Powered by Techcity

“Vua đồi” đất Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn có một vùng đất còn khá hẻo lánh với núi đồi trùng điệp giáp tỉnh Ninh Bình. Cách trung tâm thị xã cả chục cây số, đến tận năm 2023 này, nơi đây mới có hệ thống điện lưới được Nhà nước đầu tư bài bản, nhưng giao thông vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đã mạnh dạn tích tụ đất đai, phát triển những thung lũng thành các trang trại trù phú, mà quy mô lớn và hiệu quả nhất phải kể đến trang trại cam, quýt, nhãn chín muộn của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh.

“Vua đồi” đất Bỉm SơnKhu trang trại vườn đồi của bà Nguyễn Thị Sanh được hình thành trên vùng đất đá và cằn.

Để đến được khu đất này, chúng tôi phải ngược Quốc lộ 1A, qua hầm Dốc Xây, qua một phần thị xã Tam Điệp của tỉnh Ninh Bình rồi mới vòng lại. Theo các cán bộ Hội Làm vườn và Trang trại thị xã Bỉm Sơn, vòng qua tỉnh bạn chính là cung đường thuận lợi và dễ đi nhất để đến được vùng đồi Ba Dội trùng điệp. Vùng đất thuộc khu phố 12, phường Bắc Sơn này là hệ thống núi đá xen lẫn những ngọn đồi bát úp nối tiếp nhau, tạo nên những thung lũng nhỏ, được nhiều hộ dân phát triển kinh tế vườn đồi và trang trại tổng hợp. Theo cách gọi quen thuộc của người dân Bỉm Sơn, nơi đây được định danh với cái tên “Thung Cớn”.

Đứng trên phía đỉnh đồi nhìn xuống thung lũng lượn sóng, hàng chục nghìn cây ăn quả trồng theo hàng lối trải dài tít tắp. Một vùng chuyên canh cây có múi quá rộng lớn nên chủ vườn đồi Nguyễn Thị Sanh phải điều người chở các vị khách đi tham quan bằng xe máy. Trên mỗi thân cây, hàng trăm trái cam Canh, trái quýt trĩu xuống ven đường đi càng nói lên sự trù phú của vùng đất dốc vốn đỗi khô cằn.

Đáng nói là tại khu đồi cao, nhưng hệ thống tưới nước bán tự động đã phủ đến cả vạn gốc cây ăn quả. Đó cũng là cách duy nhất để cây cam, cây quýt, nhãn chín muộn ở nơi đây phát triển xanh tốt quanh năm như những nơi đất đai màu mỡ khác. Theo nữ chủ vườn 68 tuổi, chỉ riêng đầu tư hệ thống tưới đã tốn cả tỷ đồng, bởi đây là vùng đồi khá cao, phải dùng máy bơm công suất lớn mới đẩy được nước dẫn theo hệ thống đường ống lên tận đỉnh đồi.

Cũng theo bà Sanh, trước đây gia đình bà chỉ có 1 ha đất, vừa sản xuất vừa làm nơi ở. Đến năm 2009, mới vay mượn đấu thầu thêm 14 ha đất đồi hoang hóa để cải tạo thành khu sản xuất tập trung. Tuy nhiên, những năm đầu, khu đồi chủ yếu trồng dứa và mía, đất lại cằn cỗi, nhiều năm dứa ế ẩm nên “càng làm càng nghèo”. Lấy ngắn nuôi dài, tiền tích góp được hàng năm, từ năm 2015, bà quyết định đầu tư trồng cây ăn quả. Ban đầu, bà phát triển nhiều bưởi Diễn, nhưng loại cây ăn quả này ngày càng mất giá do quá nhiều người trồng. Những năm gần đây, bà đã mạnh dạn phá bỏ để thay thế bằng những cây ăn quả có giá trị cao hơn. Mỗi khu một loại cây theo hướng chuyên canh nên thuận lợi cho chăm bón và thu hoạch gọn theo đợt. Đến nay, khu sản xuất “cò bay thẳng cánh” 15 ha này đang phát triển gần 5 ha cam canh, 1,5 ha bưởi đường và bưởi da xanh, 2 ha mít, gần 1,5 ha nhãn chín muộn… Tất cả đều đã cho thu hoạch với tổng sản lượng hàng trăm tấn quả mỗi năm. Phần còn lại phía dưới chân đồi đất khá bằng phẳng được gia đình trồng dứa theo hướng cơ giới hóa.

“Vua đồi” đất Bỉm SơnNhờ hệ thống tưới bán tự động đến từng gốc cây trên đồi cao và phương pháp sản xuất hữu cơ nên trái cây vườn đồi của gia đình bà Nguyễn Thị Sanh luôn có chất lượng tốt.

Sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt chính là cách mà chủ vườn đồi sinh năm 1955 đã lựa chọn. Ngoài bón phân theo thời vụ, dưới mỗi gốc cây là những bao phân chuồng hoai mục để rỉ nước cung cấp dinh dưỡng cho cây quanh năm. Đó cũng là hướng sản xuất bền vững, cho trái ngọt nên sản phẩm của vườn đồi được thương lái các tỉnh phía Bắc và trong vùng tìm đến tận vườn thu gom sản phẩm.

Cùng với đó, những đàn gà đồi thả bán hoang dã hàng trăm con mỗi lứa cũng cho gia đình có thêm nguồn thu nhập. Chỉ tay lên phía dãy núi đá Tam Điệp hùng vĩ – nơi giáp ranh giữa tỉnh Thanh Hóa với tỉnh Ninh Bình, bà Sanh cho biết đang triển khai nuôi lợn lai lòi và dê theo hình thức bán hoang dã nơi thung lũng gần đỉnh núi. Ở địa phương, nhiều mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã đã thành công, cho lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

34 năm gắn bó với bao công sức cải tạo vùng đồi hoang hóa, nhiều lần thay đổi các đối tượng cây trồng, đến nay gia đình bà Sanh đã có một trang trại mà theo bà là đã tối ưu về sự lựa chọn cây – con. Từ vùng đồi hoang vu đến vườn cây đầy hoa thơm trái ngọt là hơn nửa đời người phấn đấu không ngơi nghỉ. Nói về những nỗ lực của bản thân, người phụ nữ dáng gầy gò nhưng cần mẫn, tỏ ra hài hước: “Quanh năm ngày tháng, cứ sáng ra là tôi lên đồi chăm sóc cây. Ngày nào không lên lao động được thì thấy người bứt rứt, mệt mỏi như muốn ốm”.

Vì mô hình sản xuất quá lớn nên từ nhiều năm qua, bà Sanh đã thuê thêm 6 lao động quanh năm với mức thu nhập 6 – 7 triệu đồng/người/tháng. Vào mỗi đợt thu hoạch chính vụ và cắt tỉa cây, khu trang trại trồng trọt này còn giải quyết thêm việc làm cho hàng chục lao động thời vụ. Mỗi lần thu hái cam hay các loại trái cây đều có nhiều xe tải của thương lái về tận khu đồi để chuyên chở. Nhiều tỷ đồng doanh thu và khoảng 1,5 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm chính là thành quả của những năm tháng cần mẫn vun trồng, chăm sóc và gây dựng trang trại của “vua đồi” đất Bỉm Sơn này.

Bài và ảnh: Lê Đồng

Nguồn

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh kiểm tra triển khai tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tại thị xã...

Ngày 4 và 5/2, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35 -CT/TW của Bộ chính trị về tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và Kết luận...

BIDV Bỉm Sơn đổi tên thành BIDV Trung Sơn Thanh Hoá

Trên cơ sở Quyết định của BIDV đối với việc thay đổi tên chi nhánh, từ ngày 01/02/2025 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) sẽ chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Trung Sơn Thanh Hóa (BIDV Trung Sơn Thanh Hóa).Từ 01/02/2025 BIDV Bỉm Sơn chính thức đổi tên thành...

Nhà bạn tôi ở phố Lò Chum

Tôi quen với nhà nghiên cứu phê bình (NCPB) văn học Chu Văn Sơn từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi ông vừa mới được nhận về làm cán bộ giảng dạy tại đó.Ảnh chụp tác giả và “bạn tôi” - Chu Văn Sơn trong lễ khánh thành “Bia thơ kỷ niệm” khắc bài thơ “Tre Việt Nam” nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy năm 2017.Lúc...

Những mốc son trong 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. ...

Gìn giữ nét đẹp tục xông đất và hái lộc đầu xuân

Tết Nguyên đán với người Việt nói chung, người dân xứ Thanh nói riêng không chỉ là dịp sum vầy, gia đình đoàn viên mà còn là thời điểm với rất nhiều phong tục, tập quán truyền thống. Trong đó, tục “xông đất” và “hái lộc đầu xuân” là hoạt động “mở màn” có ý nghĩa quan trọng trong ngày đầu tiên của năm mới.Chị Đỗ Thị Nga (phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa) đón người đến xông đất...

Cùng tác giả

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Rộn ràng Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại huyện Thọ Xuân

Sáng 6/2, Hội Nhà Báo tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, huyện Thọ Xuân tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Báo chí Thanh Hoá hướng tới 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam”.Các đại biểu tham quan các gian trưng bày của Hội báo Xuân Ất Tỵ tại huyện Thọ Xuân.Hội báo Xuân tại huyện Thọ Xuân trưng bày...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia...

Sáng 6/2, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến dự lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam đóng tại huyện Thiệu Hoá.Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cùng các thành viên trong đoàn thăm dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Cùng chuyên mục

Quản lý trật tự xây dựng năm 2024

Năm 2024, công tác quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Số lượng công trình vi phạm giảm còn 1,71% (93/5.437 công trình được kiểm tra), thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ 2,98% của năm 2023 và 4,8% của năm 2022. Toàn tỉnh đã cấp được 7.587 giấy phép xây dựng, tăng 986 giấy phép so với năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số...

Ứng dụng KH&CN trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở khu vực miền núi

Trên địa bàn một số huyện miền núi xứ Thanh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Người dân xã Xuân Dương (Thường Xuân) áp dụng khoa học - kỹ thuật để chăm sóc cây trồng.Năm 2020, gia đình anh Lương Văn Tưởng ở thôn Đức Thịnh, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) đã...

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI

Trong năm qua, Thanh Hóa tiếp tục thu hút thêm 423 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đưa quy mô nguồn vốn FDI trên lên con số 173 dự án, với số vốn đăng ký 15,2 tỷ USD. Vượt qua nhiều khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp (DN) FDI duy trì hoạt động ổn định, đóng góp quan trọng cho tăng thu ngân sách và tạo việc làm ổn định cho người lao động.Công ty TNHH...

Hàng tồn kho sau tết

Trước tết, nhu cầu tiêu dùng tăng cao khiến các doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh sản xuất, nhập hàng số lượng lớn để đáp ứng thị trường. Tuy nhiên, ngay sau kỳ nghỉ lễ, sức mua chững lại khiến hàng hóa tồn đọng nhiều, gây áp lực lớn lên tài chính, chi phí lưu kho và ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của nhiều DN trong những tháng đầu năm.Thực phẩm, bánh, kẹo là những mặt hàng tồn...

Kỳ vọng ngành bán lẻ bứt phá trong năm 2025

Năm 2025 ngành bán lẻ Thanh Hóa được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nền tảng vững chắc của hệ thống phân phối, sự phục hồi của nền kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự mở rộng của các “ông lớn” trong lĩnh vực bán lẻ. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử và phương thức bán hàng đa kênh sẽ tạo ra những cơ hội tăng trưởng đầy...

PC Thanh Hóa triển khai giải pháp nâng cao năng lực vận hành lưới điện hạ áp

Thể hiện quyết tâm cao nhất trong việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2025, ngay những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã bắt tay ngay vào công việc sau kỳ nghỉ tết.Ngày 04/02, PC Thanh Hóa đã tổ chức họp triển khai giải pháp thực hiện văn bản số 457/EVNNPC-KH+KT, ngày 24/01/2025 của Tổng công ty Điện lực miền Bắc về việc lập phương án đầu tư...

Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê...

Chủ tịch UBND tỉnh dự Lễ ra quân sản xuất đầu năm tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê Gia Sáng ngày 5/2/2025, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dự lễ ra quân sản xuất, kinh doanh đầu năm Ất Tỵ tại Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, (H. Hoằng Hóa). Page Content ...

Hoằng Hóa quyết liệt giải phóng mặt bằng các dự án quan trọng

Hòa chung nhịp phát triển của tỉnh, huyện Hoằng Hóa là một trong những địa phương có nhiều công trình, dự án quan trọng, mang tính đột phá, liên kết vùng đã và đang được triển khai thực hiện.Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đầu tư và kinh doanh hạ tầng Khu Công nghiệp WHA Smart Technology - Thanh Hóa thực hiện chi trả tiền bồi thường, GPMB cho các hộ dân liên quan.Điểm...

Agribank Bắc Thanh Hóa đồng hành với sự phát triển của các địa phương

Với vai trò chủ lực trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) luôn đóng vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn với hơn 80% thị phần tín dụng dành cho lĩnh vực này. Bên cạnh việc đầu tư cho vay đến hộ gia đình và cá...

Nét văn hóa của người kinh doanh

Bên cạnh tục xông đất, xuất hành... đầu năm mới, những người làm kinh doanh còn thường chọn ngày đẹp để mở hàng đầu năm với mong cầu một năm mới buôn may bán đắt, kinh doanh thuận lợi.Khách hàng mua hàng đầu năm mới tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Yến sào xứ Thanh.Quan niệm dân gian mở hàng đầu năm suôn sẻ là báo hiệu cho một năm làm ăn thuận lợi, tài lộc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất