Powered by Techcity

Vị thế trung tâm công nghiệp lớn

Sau nửa nhiệm kỳ nỗ lực triển khai các nhiệm vụ, vị thế của một trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh Thanh đã dần được khẳng định, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, khu vực và cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần có các giải pháp tổng thể từ nguồn lực tới cơ chế để tháo gỡ, nhằm biến trung tâm công nghiệp lớn này thành một trụ cột tăng trưởng như kỳ vọng.

Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp: Khi “đầu tàu” chuyển động (Bài 1): Vị thế trung tâm công nghiệp lớnLiên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp khoảng 30 – 40% nhu cầu xăng dầu nội địa. Ảnh: Minh Hằng

Với lợi thế cảng nước sâu cùng nhiều điều kiện thuận lợi kết nối giao thương nội, ngoại vùng, trong chiến lược phát triển, tỉnh Thanh Hóa đã hoạch định lộ trình Nghi Sơn trở thành một trung tâm công nghiệp ở phía Bắc Tổ quốc. Điều đó đang dần hiện hữu, với nhiều ngành công nghiệp nặng như lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện cán thép, vật liệu xây dựng… đóng góp cao cho tăng trưởng kinh tế và lan tỏa sức hút đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN).

10 năm về trước, Nghi Sơn vẫn còn là một miền cát cháy hoang vu. Khi ấy, “siêu dự án” Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn vừa được khởi công, với vô vàn bộn bề, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức thi công, vận hành thử rồi vận hành chính thức… Vượt qua thách thức, Nghi Sơn hôm nay không chỉ có Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, mà còn hàng trăm dự án khác đang vận hành, đóng góp hàng trăm ngàn tỷ đồng vào tăng trưởng kinh tế và hàng chục nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) có công suất chế biến lên tới 200.000 thùng dầu thô mỗi ngày, đáp ứng khoảng 30 – 40% nhu cầu xăng dầu trong nước. Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc NSRP, cho biết: “Với thiết kế được tối ưu hóa, tích hợp đầy đủ các phân xưởng công nghệ xử lý và sản xuất sản phẩm hóa dầu, sản phẩm của nhà máy hoàn toàn có tính cạnh tranh với các thị trường xăng dầu trên thế giới, khẳng định vai trò là dự án trọng điểm về xăng dầu tại Việt Nam”.

Trong giai đoạn 2018 – 2021, NSRP đã đóng góp hơn 3,3 tỷ USD cho nền kinh tế trong nước và tiết kiệm hơn 260 triệu USD nhờ cắt giảm nhu cầu nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường khác. Hoạt động của nhà máy đã góp phần quan trọng đưa Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) trở thành đầu tàu kinh tế của tỉnh Thanh Hóa, là động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ không chỉ kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa, mà cả vùng kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ và khu vực Bắc Trung bộ; đồng thời, đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng của Việt Nam đối với các sản phẩm lọc, hóa dầu.

Cũng tại KKTNS, từ năm 2021 đến nay Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 bước vào giai đoạn “nước rút” lắp đặt thi công và đi vào vận hành. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đặt ra nhiều thách thức về nhân lực, điều kiện vận hành và trang thiết bị, với hỗ trợ của các cấp, ngành ở Trung ương và tỉnh Thanh Hóa, tháng 8-2022 dự án có vốn đầu tư nước ngoài 2,8 tỷ USD – lớn thứ 2 tại KKTNS đã đi vào vận hành thương mại. Nghi Sơn hiện nay đã chính thức trở thành trung tâm năng lượng của cả nước, với 2 nhà máy nhiệt điện phát tổng công suất hơn 11,4 tỷ kWh hàng năm lên lưới điện quốc gia, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ về thu hút đầu tư trong khu kinh tế trọng điểm này.

Cùng với sản xuất, đáp ứng nhu cầu về năng lượng, tại KKTNS hàng trăm nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì và các sản phẩm công nghiệp cũng đang hoạt động hiệu quả. Chỉ tính riêng Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn đã có 6 dự án triển khai tại KKTNS từ luyện cán thép tới dịch vụ cảng… Riêng sản phẩm thép, với lợi thế thương hiệu và chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm, sức cạnh tranh trên thương trường, chỉ trong vài năm gần đây thép VAS Nghi Sơn đã xuất khẩu thành công sang 10 thị trường, trong đó có nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Guatemala… Hiện Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2 của Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn có công suất 3 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư gần 8.000 tỷ đồng đang nỗ lực cán đích để đưa vào vận hành, hứa hẹn “ra lò” những dòng sản phẩm mới theo công nghệ thép DANIELI của Italia hiện đại bậc nhất châu Âu.

Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp: Khi “đầu tàu” chuyển động (Bài 1): Vị thế trung tâm công nghiệp lớnPhòng điều khiển trung tâm Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2.

Theo Ban Quản lý KKTNS và các KCN, trong giai đoạn 2021 – 2023 giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ thương mại tại KKTNS đạt gần 492.000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 6.453 triệu USD. Hoạt động sản xuất tại KKTNS đã mang lại nguồn thu ngân sách hơn 51.000 tỷ đồng trong cùng giai đoạn. Đặc biệt, trong năm 2022, số thu ngân sách từ các hoạt động sản xuất tại KKTNS đạt tới hơn 20.000 tỷ đồng, đóng góp gần 50% số thu ngân sách của tỉnh, và là động lực chính để lần đầu tiên Thanh Hóa chính thức gia nhập nhóm các tỉnh, thành có số thu ngân sách từ 50.000 tỷ đồng mỗi năm.

Cùng với KKTNS, hàng nghìn nhà máy tại các KCN trên địa bàn tỉnh cũng đã khẳng định hiệu quả sản xuất, cùng KKTNS xây dựng nên danh mục đa dạng gồm 26 sản phẩm công nghiệp trọng điểm của tỉnh, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây.

Điển hình như KCN Bỉm Sơn hiện đã thu hút được 3 nhà đầu tư hạ tầng và 55 nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh, với tỷ lệ lấp đầy đạt 60%. Hiện có 30 dự án đã đi vào hoạt động với các sản phẩm ưu thế trên thị trường như: Công ty TNHH Công nghiệp Intco Việt Nam; Dự án Oceanus Outwear; Nhà máy DS HI-TECH Vina; nhà máy sản xuất dây điện ô tô của Công ty DS Hitech… Với vai trò là đầu tàu công nghiệp phía Bắc của tỉnh, KCN Bỉm Sơn đang tiếp tục được quan tâm, đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và đang được nhiều nhà đầu tư trong các lĩnh vực lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, điện tử, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, dược phẩm, chế biến nông, lâm sản xuất khẩu… quan tâm tìm hiểu.

Theo đánh giá của Ban Quản lý KKTNS và các KCN, sau gần 3 năm thực hiện Chương trình phát triển KKTNS và các KCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, phần lớn các nhiệm vụ đã được triển khai tích cực và có hiệu quả. Để trợ lực cho lộ trình trở thành trung tâm công nghiệp lớn, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều đề án, chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực công nghiệp, xuất nhập khẩu, phát triển nguồn nhân lực… Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư được chú trọng. Công tác lập và quản lý quy hoạch được chú trọng và thực hiện kịp thời, làm cơ sở pháp lý cho triển khai các thủ tục đầu tư.

Cũng trong giai đoạn 2021 – 2023, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại KKTNS được các bộ, ngành ở Trung ương và tỉnh rất quan tâm, bố trí nguồn lực đầu tư. Hiện Bộ Giao thông – Vận tải đã triển khai đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam đoạn qua KKTNS cơ bản hoàn thành; dự án cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng đã được phê duyệt và triển khai đầu tư từ năm 2022. Tuyến đường bộ ven biển đoạn từ huyện Quảng Xương đi thị xã Nghi Sơn dự kiến khởi công trong năm nay và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác trước ngày 31-12-2024; trong đó đoạn qua khu đô thị trung tâm KKTNS sẽ nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn 2021 – 2025, tạo điều kiện kết nối KKTNS với nhiều vùng kinh tế năng động trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa cũng đã ưu tiên dành nguồn vốn ngân sách 4.747 tỷ đồng để tập trung đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong KKTNS. Qua đó, đưa vào sử dụng một số công trình kết nối nội bộ trong KKTNS, như: đường Đông Tây 4 đi Cảng Nghi Sơn; cải dịch sông Tuần Cung, tuyến đường Hải Hòa – Bình Minh… Đồng thời triển khai nhiều công trình hạ tầng thiết yếu, các dự án đầu tư trọng điểm, các khu tái định cư… tạo điều kiện và động lực cho việc thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh tại KKTNS và các KCN.

Từ sự quan tâm, triển khai các nhiệm vụ cụ thể, trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, các mục tiêu đặt ra trong chương trình phát triển KKTNS và các KCN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tổng giá trị sản xuất từ KKTNS và các KCN mang lại đạt hơn 546.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 9.505 triệu USD; thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 52.700 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho gần 98.000 lao động… Đến nay, KKTNS và các KCN đã thu hút được 714 dự án đầu tư trong và ngoài nước. Nhiều dự án đã khánh thành, đang hứa hẹn tạo ra sản phẩm công nghiệp mới gia tăng năng lực sản xuất ngành công nghiệp tỉnh nhà.

Ghi nhận những thành quả đến từ hoạt động của KKTNS và các KCN, phát biểu tại cuộc họp nghe báo cáo kết quả thực hiện chương trình phát triển này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Nửa nhiệm kỳ vừa qua nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ tình hình thế giới, dịch bệnh và nội tại. Trong bối cảnh này, tỉnh Thanh Hóa vẫn là điểm sáng trong thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế – xã hội so với cả nước. Kết quả tăng trưởng này phần lớn đến từ đóng góp của “đầu tàu” KKTNS và các KCN.

Bài và ảnh: Minh Hằng

Bài 2: Những “nốt trầm”.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thị xã Bỉm Sơn

Sáng 16/11, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Quản lý KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh; Nguyễn Văn Khiên, Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn; Phạm Kim Tân, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Giám đốc Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật tỉnh, đã tiếp xúc cử tri thị xã Bỉm Sơn trước kỳ...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa về tình hình, kết quả hoạt động của Ban; kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiệm vụ trọng tâm trong thời...

Dự án trọng điểm tạo đà bứt phá cho khu kinh tế

Bước vào thực hiện Chương trình phát triển Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (KKTNS&CKCN), các cấp, ngành tỉnh Thanh Hóa đã quyết liệt chỉ đạo hoạt động sản xuất và triển khai nhiều dự án trọng điểm. Cùng với đó, nhiều đề án lớn, kế hoạch đã được phê duyệt. Nhiều thể chế, cơ chế, các quy định về chính sách được sửa đổi và kịp thời ban hành mới. Đây là những “bước...

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn tiếp xúc cử tri thị xã Nghi Sơn

Sáng 13/11, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh: Nguyễn Văn Thành, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Hợp Lực; Vũ Thị Huyền, Kế toán Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Thiết bị điện Duy Phát Lợi (thị xã Nghi Sơn) đã tiếp xúc cử tri thị xã Nghi Sơn trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVIII.Chủ tịch...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

Cùng tác giả

Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y đồng chí Vũ Văn Tùng tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ...

Sáng 28/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa nhiệm kỳ 2020-2025 đối với đồng chí Vũ Văn Tùng, Tỉnh ủy viên, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và tặng hoa chúc mừng...

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ góp phần tích cực bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển | 27/11/2024 Lượt xem:888 Với tiềm năng được đánh giá cao của nước ta về điện gió ngoài khơi (ĐGNK), cùng mục tiêu đáp ứng nhu cầu điện, đảm bảo an ninh năng...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 28/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 28/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-28-11-2024-231685.htm

Việt Nam liên tiếp được vinh danh tại giải “Oscar” du lịch

Năm nay, Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ 31 diễn ra tại Madeira (Bồ Đào Nha) ngày 24.11. Trong đó, Việt Nam lần thứ 5 được xướng tên ở hạng mục “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới năm 2024”. Các lần trước vào năm 2019, 2020, 2022, 2023. Không chỉ có cảnh quan đẹp mắt, Việt Nam còn sở hữu những di sản thiên nhiên, văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội,...

Nghiên cứu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình

Các ý kiến cơ bản đồng tình với sự cần thiết sửa đổi luật để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, khắc phục những bất cập của luật hiện hành. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với nhiều nhóm chính sách và điều khoản cụ thể trong dự thảo luật. Trong đó có nội dung về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế; đối tượng...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp

Chiều 27/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo một số nội dung về lĩnh vực nông nghiệp: Đề án “Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nguồn gen một số cây trồng, vật nuôi, thủy sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2023”; Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ trong...

Trang trại triệu đô

Ngay tại vùng đồi xứ Thanh, một trang trại trồng trọt đem về lợi nhuận tương đương khoảng 1,65 triệu đô la mỗi năm, nghe tưởng viển vông nhưng đó là sự thật. Đã là năm thứ 4 cho thu hoạch và mỗi năm doanh thu đều tăng dần, càng khẳng định tư duy và hướng sản xuất nông nghiệp hiện đại của chủ trang trại.Trang trại cây có múi liền vùng 83ha cho thu nhập khoảng 40 tỷ...

Chính sách, pháp luật khởi nghiệp

Theo số liệu thống kê, giai đoạn từ năm 2021-2024, toàn tỉnh đã có 8.126 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ, 5.830 hộ kinh doanh cá thể, 6 tổ hợp tác, 10 HTX, 2.760 doanh nghiệp. Trong đó, đoàn thanh niên các cấp đã hỗ trợ xây dựng 2.443 hộ kinh doanh cá thể, 2 tổ hợp tác, 4 HTX, 698 doanh nghiệp. Để đạt được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai nhiều cơ...

Mở ra tầm nhìn cho tương lai

Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo hàng đầu của cả nước, vài năm trở lại đây, thành phố đã và đang tập trung các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.TP Sầm Sơn chú trọng phát huy tiện ích của hệ thống điều hành đô thị thông minh.Những...

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp

Các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp (CCN). Qua đó tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra.CCN Vạn Hà (Thiệu Hóa) đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và được Công ty Alivia đầu...

Gắn sản xuất, kinh doanh với hoạt động vì cộng đồng

Thanh Hóa hiện có 21.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Ngoài nhiệm vụ là động lực chính tạo ra khối lượng vật chất, đóng góp ngân sách và giải quyết việc làm, DN Thanh Hóa đã và đang đóng góp nguồn lực quan trọng cho công tác an sinh xã hội. Những hoạt động thiết thực này đang chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chăm lo cho...

Nhộn nhịp chương trình khuyến mãi dịp Black Friday tại TP Thanh Hóa

Hưởng ứng ngày vàng mua sắm “Black Friday”, từ ngày 23/11, nhiều cửa hàng trên địa bàn TP Thanh Hóa đã tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá tạo không khí mua sắm rộn ràng.Không khí mua sắm dịp Black Friday càng trở nên sôi động khi nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và các shop thời trang đồng loạt triển khai chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Các thương hiệu nổi tiếng trưng biển giảm...

Tập huấn chính sách thuế và đối thoại với người nộp thuế quý IV/2024

Nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, giúp người nộp thuế tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện chính sách thuế, ngày 26/11, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn chính sách thuế và đối thoại với người nộp thuế quý IV năm 2024. Tham dự hội nghị tập huấn có giám đốc, kế toán của hơn 400 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký kê khai nộp thuế tại văn phòng...

Tích cực thúc đẩy hoạt động thương mại những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm thường chứng kiến sự gia tăng đột biến trong nhu cầu tiêu dùng của người dân, đặc biệt là vào dịp lễ, tết. Thanh Hóa, với dân số đông và nền kinh tế năng động, đã và đang trở thành một trong những điểm sáng về hoạt động thương mại tại khu vực Bắc Trung bộ. Theo số liệu từ Sở Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu...

Vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ giá rất cao, một số chặng đã kín chỗ

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa để kịp thời bổ sung tải cung ứng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Nhiều chuyến bay dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ đến thời điểm này có tỷ lệ lấp đầy chỗ lên đến 70-80%. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dù...

Tin nổi bật

Tin mới nhất