Powered by Techcity

Về làng Như Áng

Thuộc vùng đất Mường cổ Dựng Tú xưa, làng Như Áng, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Mường chiếm số đông với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nơi đây, còn được biết đến là quê của vua Lê Thái tổ.

Về làng Như ÁngNhà văn hóa làng Như Áng được dựng kiểu nhà sàn truyền thống. Ảnh: Khánh Lộc

Theo sử liệu, cụ Tằng tổ (cụ nội) vua Lê Thái tổ là Lê Hối vốn người làng Như Áng. Một ngày cụ Lê Hối đi chơi ở Lam Sơn, thấy có đàn chim bay lượn dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng đây là nơi đất tốt, liền dời nhà đến đất Lam Sơn. Được ba năm thành sản nghiệp, con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều, bấy giờ làm chủ một miền.

Như vậy, trước khi dời nhà đến đất Lam Sơn, làng Như Áng, huyện Lương Giang, phủ Thanh Hóa (nay là thôn Thọ Phú, xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc) đã là nơi sinh sống của họ Lê từ cụ Lê Hối trở về trước.

Làng Như Áng nói riêng, xã Kiên Thọ nói chung nằm trong không gian của vùng đất cổ xưa. “Từ thuở bình minh của lịch sử dân tộc, đây đã là nơi dừng chân của người Việt cổ… Người đến sau nối tiếp người đến trước, các dân tộc, dòng họ, gia đình cùng quần cư bên nhau, sát cánh chống chọi với thiên nhiên, khai phá đất đai, phát triển sản xuất và xây dựng quê hương… Những gia phả, thần phả, những câu chuyện dân gian huyền thoại được hình thành và lưu truyền trong Nhân dân đã khắc họa nên quá trình phát triển” (sách Lịch sử Đảng bộ xã Kiên Thọ).

Về Như Áng, tôi ghé thăm ngôi đền nhỏ được người dân địa phương gọi tên Lê Hoàng Điện. “Không ai biết đền Lê Hoàng Điện có từ bao giờ, trải qua biến thiên thời gian, đền phần nhiều đã bị hủy hoại. Nhiều năm trước, trên nền móng cũ, người dân trong làng đã dựng lên ngôi đền nhỏ. Đền Lê Hoàng Điện là nơi người dân Như Áng hương khói phụng thờ các vị thủy tổ của dòng họ Lê”, ông Lê Hữu Mừng, Bí thư Chi bộ thôn Thọ Phú, cho biết.

Bà Lê Thị Thu, người trông coi tại đền Lê Hoàng Điện, chia sẻ: “Đền Lê Hoàng Điện tuy không rộng lớn, bề thế song được người dân trong làng hết sức coi trọng. Ngoài các ngày lễ, tết. Đặc biệt, vào ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm, dân làng Như Áng cùng nhau tập trung về đền tổ chức dâng hương tưởng nhớ tiền nhân”.

Từ Như Áng sang Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh chỉ một quãng ngắn, người dân Như Áng thường ngày vẫn dạo bộ sang Lam Kinh vãn cảnh, dâng hương. Điều đặc biệt, hồ Như Áng trong khu di tích Lam Kinh thuộc địa phận làng Như Áng.

“Kết quả khai quật khảo cổ học cho biết, xưa kia hồ Như Áng là một vùng trũng, nằm giữa các quả đồi, có nhiều khe suối chảy qua để vào suối chính mà ngày nay vẫn gọi là “Hón Hướng” (chảy ra sông Chu), lợi dụng địa hình tự nhiên, nhà Lê đã tiến hành đắp đập ngăn nước để tạo thành hồ. Hồ nằm ở làng Như Áng nên có tên gọi là hồ Như Áng… Năm 2004, hồ Như Áng, đập nhà Lê, hồ Tây được nhà nước đầu tư kinh phí nạo vét lòng hồ, khơi thông dòng chảy… tạo thêm cảnh quan thiên nhiên đặc sắc cho quần thể khu di tích” (sách Di tích lịch sử Lam Kinh).

Là vùng đất Mường cổ có con người đến sinh sống từ khá sớm, cùng với nỗ lực mưu sinh, người dân Như Áng không ngừng vun đắp cho mình đời sống văn hóa tinh thần, đặc biệt là việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường. Theo chân ông Lê Hữu Mừng, tôi đến nhà sàn truyền thống – không gian văn hóa cộng đồng của người dân Như Áng.

Nhà sàn là một trong những giá trị vật chất – phản ánh kinh nghiệm của quá trình cư trú người Mường đã được nhắc đến trong Mo sử thi “Đẻ đất đẻ nước”. Nhà sàn không chỉ mang giá trị vật chất hiện hữu, thể hiện sự “tiếp nối”, cải biến, sáng tạo trong kiến trúc nhằm thích ứng với tự nhiên; đồng thời còn là không gian tinh thần chứa đựng những giá trị nhân sinh, nơi diễn ra các phong tục, tập quán lâu đời của người Mường. Đáng tiếc, vì nhiều nguyên do, cho đến nay số lượng nhà sàn ở Như Áng còn lại không nhiều.

“Với mong muốn khôi phục lại không gian, bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng, đầu những năm 2000, người dân Thọ Phú (Như Áng) đã chung tay đóng góp kinh phí để dựng nhà sàn – nhà văn hóa thôn. Đến năm 2018, nhằm đáp ứng yêu cầu hội họp, sinh hoạt văn hóa, vui chơi của người dân, nhà văn hóa thôn được tháo dời chuyển sang vị trí khác rộng rãi hơn. Cùng với kinh phí các cấp, ngành hỗ trợ, mỗi gia đình ở Như Áng đã đồng thuận đóng góp kinh phí 1 triệu đồng/hộ để nhà văn hóa, khu thể thao của thôn được xây dựng khang trang. Cho đến thời điểm hiện tại, Thọ Phú tự hào là một trong những thôn có nhà văn hóa, khu thể thao, vui chơi rộng rãi, khang trang bậc nhất huyện Ngọc Lặc”, ông Lê Hữu Mừng chia sẻ.

Trong không gian văn hóa cộng đồng, người dân Như Áng cũng không quên giữ gìn, trao truyền các giá trị văn hóa tinh thần. Là cây bông với trò diễn Pồn Pôông, những điệu xường, rồi các trò chơi dân gian như ném còn, đánh đu… được duy trì tổ chức vào các ngày lễ, tết, hội họp. Bà Bùi Thị Kiến – bậc cao niên giỏi hát xường ở Như Áng tâm tình: “Xường ví như “dân ca” của người Mường vậy. Là người Mường, từ thuở còn nằm nôi đã thấm đẫm trong những lời xường của bà, của mẹ vì thế mà biết hát xường từ lúc nào không hay. Tôi mong rằng, thông qua những sinh hoạt văn hóa tại thôn làng, những giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường sẽ tiếp tục được lưu truyền, phát huy”.

“Làng Như Áng – thôn Thọ Phú là một trong những làng Mường cổ “đất rộng, người đông”. Tính đến năm 2023, làng có 535 hộ với trên 2.100 nhân khẩu, trong đó người Mường chiếm khoảng 60%. Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, dân làng siêng năng, cần cù, không ngừng nỗ lực vươn lên cuộc sống, Thọ Phú là thôn có tỷ lệ hộ nghèo còn khá thấp, đời sống người dân tương đối đồng đều”, bà Nguyễn Thị Thiện, Phó Chủ tịch xã Kiên Thọ cho biết.

Khánh Lộc

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Cho ý kiến vào Đề án Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030

Chiều 29/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo Đề án Phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030.Phó Giáo sư tiến sĩ Phạm Trương Hoàng (Đại học Kinh tế Quốc dân) - đại diện đơn vị tư vấn báo cáo nội dungđề án.Theo đánh giá của đơn vị tư vấn, tỉnh Thanh Hoá có...

Bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái

Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên rừng phong phú, với hệ động, thực vật quý hiếm, thích hợp cho việc khai thác, phát triển đa dạng sản phẩm du lịch sinh thái. Bởi vậy, trong thời gian qua các ngành chức năng, các địa phương có rừng đã tăng cường công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng phục vụ phát triển du lịch.Hệ thực vật phong phú tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt...

Tại Quảng trường Lam Sơn, Sound Freedom by Vinaphone là chương trình thu hút lượng khán giả đông nhất từ trước đến nay

Tối 12/10/2024, tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa, VinaPhone đã mang đến cho người dân Thanh Hóa một đêm nhạc đầy mãn nhãn, cuốn các giác quan của khán giả theo dòng chảy âm nhạc cuồn cuộn giữa không gian ngập tràn âm thanh, ánh sáng hoành tráng đầy mê hoặc. Với khoảng hơn 20 nghìn người tham dự, đây là chương trình được tổ chức tại Quảng trường Lam Sơn có lượng khán giả lớn nhất...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh và Đền...

Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn, 596 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi, sáng 24/9 (tức ngày 22/8 năm Giáp Thìn), đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh ( huyện Thọ Xuân); Đền thờ Trung Túc Vương Lê Lai...

Cùng tác giả

Khởi tranh Giải bóng bàn Báo Hà Nội Mới mở rộng 2024

Tham dự lễ khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi; Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới, Trưởng Ban Tổ chức giải Nguyễn Minh Đức; Tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam Nguyễn Nam Hải; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, các trưởng đoàn, huấn luyện viên và gần 400 vận động viên. T  oàn cảnh lễ khai mạc....

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền Trong năm 2024, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện Dự án 10, Tiểu dự án 1 về phát huy vai trò của Người có uy tín, phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS theo Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con các dân tộc, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

[Bản tin 18h] Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết

(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thanh Hoá chuẩn bị cho điểm cầu trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc; Góp ý vào các dự thảo nghị định quy định chi tiết Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Ngân hàng Nhà nước có thể can thiệp thị trường vàng nếu cần thiết; Thanh Hóa chủ động ứng phó bão YINXING; Bộ Y tế bác...

Xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn

Chiều 8/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Quan Sơn tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Quan Sơn.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, lãnh đạo huyện Quan Sơn đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành trong...

Cùng chuyên mục

Nhiều điểm du lịch tâm linh tạo sức hút du khách

Đi lễ đền, chùa từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần của người Việt. Chính vì vậy, thời gian qua các điểm đến tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút được khá đông du khách tới dâng hương, vãn cảnh trong cả suốt 4 mùa.Di tích lịch sử và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), thu hút du khách đến tham quan, dâng hương.Đến với Thường Xuân, du khách...

Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954...

Sáng ngày 08/11/2024, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị nghe báo cáo về Kế hoạch phối hợp tổ chức chương trình Cầu truyền hình trực tiếp Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Tham dự hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng, lãnh đạo các ban, sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan. ...

Phát huy giá trị di sản văn hóa từ chuyển đổi số

Thanh Hóa có hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú. Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, việc số hóa di tích, hiện vật lịch sử và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đang được các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm.Ứng dụng công nghệ số tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa giúp du khách có những trải nghiệm tốt hơn...

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

Trong thời đại 4.0, việc đọc sách có xu hướng ngày càng ít. Do đó, việc hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đã và đang trở nên cấp thiết.Các em học sinh tham quan, đọc sách tại Thư viện tỉnh.Gần đây, Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa...

Truyền thanh thông minh về làng quê

Truyền thanh thông minh là một xu hướng tất yếu của các địa phương. Chuyển đổi sang truyền thanh thông minh đã và đang góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng thông minh, nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền tại cơ sở.Công chức văn hóa xã hội xã Hoằng Đạo vận hành hệ thống truyền thanh qua máy tính.Xã Hoằng Đạo là một trong những địa phương của huyện Hoằng Hóa triển khai thí điểm việc...

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di...

Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học

Từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Để vàng để bạc không bằng để sách cho con” để khẳng định ý nghĩa và giá trị của sách. Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, lĩnh hội tinh hoa nhân loại để hoàn thiện, phát triển bản thân. Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học không chỉ giúp các em học sinh thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách mà còn...

Xây dựng lực lượng nghệ sĩ, diễn viên sân khấu trẻ kế cận

Linh hoạt trong cơ chế, chính sách và sự đãi ngộ, tạo điều kiện để các nghệ sĩ, diễn viên trẻ được tham gia các cuộc thi, liên hoan sân khấu, là những giải pháp để các đơn vị nghệ thuật của tỉnh Thanh Hóa xây dựng nhân lực trẻ kế cận chất lượng cho tương lai.Vở diễn “Đất liền và biển cả” của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa với sự tham gia của các nghệ...

Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Sáng ngày 31/10/2024, tại trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hóa, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức đại lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh Thanh Hóa (1/11/1984 - 1/11/2024). Toàn cảnh buổi lễ. Tham dự buổi lễ có...

Nâng cao nghiệp vụ bảo tồn văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số  

Sáng 31/10, tại huyện Mường Lát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND huyện Mường Lát tổ chức khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.PGS, Tiến sỹ, Trưởng khoa Du lịch Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Bùi Thanh Thủy truyền đạt nội dung tập huấnĐông đảo học viên là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất