Powered by Techcity

Về Xuân Sinh nghe chuyện các vị vua thời Lê Trung hưng

Trên vùng đất “địa linh nhân kiệt” và “thang mộc” của 2 vương triều Tiền Lê, Hậu Lê, không chỉ có đền thờ Lê Hoàn, có kinh đô tưởng niệm Lam Kinh, mà còn có kinh đô kháng chiến Vạn Lại – Yên Trường nơi hào kiệt bốn phương trông về với lòng ngưỡng mộ và mong muốn giương cao ngọn cờ trung hưng, phù Lê, chống Mạc. Ở đó, mỗi di tích chứa đựng cả hàng trăm câu chuyện, hàng nghìn hiện vật.

Về Xuân Sinh nghe chuyện các vị vua thời Lê Trung hưngĐền thờ các vua thời Lê Trung hưng.

Ngày nay, nhắc lại những câu chuyện về giai đoạn Lê Trung hưng trên đất xứ Thanh, ngoài những dấu tích ít ỏi còn lại ở kinh đô Vạn Lại – Yên Trường, khu di tích miếu Điện Càn Long… thì còn rất ít di tích liên quan đến thời kỳ này. Để nói về điều này, một số nhà nghiên cứu cho rằng, “Cuộc nội chiến của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh và nhà Mạc đã để lại một vết đau thương tang tóc trong lịch sử, nên các nhà sử học ghi chép rất ít”.

Cũng bởi, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa nơi nào có đền thờ các vị vua thời Lê Trung hưng, nên năm 2010 cùng với sự đầu tư của các cấp, ngành và bà con trong dòng tộc mà đền thờ các vị vua thời Lê Trung hưng nằm ở trang Bàn Thạch xưa, nay thuộc xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) đã được khởi dựng.

Ngược dòng lịch sử, địa danh hành chính của vùng đất này đã trải qua không ít biến động. Thời các vua Hùng, Giáp Yên thuộc trang La Đá của bộ Cửu Chân. Cái tên Bàn Thạch lần đầu tiên xuất hiện là năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), khi vua Lê Thái tổ lên ngôi chia cả nước thành 5 đạo, Giáp Yên thuộc xã Bàn Thạch, huyện Lôi Dương, đạo Hải Tây. Bàn Thạch xưa (nay thuộc xã Xuân Sinh) vốn là vùng đất cổ bán sơn địa xen đầm lầy thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa. Các làng xưa và nay của xã Xuân Sinh nằm trên doi đất hình con dơi khổng lồ đang vỗ cánh bay về hướng Nam. Qua hàng nghìn năm dân cư sinh sống, cải tạo đến nay đã trở thành đồng bằng, nhưng tính chất bán sơn địa xen đầm lầy vẫn còn khá đậm nét.

Sau thời kỳ Lê sơ, nhà Lê Trung hưng (1533-1789) là giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Một vương triều tồn tại 256 năm với 16 vị vua bao gồm: Lê Trang tông, Lê Trung tông, Lê Anh tông, Lê Thế tông, Lê Kính tông, Lê Thần tông, Lê Chân tông, Lê Huyền tông, Lê Gia tông, Lê Hy tông, Lê Dụ tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần tông, Lê Ý tông, Lê Hiển tông và Lê Mẫn Đế, để lại cho hậu thế niềm tự hào về thời kỳ lãnh thổ Việt Nam được mở rộng nhiều lần nhất nhưng cũng là giai đoạn chứng kiến các cuộc nồi da nấu thịt đau thương nhất. Trong hoàn cảnh loạn lạc ấy, việc chôn cất các vị vua ở đâu, vị trí nào luôn là một bí ẩn.

Về Xuân Sinh nghe chuyện các vị vua thời Lê Trung hưngPhong cảnh hồ Bàn Thạch xã Xuân Sinh.

Tháng 2/1958, trên một quả đồi nhỏ xưa kia cây cối um tùm, dân làng thường gọi là “rừng cấm” một nông dân làng Bái Trạch, huyện Thọ Xuân, khi phát hoang cuốc đất làm vườn, cuốc phải quách mộ và thấy ở bên trong có một quan tài sơn son. Sau khi tiến hành khai quật và khảo cổ đã khẳng định đây là mộ vua Lê Dụ tông (Duy Đường, 1705-1729).

Đến năm 1976, cũng trên dải đất này, người dân khi đào trong vườn nhà, chạm vào làm vỡ một mảng quách bên trong có quan tài cũng được sơn son thếp vàng. Đó là phần mộ vua Lê Mẫn Đế (Chiêu Thống, 1786-1788).

Và cách nay đúng 35 năm, tức là vào năm 1988 tình cờ học sinh đào trong vườn trường cấp II (vị trí nằm ở cổ con Dơi) phát hiện được ngôi mộ, quan tài dày 20cm bằng gỗ thơm (đàn gương hoặc the mốc), bên trong có quan tài sơn son liền báo với chính quyền. Đó là mộ vua Lê Hiển tông (Cảnh Thống, 1497-1504).

Thế đất ấy, nối từ cồn cánh Rơi (có tài liệu ghi là cồn cánh Dơi), qua cồn Mả Lăng không khác gì một đàn dơi đang bay. Theo các cụ bô lão và dân làng truyền lại rằng, trang Bàn Thạch xưa, vốn là chốn núi sông tươi đẹp lại có vượng khí phong thủy, được người xưa chọn để an táng ba vị vua thời Lê Trung hưng.

Ngôi mộ của vua Lê Dụ tông đã được hoàn táng vào đầu năm 2010 trên đất làng Bái Trạch, xã Xuân Giang để tiếp tục an giấc muôn đời với tiên tổ.. Ngoài ra, ở cồn Cánh Dơi, có lăng mộ của vua Lê Mẫn Đế; ở cồn Nẫn (khu đền thờ hiện tại) là nơi phát hiện lăng mộ của vua Lê Hiển tông. Vì thế làng Ba lăng vua theo cách gọi quen thuộc của người dân địa phương, đến nay, vừa bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống vừa phát triển đời sống bà con Nhân dân.

Mặc dù mới được khởi dựng từ năm 2010, nhưng chỉ cần bước chân vào không gian rộng rãi với những hàng cây cổ thụ, hẳn mọi người đều có cảm giác thật linh thiêng, tôn kính. Đền thờ ba vị vua: Lê Dụ tông, Lê Hiển tông và Lê Mẫn Đế được xây dựng trên khu di tích có diện tích là 18.725m2. Đền có mặt bằng hình chữ Nhị và nằm trên thềm cao 9 bậc. Tòa tiền tế 3 gian 2 dĩ, mặt nhìn về phía Tây Nam, bên trong có hương án thờ long ngai với tượng của hai vị vua Lê Dụ tông, Lê Hiển tông, riêng ngai của Lê Mẫn Đế tức Lê Chiêu Thống chỉ bày áo mũ. Tòa hậu đường 3 gian nằm song song với tiền tế theo hình chữ Nhị, cả hai đều xây kiểu 2 tầng 8 mái. Bên hữu đền chính còn có ngôi đền thờ Mẫu hậu, hoàng hậu, phi tần của các vua thời Lê Trung hưng.

Ông Vũ Văn Giang, công chức văn hóa xã cho biết: Hàng năm, vào ngày 20 tháng Giêng và 17 tháng 7 âm lịch, địa phương tổ chức Lễ Kỳ phúc, thu hút đông đảo Nhân dân trong xã và du khách thập phương đến tham quan, dâng hương, bày tỏ lòng biết ơn các vị vua và trọng thần thời Lê Trung hưng, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đầu năm 2020, di tích này đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký quyết định công nhận là điểm du lịch của tỉnh.

Ngoài ra, đến Xuân Sinh không thể không nhắc đến hồ Bàn Thạch, một cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình. Hồ trải dài trên 3km, với diện tích khoảng 20 ha, bốn mùa nước trong xanh, rất phù hợp để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, cách đền thờ các vị vua thời Lê Trung hưng khoảng 300m, đền thờ thần Cao Sơn – vị Nhân thần được vua Lý trọng dụng, được Nhân dân làng Bàn Thạch suy tôn làm Thành hoàng làng vẫn lặng lẽ và được bà con nhang khói quanh năm.

“Là địa phương có nhiều di tích văn hóa lịch sử, lễ hội truyền thống và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đã xác định đây là tài nguyên quý giá để đẩy mạnh phát triển du lịch, coi phát triển du lịch là 1 trong 3 khâu đột phá trong giai đoạn 2020-2025. Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có, xã Xuân Sinh đang tập trung công tác quy hoạch, đẩy mạnh quảng bá và thu hút đầu tư, đồng thời kết nối với các khu, điểm du lịch trong huyện, trong tỉnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người dân địa phương”, ông Lê Đức Dũng, Chủ tịch UBND xã Xuân Sinh, khẳng định.

Bài viết có sử dụng tư liệu trong sách Kinh đô Vạn Lại – Yên Trường (NXB Thanh Hóa, 2021); Vương triều Tiền Lê – Hậu Lê (NXB Thanh Hóa, 2014).

Bảo Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Góp ý, hoàn thiện các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông...

Lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, sửa đổi, làm rõ quy định về hoạt động vận tải; nâng cao điều kiện tiêu chuẩn về trình độ của giáo viên dạy lái xe; làm rõ quy định về phân cấp quản lý đường bộ.Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến các tỉnh, thành trong cả nước.Sáng 8/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã...

Đại hội đại biểu lần thứ IV Hội Cựu giáo chức tỉnh Thanh Hóa

Sáng 8/11, tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa, Hội Cựu giáo chức (CGC) tỉnh long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.Toàn cảnh đại hội.Dự đại hội có đại diện lãnh đạo Trung ương Hội CGC; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cùng 116 đại biểu đại diện cho gần 2 vạn hội viên...

Phối hợp chuẩn bị khẩn trương, chu đáo cho Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Sáng 8/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe báo cáo về công tác chuẩn bị và phối hợp tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc. Dự hội nghị có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương...

Giải ngân vốn đầu tư công: Quyết tâm giữ vị thế top đầu (Bài cuối)

“Chiến dịch 60 ngày - đêm tăng tốc, hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 2024", đã được Chủ tịch UBND tỉnh phát động. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để các địa phương quyết liệt, sâu sát hơn trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đạt mục tiêu đến ngày 31/12/2024, toàn tỉnh sẽ giải ngân 100% vốn được giao.Thi công Dự án Đường nối cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 1A đi cảng Nghi...

Cùng tác giả

[Góc nhìn]: Lại cháy!

(Baothanhhoa.vn) - Lại cháy! Không ai muốn nghe điều này cả, nhưng rồi nó vẫn xảy ra. Các bạn đang theo dõi một Góc nhìn tiếp theo về cháy của Báo Thanh Hóa Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/goc-nhin-lai-chay-229805.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 9/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 9/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-9-11-2024-229869.htm

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất