Powered by Techcity

Về nghe trống hội cung đình Hoằng Phú

Không biết tiếng trống hội cung đình xuất hiện ở Hoằng Phú (Hoằng Hóa) từ bao giờ, chỉ biết ngày nay trong tất cả các sự kiện lớn nhỏ của làng, xã, trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ… luôn âm vang tiếng trống của các nghệ nhân dân gian, những người dành trọn đời để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống.

Về nghe trống hội cung đình Hoằng PhúCLB trống hội cung đình Hoằng Phú biểu diễn trong hội làng. Ảnh: Vân Anh

Làng Phú Khê thuộc 2 xã Hoằng Phú và Hoằng Quý (Hoằng Hóa). Đình làng Phú Khê được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật quốc gia năm 1992. Tại đây, vào tháng 2 âm lịch hàng năm là nơi diễn ra Lễ hội Kỳ Phúc, lễ hội lớn nhất của làng, đã được duy trì qua hàng trăm năm. Hội làng Phú Khê nổi tiếng với nghệ thuật trống hội cung đình. Tiếng trống được truyền lại từ hàng trăm năm trước, đã từng vang lên trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tiếp tục âm vang cho đến tận ngày nay, có mặt trong tất cả các hoạt động, sự kiện văn hóa quan trọng của huyện, xã.

Duy trì và phát triển nghệ thuật trống hội cung đình, năm 2004, xã Hoằng Phú đã thành lập câu lạc bộ (CLB) trống hội cung đình Hoằng Phú. Từ 19 thành viên ban đầu, đến nay, CLB đã phát triển lên đến 40 người, với 20 năm kinh nghiệm. Điểm khác biệt, cũng là tín hiệu vui khi CLB trống hội cung đình Hoằng Phú quy tụ được cả người già và người trẻ, đây là một điều hiếm có ở các CLB nghệ thuật truyền thống. Điều đó cho thấy, nghệ thuật truyền thống luôn có sức hút mãnh liệt đối với tất cả mọi người, không kể tuổi tác, chỉ cần được nuôi dưỡng bằng tình yêu và những người đi đầu khơi dậy nhiệt huyết của lòng đam mê và trách nhiệm.

Một trong những người tiên phong không tiếc công sức, tiền bạc và gắn bó gần hết cuộc đời trong việc phục dựng và giữ gìn nghệ thuật trống hội cung đình là Nghệ nhân Ưu tú Lê Minh Triết, chủ nhiệm CLB, thế hệ đầu tiên và là người có công lớn khi CLB được thành lập. Vốn sinh ra trong gia đình không ai theo nghệ thuật, ông Triết tự nhận mình không có thiên phú với các môn nghệ thuật truyền thống. Nhưng từ thuở thiếu niên, ông Triết rất thích đi xem hội làng. Khi các bạn cùng trang lứa bị lôi cuốn bởi những trò diễn sôi động và rực rỡ thì ông Triết lại hướng sự chú ý của mình vào màn trống hội. Ông cảm nhận được sự sôi động của lễ hội bắt đầu bằng âm vang giục giã của tiếng trống. Ông biết rằng “tiếng trống như linh hồn dẫn dắt lễ hội”, từ đó, ông tự tìm hiểu, nghiên cứu và học đánh trống. Ông thích nghệ thuật trống hội cung đình, môn nghệ thuật đã xuất hiện từ lâu ở làng, là tiếng trống mà người dân nghe “quen tai” nhất. Đến khi trưởng thành, ông Triết có trong đầu một kho tàng kiến thức về trống hội cung đình, đồng thời có thể chơi điêu luyện các loại trống và biết đánh tất cả các bài trống.

Trước năm 2004, các môn nghệ thuật truyền thống trong đó có trống hội cung đình không có “đất diễn” trong làng, cũng không còn ai theo nghề. Nhìn thấy thực trạng đáng buồn đó, ông Triết tìm đến các gia đình còn người biết nghề và lưu luyến với trống hội để vận động, thành lập CLB. Thời gian đầu, khi CLB đang còn thiếu kinh phí và niềm tin trong hoạt động, ông Triết là người bỏ ra nhiều công sức, tâm huyết và cả tiền bạc, quyết tâm duy trì CLB. 20 năm giữ gìn và phát huy, đến nay ông có thể tự hào mà khoe rằng: “Ở mảnh đất này, mỗi độ xuân sang, người người, nhà nhà đều háo hức mong chờ đến ngày hội Kỳ Phúc vào tháng giêng hằng năm. Đó không chỉ là dịp để tưởng nhớ, tri ân người đã có công khai thiên lập địa chốn này, là dịp để người trong vùng tề tựu, du xuân, vui chơi với ước mong một năm an vui, mưa thuận gió hòa, mà còn là dịp làng nghe trống hội cung đình, xem những nghệ nhân biểu diễn”. Khẳng định cho lời nói của mình, ông nhắn nhủ với chúng tôi: “Một ngày nào đó, chị hãy cứ theo chân đoàn người rước hội và tiếng trống giục giã, sẽ choáng ngợp trong không khí của ngày lễ hội. Ngày thường nơi này im ắng, người làng đa số đi làm ăn xa, chỉ dịp tết và ngày lễ hội mới về. Chỉ chờ tiếng trống hội cất lên là mọi người sẽ tập hợp đông đủ, tinh hoa của vùng đất này cũng theo đó mà bừng tỉnh, khoe sắc”.

Tấm lòng của ông Triết thu hút nhiều người trẻ tham gia học trống, trở thành thành viên của CLB. Anh Lê Văn Huân, một trong những nghệ nhân trẻ, tuy mới 32 tuổi nhưng anh đã đánh trống cái điêu luyện, thành thạo nhiều bài trống hội cung đình. Anh cho biết: “Muốn chơi trống hội cho hay phải chuyên tâm luyện rèn. Trống hội có nhiều bộ, nhiều bài, mỗi bài có ý nghĩa và cách đánh khác nhau, bên cạnh đó là cách biểu diễn, thể hiện động tác thuần thục, nhuần nhuyễn sao cho hài hòa”.

Một buổi biểu diễn trống hội ở đình làng thường có 25 người tham gia, còn ở những lễ hội lớn, không gian biểu diễn rộng thì số người biểu diễn lên tới 35 – 40 người. Trang phục truyền thống là nam mặc quần áo nghi lễ màu đỏ, nữ mặc áo tứ thân, đầu đội khăn xếp. Trống hội cung đình dùng trong nghi lễ đình làng, gồm có 11 bài như: trống rước, trống đón, trống bình thân, trống rình rình, trống múa dùi, trống bái, trống tái nghiêm, tam nghiêm… Trong quá trình biểu diễn, các nghệ nhân không chỉ đánh trống mà còn kết hợp nhiều động tác đẹp mắt như múa dùi, xoay người, đổi vị trí đánh trống, khiến trống hội cung đình không chỉ có âm sắc mà còn có cả vũ đạo hấp dẫn thu hút người xem. Bài trống được các nghệ nhân CLB thường hay biểu diễn là 18 nhịp trong bài trống rước. Trống hội sử dụng phong phú các loại trống như: trống bong, trống bản, trống cái…

Tiếng trống hội cung đình xã Hoằng Phú đến nay đã vang xa, lan tỏa ra nhiều địa phương khác trong tỉnh. Nhiều nơi đã thành lập CLB trống hội của làng và mời Nghệ nhân ưu tú Lê Minh Triết về truyền dạy. Nói về niềm vui này, ông Triết cho biết: “Đến giờ tôi chẳng mong gì hơn là ngày càng có nhiều người học, người trẻ biết và học các môn nghệ thuật truyền thống, bởi đó là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Còn chúng tôi luôn sẵn sàng cống hiến và truyền dạy”.

Vân Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Trò diễn Tú Huần bên dòng sông Mã

Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã “sống đời” cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.Trò diễn Tú Huần do người dân làng Vĩnh Trị biểu diễn.Theo điển tích về trò Tú Huần được lưu truyền tại đây, trò diễn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành. Khi nhà vua...

“Giữ lửa” tuồng cổ trên quê hương xứ Thanh

Nghệ thuật tuồng có trong đời sống văn hóa của người Thanh Hóa từ rất sớm. Chỉ tính riêng giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Thanh Hóa đã có gần 30 gánh hát tuồng.Các nghệ sĩ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn trích đoạn tuồng “Ông già cõng vợ đi xem hội” tại sân khấu Quảng trường Lam Sơn, phố đi bộ Phan Chu Trinh, TP Thanh Hóa.Những người gắn bó với...

Thanh Hóa tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức

Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc phạm vi quản lý công khai, minh bạch việc thu, chi các khoản công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra sai phạm.Ảnh minh họa.Thực hiện Công điện số...

Khó khăn về nguồn cung cát xây dựng tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa

Không có mỏ, nguồn cung ứng cát cho các công trình, dự án, cũng như phục vụ xây dựng trong Nhân dân trên địa bàn các huyện Mường Lát, Quan Hóa đang gặp không ít khó khăn.Dự án xây dựng Trường Tiểu học Pù Nhi, huyện Mường Lát.Khan hiếm cát cho công trìnhLà huyện nghèo vùng biên, Mường Lát nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng. Hiện tại, trên địa bàn huyện đang...

Quan tâm giữ gìn và phát huy nghệ thuật chèo truyền thống

Từ rất lâu, tiếng hát chèo mượt mà, đằm thắm đã đi sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân Vĩnh Lộc. Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, đến nay, các làn điệu chèo vẫn được người dân duy trì, gìn giữ và phát huy, góp phần bảo tồn di sản quý báu mà cha ông để lại.Câu lạc bộ chèo xã Minh Tân biểu diễn tại Liên hoan văn hóa các dân tộc...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh

Đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với đó, 2 bên vẫn còn rất nhiều cơ hội, nhiều dư địa để tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch trong thời gian tới.Ngày...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000 lao động

19/09/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin nổi bật: Bão số 4 đổ bộ miền Trung, người dân cần tiếp nhận thông tin chính thống; Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để Bộ Y tế thực hiện tiêm chủng mở rộng; Thanh Hóa: gần 1.700 doanh nghiệp cần tuyển 45.000...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-thanh-hoa-gan-1-700-doanh-nghiep-can-tuyen-45-000-lao-dong-225342.htm

‘Xóm phao’ ven sông Hồng tan hoang khi nước rút, người dân căng mình dọn bùn

19/09/2024 | 14:48 TPO – Những ngày gần đây, người dân ở “xóm phao” ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.  Sau cơn bão số 3 đổ bộ Hà Nội, người dân nơi đây chưa kịp sửa sang lại nhà cửa thì lại...

Cùng chuyên mục

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

[WOW! Thanh Hóa] Gỏi cuốn cá nhệch

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: baothanhhoadientu@gmail.comLiên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-goi-cuon-ca-nhech-cang-an-cang-cuon-219278.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất