Powered by Techcity

Về Ngọc Lặc nghe âm vang cồng chiêng

Từ bao đời nay, với người Mường, cồng chiêng không chỉ là nhạc khí, mà còn là “báu vật” của dân tộc. Tiếng cồng chiêng ngân vang mang theo bao khát vọng, mong ước về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và, không biết từ bao giờ, cồng chiêng đã trở thành “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân bản Mường.

Về Ngọc Lặc nghe âm vang cồng chiêngCồng chiêng là nét văn hóa độc đáo của người Mường Ngọc Lặc.

Chúng tôi đến thôn Thuận Hòa, xã Quang Trung vào một buổi sáng mùa xuân. Trên con đường đến nhà nghệ nhân cồng chiêng Phạm Vũ Vượng đã thấy vang lên thanh âm trầm bổng. Cùng với tiếng gió vi vút nơi núi rừng, tiếng cồng chiêng ngày càng rõ từng nhịp như gọi mời. Một cảm giác bình yên xen lẫn náo nức tràn về…

Nhắc đến văn hóa của người Mường chắc không thể bỏ qua cồng chiêng. Đây là loại hình văn hóa đặc sắc, đầy sức hấp dẫn của dân tộc Mường nói chung và dân tộc Mường ở Ngọc Lặc nói riêng. Âm thanh của cồng chiêng luôn gắn liền với cuộc đời và cuộc sống sinh hoạt, lễ hội, các nghi thức của người dân. Xưa kia dân cư sống thưa thớt, tiếng cồng chiêng giúp người dân xua đuổi muông thú. Khi chống giặc ngoại xâm, tiếng cồng chiêng trở thành tiếng thôi thúc những người con bản mường đứng lên. Và không biết từ bao giờ, người Mường đã thổi hồn cho cồng chiêng, gắn cồng chiêng với những bản nhạc, bài hát, điệu múa, nghi lễ, phong tục đặc trưng của dân tộc mình. Để rồi, những thanh âm ấy dần chiếm trọn cả bản mường, đi sâu vào mọi mặt của cuộc sống, gắn bó suốt cuộc đời mỗi người dân Mường.

Vào dịp tết, cồng chiêng theo những Phường Chúc (Sắc bùa) mang may mắn đến cho mỗi nhà, mỗi bản mường. Cồng chiêng chào đón sự xuất hiện của con người và tiễn biệt cuộc hành trình nơi dương gian của con người. Cồng chiêng chúc phúc cho những đôi uyên ương trong ngày cưới; thúc giục những bước chân trẩy hội, xuống đồng, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống và mang đến những ước vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Nghệ nhân ưu tú Phạm Vũ Vượng chia sẻ: “Với người dân tộc Mường, cồng chiêng là sợi dây kết nối giữa người với người. Và hơn thế, đó là ngôn ngữ để giao tiếp với trời, đất, thánh thần, tổ tiên để gửi gắm những ước vọng”.

Cũng theo ông Vượng, mỗi chiếc cồng chiêng được xem là tài sản quý giá của mỗi gia đình và cộng đồng. Bởi vậy, ông luôn có ý thức và trách nhiệm gìn giữ sưu tầm. Đến nay, ông luôn tự hào với vốn tài sản quý của mình. Đó là 20 cái cồng chiêng thường xuyên phục vụ cho các hoạt động văn hóa – văn nghệ, lễ hội và sự kiện lớn của địa phương.

Trải qua bao thế hệ, đến nay cồng chiêng vẫn luôn tồn tại trong tâm thức lẫn đời sống văn hóa, tinh thần, tín ngưỡng của người Mường. Và càng vui hơn, khi người dân tộc Mường ngày càng nhận thức được vai trò và giá trị của cồng chiêng. Từ già trẻ, gái trai, ai ai cũng chung tay bảo tồn, phát huy giá trị của cồng chiêng.

Tình yêu với cồng chiêng và niềm vui khi âm vang cồng chiêng vang lên không chỉ hiện rõ trên gương mặt rạng ngời, tươi vui của người con đất Mường đã ngoài 80 tuổi. Mà đó là niềm vui chung, niềm tự hào và trách nhiệm của người dân tộc Mường.

Bà Trương Thị Phi ở xã Quang Trung, người gắn bó lâu năm với Câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Mường Ngọc Lặc cho biết: “Trước đây, việc vận động mọi người tham gia câu lạc bộ gặp không ít khó khăn. Nhưng nay, người dân ai cũng nhận thức được vai trò của cồng chiêng cũng như các giá trị văn hóa khác nên rất tích cực tham gia. Ai cũng vui khi được tham gia trình diễn cồng chiêng. Nhiều gia đình, cả nhà tham gia thực hành, ngày càng nhiều trẻ em yêu thích, tham gia các hoạt động văn hóa dân gian”.

Trò chuyện cùng các thành viên Câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Mường Ngọc Lặc, chúng tôi mới hiểu tình yêu của họ dành cho cồng chiêng và văn hóa dân tộc là rất lớn. Cũng nhờ tình yêu và tâm huyết của họ, văn hóa cồng chiêng Mường ở Ngọc Lặc đã vang xa ra khỏi giới hạn địa lý, không gian núi rừng.

Nói về văn hóa cồng chiêng, Trưởng Phòng Văn hóa, Thông tin huyện Ngọc Lặc Phạm Đình Cường cho biết: “Trải qua quá trình lao động, sáng tạo và được trao truyền, kế thừa qua nhiều thế hệ, đến nay cồng chiêng đã trở thành di sản văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc và là điểm tựa tinh thần của dân tộc Mường. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng, cấp ủy, chính quyền và người dân Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều hoạt động góp phần tạo “đất sống” cho cồng chiêng. Nhờ đó, những thanh âm của cồng chiêng luôn vang mãi trong tâm thức và đời sống của người dân, trở thành động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương”.

Bài và ảnh: Quỳnh Chi

Nguồn

Cùng chủ đề

Ngọc Lặc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Lặc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020–2025 đề ra, bằng những giải pháp phù hợp, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng mừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Ngọc Lặc mới được đầu tư...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Lũ sông Bưởi lại lên, chính quyền dùng thuyền cứu trợ bà con bị ngập nhà cửa

Nhiều xã trên địa bàn huyện Thạch Thành đã tổ chức tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm và cấp phát cứu trợ người dân có nhà bị ngập lụt.Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh trao hàng cứu trợ người dân khu phố Ngọc Bồ, thị trấn Kim Tân.Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, do mưa lớn kéo dài và nước từ thượng nguồn đổ...

Tiềm năng du lịch dưới cánh rừng ngập mặn

Những năm qua, cánh rừng ngập mặn, rừng phi lao phòng hộ luôn đóng vai trò ngăn sóng, giữ cát bảo vệ cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ven biển; đồng thời là nơi trú ngụ của vô số loài thủy hải sản. Không những thế, nơi đây còn có tiềm năng để xây dựng mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn.Không gian yên bình ở rừng ngập mặn Đa Lộc.“Điều hòa nhiệt độ” ngoài trờiCó một...

Ngày hội lớn của non sông

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là thời đại Hồ Chí Minh - thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử vinh quang của dân tộc - với kỷ nguyên độc lập, tự do gắn liền CNXH.TP Thanh Hóa rực rỡ sắc cờ mừng Ngày Quốc khánh 2-9. Ảnh: Lê HợiTừ ngày thu độc lập đầu tiên...Lễ Quốc khánh đầu tiên - ngày 2/9/1945, sẽ...

Cùng tác giả

HLV Hoàng Anh Tuấn khen Tiến Linh là tiền đạo số 1 Việt Nam, chê cả 2 ngoại binh

Tiến Linh có bàn thứ 3 sau 2 vòng đầu tiên của V-League 2024 – 2025 Sau cú đúp giúp CLB Bình Dương thắng ngược 2-1 trên sân Thanh Hóa, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tiếp tục nổ súng bằng quả 11 m chính xác phút 25 trước CLB Hải Phòng tối 21.9. Đây là bàn thắng thứ 69 anh ghi cho đội bóng đất Thủ. Tiếc là trận đấu đầu tiên trên sân nhà Gò Đậu mùa này đã không...

Ngọc Lặc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng

Thực hiện khâu đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội mà Đại hội Đảng bộ huyện Ngọc Lặc lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020–2025 đề ra, bằng những giải pháp phù hợp, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả đáng mừng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Trường Phổ thông DTNT THCS huyện Ngọc Lặc mới được đầu tư...

Phát triển rừng luồng theo hướng thâm canh bền vững

Đến tháng 9/2024, huyện Bá Thước có hơn 11.000ha rừng luồng. Các tháng vừa qua, huyện đã thực hiện kế hoạch năm 2024 thâm canh, phục tráng 1.095ha rừng luồng năm thứ nhất và chăm sóc, bón phân năm thứ 2 cho 390ha. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã chủ động tuyên truyền hiệu quả phát triển vùng luồng thâm canh; tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân phục tráng cho các hộ đăng ký...

Gần 42,6 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.Huyện Quảng Xương ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ 5 tỷ đồng.Thị xã Nghi...

Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024

Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.Các đại biểu tham dự hội nghị.Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Lê Anh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo XDCS và thực hiện QCDC thành phố nhấn mạnh: Thời gian...

Cùng chuyên mục

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý...

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa chia sẻ với các đối tác tại TP Hạ Long bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

Ngày 15/9, Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà các hội viên và đối tác bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).Đại diện Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ nhà hàng The One Place và nhà hàng Green,...... đội tàu du lịch Bài thơ vịnh Hạ Long,...... khách sạn Bảo Minh Radiant,.........

Trò diễn Tú Huần bên dòng sông Mã

Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã “sống đời” cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.Trò diễn Tú Huần do người dân làng Vĩnh Trị biểu diễn.Theo điển tích về trò Tú Huần được lưu truyền tại đây, trò diễn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành. Khi nhà vua...

“Giữ chân” du khách những tháng cuối năm

Không chỉ riêng du lịch Thanh Hóa, thị trường du lịch từ tháng 9 đến cuối năm dần trở nên trầm lắng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước. Nhận định rõ những khó khăn, du lịch Thanh Hóa đã, đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp đổi mới sản phẩm gắn với gia tăng trải nghiệm, dịch vụ nhằm “giữ chân” du khách.Sản phẩm du lịch trekking được kỳ vọng sẽ trở thành...

Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh năm 2024

Chiều 13/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh gắn với Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch) năm 2024.Các đại biểu tham dự Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh.Dự ngày hội có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành VH,TT&DL cùng đông đảo nghệ sỹ, diễn viên thuộc...

Ra mắt tân chủ tịch và các ban của Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa

Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) mở rộng; ra mắt tân chủ tịch và các ban của HHDL tỉnh.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất