Powered by Techcity

Về với vùng đất Nam Ngạn xưa

Nằm bên bờ sông Mã, tên làng Nam Ngạn có từ thời nhà Trần, gắn liền với công lao của Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương – người đã vâng lệnh vua Trần đi khai hoang, mở nước. Khi đến vùng đất bên bờ sông Mã, ông đã dừng lại khai phá đất đai, mở lớp dạy học và lập nên trại Nam Ngạn. Tên gọi Nam Ngạn có từ thuở ấy.

Về với vùng đất Nam Ngạn xưaTượng đài Nam Ngạn chiến thắng ghi nhớ sự anh dũng của quân, dân Nam Ngạn trong chiến đấu. Ảnh: Khánh Lộc

Nằm trong không gian của văn hóa Đông Sơn, Nam Ngạn được biết đến là vùng đất có bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng. Đi qua thời gian, trên đất Nam Ngạn ngày nay là những dấu tích lịch sử, văn hóa… được gìn giữ.

Theo lời giới thiệu, tôi tìm gặp ông Lê Ngọc Thắng – Bí thư chi bộ phố Nam Ngạn 1, Trưởng Ban quản lý di tích đền thờ Chu Văn Lương, đồng thời là bậc cao niên có nhiều hiểu biết tại địa phương. “Được bồi đắp bởi phù sa sông Mã tốt tươi, thuận lợi cho trồng trọt, bởi vậy nơi đây hàng ngàn năm trước đã có con người đến sinh sống. Tuy nhiên, phải đến thời Trần, thì mới hình thành nên xóm làng và cái tên Nam Ngạn mới chính thức được nhắc đến trong thần phả của làng, cũng như một số tài liệu xưa. Muốn hiểu về vùng đất này, có lẽ phải bắt đầu từ vị Thành hoàng làng Chu Văn Lương”. Vừa nói, ông Thắng vừa dẫn chúng tôi ra ngôi đền thiêng của người dân Nam Ngạn.

Thần phả của làng Nam Ngạn đến nay vẫn lưu truyền, ngài Chu Văn Lương vốn quê ở miền ngoài, có mẹ họ Trần vốn thuộc dòng dõi trâm anh, còn cha làm nghề dạy học và bốc thuốc cứu người. Từ nhỏ, cậu bé Chu Văn Lương đã nổi tiếng thông minh, lại chăm chỉ luyện tập võ nghệ. Lớn lên, vì có nhiều công trạng với vùng đất Long Biên (thuộc Hà Nội ngày nay) nên được vua Trần yêu quý, phong cho chức Liệt hầu đồng bình Chương sự (chức quan được cho là giữ việc giáo hóa, dạy dân). Cũng bởi đã có kinh nghiệm trong việc giáo hóa người dân, nên năm 1258, chàng trai Chu Văn Lương được vua Trần tin tưởng cử về vùng đất xứ Thanh theo chính sách khai hoang, chiêu dân lập ấp. Khi đến vùng đất Đông Sơn, đã chọn trại Nam Ngạn làm chốn dừng chân để mở lớp dạy học, dạy dân làm ăn.

Khi giặc Nguyên Mông với dã tâm bành trướng sang xâm lược nước ta, trước tình thế gian khó, vua Trần đã mở hội nghị Diên Hồng bàn việc nước. Trong hội nghị lịch sử này, quan Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương đã cùng với các bô lão nhất tề đồng lòng đánh giặc, giữ gìn non sông gấm vóc Đại Việt.

Hưởng ứng lời hiệu triệu cứu nước, Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương đã về lại Nam Ngạn, chọn được hơn 500 trai tráng trong làng có sức khỏe, thạo sông nước, giỏi võ nghệ. Ngoài ra, ngài còn cho người đi các huyện tuyển thêm hàng nghìn trai tráng về đây luyện tập đêm ngày, sẵn sàng xung trận. Dưới sự dẫn dắt của quan Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương, đạo quân Nam Ngạn đã tiến ra Hải Dương đánh giặc. Tương truyền, sau thời gian trận mạc, đạo quân do Chu Văn Lương lãnh đạo đã bắt được tướng giặc, đại thắng trở về. Khi vua Trần ban thưởng, dù được giữ lại triều đình làm quan, song Chu Văn Lương lại xin được trở về Nam Ngạn xứ Thanh sống cùng người dân.

“Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương không chỉ là người đã có công chiêu dân, lập nên làng Nam Ngạn, mà còn được xem là người thầy đầu tiên dạy chữ cho người dân trên vùng đất này. Vì thế, sau khi ngài mất, đã được vua Trần sắc phong Thượng đẳng phúc thần và người dân Nam Ngạn lập đền thờ phụng, tôn làm Thành hoàng làng. Điều này có nghĩa, đền thờ Thành hoàng làng Chu Văn Lương trên đất Nam Ngạn đã có lịch sử ra đời cách đây khoảng 7 thế kỷ” – ông Lê Ngọc Thắng cho biết.

Theo các tài liệu còn lưu giữ tại địa phương, đền thờ Chu Văn Lương khi xưa nằm sát về phía sông Mã. Tuy nhiên, cuối thời Lê, một năm lụt lội khiến nước dâng vào bên trong đền, nên đền thờ Chu Văn Lương và chùa Mật Đa được dời vào vị trí mới cho đến ngày nay. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa, đền thờ Chu Văn Lương hiện mang đậm dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn. Cũng bởi có nhiều công trạng với đất nước và dân làng, qua các triều đại phong kiến, Thành hoàng làng Chu Văn Lương đã nhiều lần được ban sắc phong. Hiện nay tại đền thờ còn lưu giữ 9 đạo sắc phong qua các triều Lê, Nguyễn.

Cũng theo ông Lê Ngọc Thắng, cùng với đền thờ Chu Văn Lương thì chùa Mật Đa trên đất làng Nam Ngạn cũng là một công trình kiến trúc tôn giáo được xây dựng vào thời Trần. Tương truyền, chùa Mật Đa năm xưa được dựng lên theo lệnh của Liệt hầu đồng bình Chương sự Chu Văn Lương. Bên cạnh việc thờ Phật, chùa còn là nơi để ngài dạy học và chữa bệnh cho người dân.

Về 2 di tích có lịch sử lập dựng sớm nhất trên đất Nam Ngạn, theo sách Địa chí TP Thanh Hóa: “Làng Nam Ngạn có đền thờ Chu Văn Lương, một vị tướng có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông đời Trần. Trong đền còn nhiều hiện vật mang phong cách hoa văn của thế kỷ 15 – 16. Đền còn có một tấm bia với nội dung bàn về hương ước của làng. Trong làng Nam Ngạn còn có một ngôi chùa khá nguyên vẹn, mang đậm dấu ấn của Tam giáo đồng nguyên. Chùa có tên Mật Đa tự”. Ngày nay, đền thờ Chu Văn Lương và chùa Mật Đa đều thuộc cụm di tích lịch sử Nam Ngạn, đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

“Không chỉ là di tích lịch sử, trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đền thờ Chu Văn Lương và chùa Mật Đa còn là những địa điểm chứng kiến sự quật cường của đất và người Nam Ngạn. Nếu như đền thờ Chu Văn Lương từng là kho chứa binh lương, đạn dược phục vụ chiến đấu thì chùa Mật Đa chính là nơi cấp cứu thương bệnh binh” – vừa nói, ông Lê Ngọc Thắng vừa dẫn chúng tôi ra phía trước chùa Mật Đa, nơi có tượng đài Nam Ngạn chiến thắng gắn liền với trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng của quân dân Nam Ngạn ngày 3 và 4-4-1965; cùng với đó là dấu tích của hầm chỉ huy năm xưa.

Năm 1965, để thực hiện mưu đồ đánh phá miền Bắc, mục tiêu của đế quốc Mỹ chính là các cầu, kho vũ khí, đạn dược. Và cầu Hàm Rồng là một trong những mục tiêu đầu tiên của kẻ địch. Với máy bay tối tân, trang bị hiện đại và đội quân thiện chiến, kẻ địch hung hăng tưởng rằng có thể nhanh chóng phá hủy cầu Hàm Rồng.

Trong hai ngày (3 và 4-4-1965) cùng với các lực lượng vũ trang bảo vệ cầu Hàm Rồng, Nhân dân Nam Ngạn đã góp công lớn trong việc bắn hạ nhiều máy bay Mỹ, để cầu Hàm Rồng sừng sững hiên ngang nối liền đôi bờ sông Mã. Đó là hình ảnh nữ dân quân Ngô Thị Tuyển vác trên vai 2 hòm đạn vượt đê tiếp viện kịp thời cho các chiến sĩ chiến đấu; những cụ già cùng nhau nổi lửa nấu cơm phục vụ bộ đội; và cả những nhà sư mặc tiếng đạn bom rền vang trên bầu trời, cày xới mặt đất, cứ miệt mài cấp cứu người bị thương… Chiến tranh đi qua, nhưng ký ức về những ngày đạn bom, khói lửa đau thương, hiểm nguy và rất đỗi hào hùng vẫn “sống mãi” cùng lịch sử của đất và người Nam Ngạn…

Về thăm vùng đất bên bờ sông Mã, trong “nhịp” chảy trôi của cuộc sống hiện đại, còn đó những dấu tích lịch sử, nét đẹp văn hóa đang được người dân giữ gìn. Đó vừa là niềm tự hào, cũng là “nguồn lực” tinh thần để đất và người Nam Ngạn vươn mình phát triển.

Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Khe co giãn đường bộ cầu Hàm Rồng bị bong bật bản cao su chưa xác định được nguyên nhân

Vào lúc 16h00 ngày 11/9 khe co giãn số 2 phía thượng, mố nam (phía phải đường sắt) phần đường bộ cầu Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) bị bong bật bản cao su chưa xác định được nguyên nhân.Hiện tại trạng thái công trình chưa có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu, tuy nhiên gây ảnh hưởng đến việc lưu thông bình thường của phương tiện giao thông đường bộ khi qua khe co giãn trên.Do...

Phát huy giá trị di tích đền thờ Lê Phụng Hiểu

Xã Hoằng Sơn (Hoằng Hóa) là vùng đất giàu giá trị lịch sử, nơi còn lưu giữ được một hệ thống di sản văn hóa vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa đặc sắc, trong đó có đền thờ Lê Phụng Hiểu. Những năm qua, xã luôn chú trọng đến việc giữ gìn, phát huy giá trị của đền thờ nhằm tri ân công đức của bậc tiền nhân.Đền thờ Lê Phụng Hiểu, xã Hoằng Sơn...

Đoàn Thanh niên Báo Thanh Hóa dâng hương, tri ân các Anh hùng liệt sĩ và thăm, tặng quà gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, sáng 26/7, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Báo Thanh Hóa tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng, Tượng đài Thanh niên xung phong, Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã và thăm, tặng quà một số gia đình chính sách trên địa bàn TP Thanh Hóa.Đoàn viên thanh niên Báo Thanh Hóa thắp...

Thắp nến tri ân các anh hùng, liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 25/7 Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Thanh Hóa đã tổ chức Lễ thắp nến tri ân tại nghĩa trang Liệt sĩ Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh cùng các đại biểu và Nhân dân...

Hiện vật… kể chuyện xứ Thanh anh hùng

Có từng sống và chiến đấu trong những năm tháng vất vả và gian lao nhất của chiến tranh mới hiểu được cái giá của hòa bình, của độc lập - tự do. Thế hệ cháu con hôm nay, chưa một ngày biết thế nào là “khoét núi, ngủ hầm”, bom rơi đạn nổ, “sống giờ chết giờ” nhưng chưa bao giờ lãng quên đi quá khứ, quên đi những hy sinh, cống hiến của các thế hệ cha...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

[Góc nhìn]: Lại cháy!

(Baothanhhoa.vn) - Lại cháy! Không ai muốn nghe điều này cả, nhưng rồi nó vẫn xảy ra. Các bạn đang theo dõi một Góc nhìn tiếp theo về cháy của Báo Thanh Hóa Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/goc-nhin-lai-chay-229805.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 9/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 9/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-9-11-2024-229869.htm

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Cùng chuyên mục

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

[WOW! Thanh Hóa] Gỏi cuốn cá nhệch

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-goi-cuon-ca-nhech-cang-an-cang-cuon-219278.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất