Powered by Techcity

Về đất cổ Kẻ Rủn


Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.

Về đất cổ Kẻ RủnĐền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc

“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ… đông nhất là họ Lê. Đây là mảnh đất trù phú với những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, sơn thủy hữu tình. Xưa kia nơi đây còn nổi tiếng bởi đầm sen đẹp chạy dài theo dòng sông cạn thường gọi với tên Mau Rủn, suốt mùa hè và mùa thu ngào ngạt hương sen… Thạch Khê là vùng dân cư có truyền thống học hành khoa cử, trước kia từng có văn chỉ thờ Khổng Tử và đề cao Nho học, có bia khắc tên tôn vinh những người đỗ đạt”… (Sách Văn tài võ lược xứ Thanh).

Từ trung tâm TP Thanh Hóa đi về phía Tây (Quốc lộ 47) khoảng 12km sẽ đến vùng đất cổ Kẻ Rủn. Với nhiều thuận lợi về địa thế, từ rất sớm, Kẻ Rủn đã có con người đến cư ngụ. Theo các tài liệu lưu giữ tại địa phương, tên gọi sớm nhất của vùng đất cổ là Kẻ Rủn, rồi làng Rủn. Vào khoảng thế kỷ VII, làng có tên gọi Thạch Khê. Và Thạch Khê bấy giờ cách lỵ sở Trường Xuân chỉ một quãng ngắn. Đến thời vua Gia Long (nhà Nguyễn), từng có thời gian huyện lỵ Đông Sơn được dời về Kẻ Rủn.

Thời Bắc thuộc, khi Thái thú quận Cửu Chân Lê Ngọc xây dựng kinh đô Trường Xuân khởi binh chống lại nhà Đường, người dân Kẻ Rủn – Thạch Khê đã nô nức hưởng ứng. Về sau, khởi nghĩa thất bại, thủ lĩnh Lê Ngọc và những người con của ông bị bắt giết. Để tưởng nhớ tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, người dân trong vùng đã lập đền thờ phụng.

Đến thế kỷ XV, Nguyễn Chích người Đông Ninh dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh, lấy dãy núi Hoàng Nghiêu làm căn cứ, phòng tuyến chống giặc. Nam nhân làng Thạch Khê lại hăng hái tề tựu dưới lá cờ nghĩa của danh tướng Nguyễn Chích. Về sau, nghĩa quân Nguyễn Chích hợp binh với nghĩa quân Lam Sơn, trải qua những năm tháng “nếm mật nằm gai” đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi nước Việt…

Khi vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh xâm lược, trai làng Kẻ Rủn lại nô nức tòng quân đánh giặc. Về sau, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương, người làng Kẻ Rủn lại không tiếc mình vì đất nước… Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, “lớp cha trước, lớp con sau, cùng với cả nước, Nhân dân Đông Khê lại bước tiếp cuộc hành trình giữ nước vĩ đại, tích cực chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến… Suốt chiều dài lịch sử, từ khi lập làng với tên gọi Kẻ Rủn xưa cho đến xã Đông Khê ngày nay, trải qua hàng ngàn năm, Nhân dân Đông Khê là những người đã làm nên những trang sử vàng hào hùng của địa phương và góp phần không nhỏ để làm nên tên vùng đất “địa linh nhân kiệt” huyện Đông Sơn” (sách Lịch sử Đảng bộ xã Đông Khê).

Đi qua thời gian và những thăng – trầm cùng lịch sử dân tộc, Kẻ Rủn đã đổi thay, phát triển từng ngày. Dẫu vậy, ở vùng đất này vẫn là cảnh quan làng quê thanh bình với những nét đẹp vốn có của làng quê Việt Nam. Trong không gian cảnh quan ấy, khách phương xa không khỏi ấn tượng trước một Mau (hồ) Rủn rộng lớn – như điểm nhấn cho bức tranh làng quê thêm trong xanh, mát lành.

Mau Rủn kéo dài từ Đông Hoàng, qua Đông Khê, nối với hệ thống sông đào nhà Lê. Có kiến giải cho rằng, Mau Rủn xưa kia có thể là một nhánh của sông Hoàng, quá trình “dịch chuyển” dòng chảy đã để lại một Mau Rủn cho vùng đất cổ. Mau Rủn gắn bó mật thiết với đời sống người dân Kẻ Rủn từ xa xưa đến ngày nay. Nơi đây không chỉ cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, điều tiết môi trường sinh thái, cùng với đó còn mang đến nguồn lợi cá tôm cho người dân địa phương. Cũng bởi những thuận lợi mà Mau Rủn mang đến, từ hàng trăm năm về trước, hai bên bờ Mau Rủn đã là chốn quần cư của người trong vùng.

Bờ Bắc của Mau Rủn là làng Thạch Khê Thượng (làng Thượng); tiếp đó là làng Thạch Khê Tiên (làng Tiên)… Bao quanh Mau Rủn có nhiều tre trúc. Và phía ngoài mau là đồng ruộng tốt tươi. Theo lời kể của các bậc cao niên trong làng, khi xưa phía Nam Mau Rủn là chợ Rủn. Lại nói, chợ Rủn khi xưa từng là trung tâm giao thương lớn trong vùng. Tại đây, tập trung hàng hóa nông lâm sản từ các huyện vùng thượng du đưa xuống, thủy, hải sản, muối, gạo từ đồng bằng, miền biển lên. Và cùng với đó còn có hàng hóa từ các nơi về… Từ đó, tạo nên những phiên chợ Rủn nhộn nhịp bán buôn.

Với lịch sử hình thành xóm làng từ rất sớm, người dân Kẻ Rủn trong hành trình lập làng, phát triển, không chỉ nỗ lực mưu sinh mà còn tạo dựng, vun đắp nên các giá trị văn hóa truyền thống.

Cũng như nhiều làng quê Việt truyền thống, trên đất Kẻ Rủn khi xưa có sự hiện hữu của nhiều công trình kiến trúc, văn hóa, gắn liền với đó là niềm tin tín ngưỡng của người dân trong làng. Theo lời kể của các bậc cao niên, trên đất làng Thạch Khê xưa kia, mỗi làng (nhỏ) đều có đền (nghè) thờ Thành hoàng. Như làng Thạch Khê Thượng thờ Thành hoàng làng Phổ Minh; làng Thạch Khê Tiên thờ Thành hoàng làng Quang Minh. Nhị vị Thành hoàng làng Phổ Minh và Quang Minh được cho là con trai của Thái thú quận Cửu Chân Lê Ngọc năm xưa.

Nằm giữa hai làng Thạch Khê Thượng và Thạch Khê Tiên có đình Trung – nơi diễn ra hội họp, bàn các việc lớn của làng (xã). Đình Trung cũng là không gian văn hóa diễn ra lễ hội mỗi dịp lễ, tết của người dân trong vùng.

Cùng với đó, làng còn có chùa, rồi cả cầu đá nối liền hai bờ Nam – Bắc của Mau Rủn; rồi cả “giếng nghiên, mũi bút”, gắn liền với những chuyện kể về tinh thần hiếu học của đất và người Thạch Khê.

Nhắc đến các di tích trên đất cổ Thạch Khê, không thể không nhắc đến Di tích lịch sử cấp quốc gia Bia đá và đền thờ Tể tướng Lê Hy – nhân vật nổi danh lịch sử thời Lê Trung hưng. Tên tuổi ông được nhắc đến trong nhiều sử sách như Đại Việt sử ký toàn thư; Khâm định Việt sử thông giám cương mục… Lịch sử “nhắc” đến Lê Hy với tư cách không chỉ là một nhà chính trị quyền cao, chức trọng, mà còn là một sử gia đã đóng góp trí tuệ, công sức vào việc hoàn thành bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

Và vùng đất cổ Kẻ Rủn – Thạch Khê cũng được biết đến là quê hương của cố Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.

Dẫn chúng chúng tôi tham quan vòng quanh làng, ông Lê Huy Khải, một người dân địa phương tự hào cho biết: “Kẻ Rủn, Thạch Khê xưa, Đông Khê ngày nay là vùng đất cổ. Sự cổ kính không chỉ ở tên gọi, những địa danh, mà còn cả ở những truyền thống, nét đẹp văn hóa được đời nối đời các thế hệ người dân lưu giữ. Đó là niềm tự hào, cũng là động lực để đất và người Đông Khê tiếp tục nỗ lực phát triển, xây dựng quê hương”.

Khánh Lộc

(Bài viết có tham khảo, sử dụng nội dung trong các sách Văn tài võ lược xứ Thanh; Lịch sử Đảng bộ xã Đông Khê).



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/ve-dat-co-ke-run-235678.htm

Cùng chủ đề

Ý thức chấp hành Luật trật tự, an toàn giao thông của người dân được nâng cao

Ngày 1/1/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông và Nghị định 168/CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế cho Nghị định 100 và Nghị định 123 trước đây chính thức có hiệu lực. Trong những ngày đầu Luật và Nghị định có hiệu lực, bân cạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở, Công an TP Thanh Hóa...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Hai địa phương của Thanh Hóa được đầu tư gần 103 tỷ đồng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1). Theo quyết định, tỉnh Thanh Hóa có 2 địa phương được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Toà án nhân dân cấp huyện.Sẽ xây dựng trụ sở làm việc TAND TP...

Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa vừa vượt qua một năm đầy “giông bão”, đưa tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh năm 2024 là 12,16%.Nông dân xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) thu hoạch lúa vụ mùa 2024.Nhìn lại sản xuất vụ mùa năm 2024, khi các loại cây trồng chính đã và đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch rộ, vào thời điểm tháng 9,...

Cùng tác giả

Không gian sách cũ

Khu phố trung tâm thương mại lớn nhất ở TP Thanh Hóa san sát những quán hàng, cửa hiệu lúc nào cũng đông đúc. Ở đây thường xuyên có các sự kiện quảng bá được tổ chức, thu hút đông đảo người dân tham gia.Tôi vốn dị ứng với những hoạt động đông người như thế nên dù đi qua khu vực ấy mỗi ngày, nhưng chẳng mấy khi chú ý. Cho đến lần chờ một cuộc hẹn, tôi...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 5/1/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-5-1-2025-235865.htm

Ý thức chấp hành Luật trật tự, an toàn giao thông của người dân được nâng cao

Ngày 1/1/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông và Nghị định 168/CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế cho Nghị định 100 và Nghị định 123 trước đây chính thức có hiệu lực. Trong những ngày đầu Luật và Nghị định có hiệu lực, bân cạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở, Công an TP Thanh Hóa...

Nén hương nặng lòng tri ân

Là một nét đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, vào dịp cận Tết Nguyên đán hàng năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức đoàn viếng, tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để nở hoa kết trái hòa bình, độc lập, tự do.Trong 2 ngày, 3 - 4/1, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Vé máy bay Tết: Nhiều đường bay đã kín chỗ, hết vé phổ thông

Phần lớn đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc trước Tết đã kín chỗ, hết vé – Ảnh minh họa: VNA Phần lớn đường bay từ TP.HCM đi các địa phương kín chỗ Cục Hàng không Việt Nam cho biết như vậy khi cập nhật tình hình đặt chỗ và giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến ngày 3-1. Theo Cục Hàng không, giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên...

Cùng chuyên mục

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Giá vé máy bay nội địa tối đa 4 triệu đồng/chiều

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định ban hành mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam.Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định. (Ảnh: PV/Vietnam+)Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định...

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất