ… phía Bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu. Theo các nhà nghiên cứu, việc xây dựng miếu điện, lăng mộ ở Lam Kinh hoàn toàn phụ thuộc vào địa hình có sẵn, do thiên nhiên tạo ra. Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy Chú có viết: “Điện Lam Kinh đằng sau gối vào núi, trước mặt trông ra sông, bốn bên non xanh nước biếc, rừng rậm um tùm. Vĩnh Lăng của Lê Thái tổ, Thiệu Lăng của Lê Thái tông và lăng của các nhà vua và hoàng hậu nhà Lê đều ở đây cả, lăng nào cũng có bia”.

Tìm về Lam Sơn, những ngày chuẩn bị cho lễ hội Lam Kinh, chúng tôi càng thêm hiểu biết về mảnh đất “địa linh nhân kiệt” này. Lam Kinh không chỉ là “thánh địa” của nhà Lê, nơi lưu giữ hệ thống lăng mộ và bia ký ghi lại thân thế, sự nghiệp của các vua và hoàng thái hậu thời Lê Sơ – những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và bảo vật quốc gia. Mà, trải qua quá trình phát triển, Lam Kinh đã trở thành nơi về nguồn, nơi thực hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân đất Việt. Tại vùng đất linh thiêng này, vào những ngày lễ hội, các nghi lễ truyền thống cùng các trò diễn xướng mang đậm tính cung đình như Ai Lao, Chiêm Thành, Ngô Quốc… được tái hiện nhằm thể hiện sự thành kính và tưởng niệm những công lao của các bậc tiền nhân tiên tổ; khẳng định sự gắn kết của đồng bào Mường, Kinh trong lịch sử dựng và giữ nước, tạo nên một không gian văn hóa đậm đà bản sắc.

Với việc hội tụ đủ các yếu tố vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, con người, Lam Sơn đã trở thành vùng văn hóa đặc trưng, tiêu biểu của văn hóa xứ Thanh và văn hóa Việt. Để gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử ấy, người dân Lam Sơn cũng như toàn thể Nhân dân Thanh Hóa đã và đang nỗ lực khơi dậy và phát huy truyền thống hào hùng và tinh thần đoàn kết, để phát triển vùng đất Lam Sơn, quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bài và ảnh: Thùy Linh

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên rừng phong phú, với hệ động, thực vật quý hiếm, thích hợp cho việc khai thác, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch sinh thái. Bởi vậy, trong thời gian qua các ngành chức năng, các địa phương có rừng đã tăng cường công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng phục vụ phát triển du lịch.Hệ thực vật phong phú tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh và Đền...

Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, sáng 24/9 (tức ngày 22/8 năm Giáp Thìn), đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ( huyện Thọ Xuân); Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai...

Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.Lễ hội Lam Kinh gắn...

TP Thanh Hóa dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-2024), 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2024) và 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433-2024), sáng 20/9 (tức 18/8 năm Giáp Thìn), TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi.Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Như Xuân kiến tạo “bộ khung” phát triển

Huyện Như Xuân xác định, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng không chỉ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, mà còn tạo diện mạo mới cho các xã, thị trấn trên địa bàn. Trên cơ sở những hoạch định chiến lược và cách làm bài bản, huyện đã, đang tập trung huy động, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để kiến tạo “bộ khung” kết cấu hạ tầng đồng bộ và...

Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Trần Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc...

Sáng 8/11, đồng chí Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đã dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ thôn Yên Mỹ, xã Luận Khê (Thường Xuân).Tiết mục văn nghệ trong ngày hội.Trong không khí đầm ấm, thắm tình đoàn kết của ngày hội, đại biểu và Nhân dân đã ôn lại truyền thống...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất