Powered by Techcity

Về ngôi đình còn lưu giữ được nhiều sắc phong

Trải qua hàng trăm năm biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, đình làng Đức Giáo xưa, nay là đình làng Đức Tiến, thôn Đức Tiến, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) vẫn giữ được nét rêu phong, cổ kính, đặc biệt tại đình còn lưu giữ nguyên vẹn nhiều sắc phong quý.

Về ngôi đình còn lưu giữ được nhiều sắc phongNhững sắc phong nơi đây được người dân xem như báu vật và được gìn giữ, bảo quản tốt.

Được xếp loại di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2000, đình làng Đức Giáo là nơi thờ Cao Sơn tôn thần; thờ Thành hoàng làng Phạm Ngọc Độc, Lê Tiến Bình, Tào Thuận Hóa, thờ Thánh Bưng (Lê Phụng Hiểu), nghè thờ Nguyệt Nga công chúa. Trước kia, đình làng có kiến trúc theo kiểu chữ đinh (T), gồm ngôi tiền đình nằm ngang 3 gian, hai chái rộng và ngôi chính tẩm (hậu cung) 3 gian nằm dọc. Bài trí thờ trong di tích, gồm gian giữa có hương án thời Lê được sơn son thếp vàng, chạm trổ tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (xuân, hạ, thu, đông); phía trên hương án có bức đại tự đề: “Thánh cung vạn tuế” được chạm khắc, sơn son thếp vàng.

Gian bên tả bài trí thờ các vị quan tước có công với làng, đứng đầu các dòng họ Phạm, Lê, Nguyễn, Tào, Ngô, Trần, Đỗ, Trịnh, Đào. Gian bên hữu, bài trí thờ các vị có công với làng như Lê Văn Khanh (1867-1948) là người có công tu bổ, trùng tu đình làng năm 1944… Tiếp theo đó, ngôi chính tẩm (hậu cung) là nơi thờ các vị có công lớn với làng và được Nhà nước phong kiến phong làm thần của làng: Cao Sơn Đại vương, Lê Phụng Hiểu và Nguyệt Nga công chúa.

Trải qua biến thiên của thời gian và thăng trầm lịch sử, đình làng Đức Giáo đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền và đóng góp của Nhân dân địa phương cũng như con em xa quê, đình làng đã nhiều lần được trùng tu, tôn tạo với nhiều hạng mục trên nền đất cũ, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của người dân trong làng. Hiện, đình làng vẫn giữ được những nét rêu phong, cổ kính gồm tiền đình 3 gian và 1 hậu cung, là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa truyền thống trong làng, trong xã.

Ông Lê Trí Sơn, công chức văn hóa xã Hoằng Hợp, cho biết: Hiện tại, tại đình đang còn lưu giữ 2 thần phả và 11 đạo sắc phong của thời Nguyễn, phong tặng cho các vị thần và cho làng Đức Giáo xưa. Trải qua nhiều thế hệ, các sắc phong được người dân trong thôn bảo tồn khá tốt, hầu hết còn nguyên vẹn, mặt sắc còn ánh lên màu vàng tươi, nét chữ vẫn còn rõ, các hoa văn trên mặt sắc còn ngời sáng màu bạc. Đặc biệt, triện vua ban vẫn đang còn sắc nét, rõ màu mực.

Qua trò chuyện với Ban Quản lý di tích đình làng Đức Tiến, được biết: Người dân trong thôn luôn coi các sắc phong này là báu vật, nên gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế hệ. Để giữ cho sắc phong không bị hư hỏng, ban quản lý di tích hạn chế việc mở sắc, chỉ có những dịp trọng đại của thôn như tế đình thì sắc phong mới được mở ra. Sau đó sắc phong được cuộn cất trong hộp gỗ sơn son thếp vàng, để hạn chế côn trùng gặm nhấm và ảnh hưởng của thời tiết. Thỉnh thoảng trời nắng, chúng tôi đưa các sắc phong mang ra phơi chống ẩm mốc. Vì vậy, trải qua hàng trăm năm, các sắc phong của đình làng vẫn được dân làng lưu giữ gần như nguyên vẹn trong các hộp gỗ cổ.

Đã từ rất lâu, đình làng Đức Tiến là trung tâm tín ngưỡng của cộng đồng cư dân địa phương, là nơi dân làng gửi gắm những mong ước của mình vào vị thần phò trợ cho làng. Để tưởng nhớ công lao của các vị thần nơi đây, dân làng lấy ngày 8/2 âm lịch hằng năm làm ngày diễn ra lễ hội kỳ phúc. Đây là dịp để người dân địa phương và con em xa quê tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các bậc tiền nhân đã có công khai ấp, lập làng. Đặc biệt, với những sắc phong cổ quý hiếm được cộng đồng cư dân gìn giữ nguyên vẹn tại đây, đã góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Bài và ảnh: Trung Hiếu

Nguồn

Cùng chủ đề

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Bảo đảm cung ứng phân bón cho sản xuất vụ đông

Vụ đông năm nay diện tích gieo trồng của tỉnh Thanh Hóa vẫn chủ yếu tập trung vào các loại cây trồng như lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Mỗi loại cây trồng có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau nhưng đều phụ thuộc lớn vào phân bón để tăng cường chất lượng và sản lượng. Cung cấp phân bón đúng thời điểm, đủ số lượng là điều kiện quan trọng giúp nông dân...

Sầm Sơn đổi mới

Những ngày cuối tháng 10 này, Sầm Sơn bỗng trở nên náo nhiệt, khi thành phố biển vinh dự được lựa chọn là nơi tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. “Những vị khách đặc biệt” từng đặt chân đến Sầm Sơn cách đây tròn 7 thập kỷ, đã có dịp trở lại để tận mắt chứng kiến sự “thay da đổi...

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường 

Sáng 24/10, tại xã Yên Trường (Yên Định) đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường ngày 11/12/1961.Các đại biểu dự lễ khởi công dự ánThanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt. Người đã 4 lần về thăm, biểu dương thành tích của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa trong...

Cùng tác giả

Loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát việc bất động sản tăng giá bất thường

UBND tỉnh Hòa Bình mới đây ban hành Công văn số 1938 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh. Theo công văn, UBND tỉnh Hòa Bình giao Sở Xây dựng rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các...

Giá vé máy bay Tết tăng cao; iPhone 11 giảm 13 triệu

Giá vé máy bay Tết tăng cao Dù gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng giá vé máy bay đã tăng gấp đôi so với ngày thường. Giá vé chênh khoảng 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/vé, theo báo Tiền phong. Cụ thể, ở chặng bay TPHCM – Hà Nội, các hãng Vietnam Airlines, Vietravel Airlines, Bamboo Airways có giá vé khứ hồi dao động từ 6,8-7,3 triệu đồng. Đối với chặng bay TPHCM – Quy Nhơn, giá vé...

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17

 Dự báo vị trí và hướng đi của bão số 7 sáng ngày 10/11. Ảnh: TT KTTV Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 10/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh...

CLB chủ quản lên tiếng!

Những ngày, thông tin ngôi sao hàng đầu đội tuyển bóng chuyền Việt Nam Trần Thị Thanh Thúy sớm chia tay CLB Kuzeyboru (Thổ Nhĩ Kỳ) gây chú ý với nhiều người hâm mộ. Mới đây nhất vào ngày 9.11, Thanh Thúy không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu của CLB Kuzeyboru ở vòng 8 giải bóng chuyền vô địch quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ dù trước đó vài ngày cô được ra sân ở Cúp...

Cùng chuyên mục

Bá Thước bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Bá Thước có nhiều di tích, danh thắng, làng nghề... là lợi thế để huyện phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa, khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống.Làng nghề dệt thổ cẩm ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm đang được khôi phục.Chủ tịch UBND xã Lũng Niêm Bùi Văn Tùng cho biết: Nghề dệt thổ cẩm bắt đầu xuất hiện ở thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm từ thế kỷ XVIII. Ngày...

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất