Powered by Techcity

Văn hóa bản địa – “chìa khóa” thúc đẩy du lịch bền vững (Bài cuối): “Điểm nghẽn” cần “khơi thông”


Thanh Hóa sở hữu một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao có thể khai thác lợi thế của các giá trị văn hóa ấy trong việc gắn kết bền chặt với du lịch một cách có hiệu quả.

Văn hóa bản địa - “chìa khóa” thúc đẩy du lịch bền vững (Bài cuối): “Điểm nghẽn” cần “khơi thông”Lễ hội Nàng Han, xã Vạn Xuân (Thường Xuân) được tổ chức hàng năm trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Ảnh: Nguyễn Đạt

Tiềm năng cần được đánh thức

Thực tế cho thấy, Thanh Hóa có rất nhiều tiềm năng lợi thế từ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Và hiện nay, ở các địa phương việc đưa các yếu tố văn hóa vào phát triển du lịch cũng đã được quan tâm và được xem như giải pháp hiệu quả để giải quyết bài toán lao động cũng như phát huy các giá trị thiên nhiên ban tặng. Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận thì hiện nay bản sắc văn hóa cũng mới chỉ được khai thác một cách manh mún, nhỏ lẻ, chứ chưa được đầu tư bài bản, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Được xem là một địa điểm du lịch khá nổi tiếng trên bản đồ du lịch xứ Thanh, những năm qua khu du lịch thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) tạo được sức hút được du khách, không chỉ nhờ vẻ đẹp nguyên sơ, trữ tình của dòng thác Mây, mà vùng đất này còn lưu giữ được khá nhiều “tài sản” có giá trị từ hệ thống di sản văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc Mường, đó là hệ thống nhà sàn truyền thống, các làn điệu dân ca, dân vũ, đánh cồng chiêng… Theo ước tính, mỗi năm tại thác Mây thu hút khoảng 100 nghìn lượt khách đến tham quan, tắm mát. Tiềm năng du lịch là vậy, song xung quanh thác Mây hiện cũng mới chỉ thu hút được 10 hộ tham gia làm du lịch cộng đồng và 30 hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, còn lại là kinh doanh nhỏ lẻ, tự phát. Trong khi đó, việc phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, tạo thành tour du lịch từ thác Mây, tham quan nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm, giao lưu văn nghệ… vẫn chưa thực hiện được một cách bài bản, khoa học. Các hoạt động trải nghiệm văn hóa gần như mới chỉ xuất hiện thấp thoáng, chưa thực sự tạo được điểm nhấn và hoàn toàn bị lu mờ bởi hoạt động tham quan, tắm mát tại thác Mây. Ông Bùi Văn Năng, công chức văn hóa – xã hội xã Thạch Lâm, chia sẻ: Dù xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn thế nhưng do người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức còn hạn chế, chưa có nhiều kiến thức trong việc phát triển du lịch. Trong khi đó, nhiều giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số trong xã như, nghề dệt thổ cẩm còn ít, số người biết đánh cồng chiêng cũng không còn nhiều. Do đó, để biến những tiềm năng di sản văn hóa của xã trở thành sản phẩm du lịch theo vòng tuần hoàn vẫn là chặng đường dài phía trước, và còn rất nhiều việc phải làm…

Với huyện Như Thanh, hội tụ nhiều dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mường, Kinh nên có đa dạng các yếu tố văn hóa truyền thống do đồng bào sản sinh ra và lưu truyền lại. Song, thực tế để phát triển được giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch thì ở đây cũng chưa khai thác được nhiều. Có chăng, chỉ có xã Xuân Thái đã tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng, và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái, Mường để đầu tư làm du lịch cộng đồng. Còn lại một số địa phương như, thôn Rộc Răm, xã Xuân Phúc (Như Thanh) – nơi gắn với lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy, hay xã Cán Khê có lễ hội Sết Boóc Mạy đã được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, thì mặc dù chính quyền địa phương đã nỗ lực quảng bá, đầu tư thế nhưng chưa phát triển được sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng tạo thành điểm đến thu hút du khách.

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH giai đoạn 2021-2030”, và triển khai thực hiện trên phạm vi toàn bộ tỉnh Thanh Hóa, trong đó có vùng đồng bào các dân tộc thiểu số của 11 huyện miền núi; Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển tiếng nói, chữ viết, trang phục, nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030”; Đề án nghiên cứu phục dựng, phát huy giá trị các lễ hội tiêu biểu và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa phục vụ phát triển du lịch. Đây là cơ sở để các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, từ đó phục vụ phát triển du lịch.

Cần sự vào cuộc đồng bộ

Ông Lê Hữu Giáp, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Thường Xuân, chia sẻ: Thực tế, điều hấp dẫn và khiến du khách lựa chọn hình thức du lịch kết hợp văn hóa là bởi họ được trải nghiệm một không gian sống mới, được tiếp xúc với người dân bản địa và ở đó mang đậm dấu ấn của văn hóa điểm đến. Chính vì vậy, di sản và du lịch cần phải “bắt tay” nhau một cách chặt chẽ như hai trong một để thực hiện lợi ích song phương. Các khu, điểm du lịch trong tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu để mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động phát huy giá trị của di sản văn hóa, đồng thời hiểu tâm lý của khách du lịch cần lựa chọn cái gì, nhấn mạnh cái gì để phù hợp với xu hướng, thị hiếu của du khách. Ngoài ra, các điểm di sản cũng cần tổ chức không gian di sản như thế nào, tổ chức hoạt động tham quan ra sao, tổ chức dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu cần thiết cho du khách. Mà sự liên kết này không thể thiếu được sự vào cuộc, định hướng của các cơ quan chức năng, mối quan hệ giữa các khu, điểm du lịch với các doanh nghiệp lữ hành và đặc biệt là với cộng đồng các dân tộc, những người trực tiếp sản sinh và nuôi dưỡng di sản.

Rõ ràng, các giá trị văn hóa bản địa và du lịch thực sự cần gắn kết với nhau, bởi di sản văn hóa là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch, ngược lại du lịch là con đường hiệu quả nhất trong quảng bá, giới thiệu giá trị di sản đến rộng rãi du khách trong và ngoài nước. Bởi vậy, những năm qua, để các giá trị văn hóa bản địa được gìn giữ, phát huy, từ đó góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo hấp dẫn du khách, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Mở các lớp tập huấn về phương pháp bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc, các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch. Khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Hướng dẫn, hỗ trợ người dân địa phương phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo dựa trên văn hóa bản địa. Khuyến khích các đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức các lễ hội, sự kiện văn hóa truyền thống để du khách trải nghiệm như: lễ hội Hương sắc vùng cao, Liên hoan văn nghệ dân gian – Phiên chợ vùng cao, lễ hội Mường Ca Da, lễ hội Mường Xia, lễ hội Kin Chiêng Boọc Mạy… Đồng thời, khởi động các tour du lịch khám phá làng nghề, tìm hiểu văn hóa địa phương; phát triển các dịch vụ homestay để du khách có cơ hội lưu trú và hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương…

Nguyễn Đạt – Hoài Anh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/van-hoa-ban-dia-chia-khoa-thuc-day-du-lich-ben-vung-bai-cuoi-diem-nghen-can-khoi-thong-220314.htm

Cùng chủ đề

Nét đẹp văn hóa phi vật thể giữa lòng đô thị

Thành phố Thanh Hóa nằm soi bóng sông Mã, ôm ấp trong lòng mình biết bao giá trị. Những danh lam thắng cảnh, vỉa tầng lịch sử - văn hóa đan xen đã trở thành tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn ít nơi nào có được. Trên hành trình xây dựng và phát triển, thành phố vẫn luôn quan tâm, chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị...

Hội thảo về phát triển du lịch ở Lang Chánh

Sáng 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án).Toàn cảnh hội thảo.Căn cứ vào Dự thảo Đề án và các tài liệu có liên quan được UBND huyện Lang Chánh gửi đến Liên hiệp hội cũng như ý kiến của các...

Nâng cao hiệu quả phát triển du lịch ở Lang Chánh

Sáng 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (gọi tắt là Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án).Toàn cảnh hội thảo.Căn cứ vào Dự thảo Đề án và các tài liệu có liên quan được UBND huyện Lang Chánh gửi đến Liên hiệp hội cũng như ý kiến của các...

Đánh thức tiềm năng du lịch ở Trung Tiến

Có tiềm năng phong phú và đa dạng từ hệ thống thác nước, cảnh quan thiên nhiên cùng giá trị văn hóa bản địa, xã Trung Tiến (Quan Sơn) đã thực hiện chủ trương phát triển ngành “công nghiệp không khói” bằng những việc làm thiết thực.Người dân tắm mát ở thác Ba, xã Trung Tiến.Nét chấm phá tươi xanhTrong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ ở huyện vùng biên Quan Sơn, xã Trung Tiến là một...

“Nâng hạng” cho du lịch Thanh Hóa

Với lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch cùng sự thay đổi nhanh chóng về hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng, sản phẩm... là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tiến trình “nâng hạng” du lịch xứ Thanh trên bản đồ du lịch quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, du lịch Thanh Hóa còn nhiều hạn chế cần nhanh chóng tháo gỡ để đạt được mục...

Cùng tác giả

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số 3 đổ bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 – 13 (118 – 149 km/giờ), giật cấp 16, khiến hàng nghìn cây xanh bị gãy, đổ. Hàng loạt cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh có công trình bị hư hại. Điển hình như Cung quy hoạch...

Ngành du lịch đón 3 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 2/9, sản phẩm du lịch mới được khai thác

Ghi nhận từ các hãng lữ hành và điểm đến du lịch cho thấy, trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, du khách có xu hướng chủ động đặt dịch vụ sớm; đối tượng khách tập trung vào nhóm gia đình, bạn bè; nhu cầu đi du lịch trong ngày, sử dụng các dịch vụ lẻ chiếm ưu thế; nhiều khách chọn hình thức di chuyển bằng phương tiện cá nhân thay vì mua tour trọn gói. Theo thống...

Khai giảng khóa đào tạo trọng tài bóng đá quốc gia

Ngày 5.9, tại Thanh Hoá, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa phối hợp Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo trọng tài bóng đá quốc gia trình độ sơ cấp năm 2024. Diễn ra từ ngày 5-10.9 với các học phần lý thuyết và thực hành, 60 học viên là lực lượng trọng tài trong và ngoài tỉnh Thanh Hoá tham gia...

Mưa lớn khiến nhiều tuyến Quốc lộ trên địa bàn miền núi bị sạt lở

Do ảnh hưởng của bão số 3, tính đến ngày 7/9 các tuyến Quốc lộ (QL) trên địa bàn tỉnh được giao quản lý xảy ra một số điểm nứt taluy dương và sạt lở taluy âm.Huyện Quan Hóa phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ tổ chức cắm cọc tiêu cảnh giới khu vực sạt lở trên QL 16.Theo tổng hợp của Sở Giao thông – Vận tải, trên tuyến QL16 tại Km20+850 (phía trái tuyến)...

Công ty Điện lực Thanh Hóa ứng trực 24/24 giờ, sẵn sàng xử lý các sự cố về điện do bão số 3

Toàn bộ cán bộ, công nhân viên ngành điện đều ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý các sự cố, sẵn sàng khắc phục sự cố do mưa bão gây ra trên lưới điện tỉnh Thanh Hóa.Để chủ động ứng phó cơn bão số 3, Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị trực thuộc ứng trực 24/24 giờ; tổ chức triển khai phương châm “4 tại chỗ”, trực lực lượng phòng...

Cùng chuyên mục

Tiềm năng du lịch dưới cánh rừng ngập mặn

Những năm qua, cánh rừng ngập mặn, rừng phi lao phòng hộ luôn đóng vai trò ngăn sóng, giữ cát bảo vệ cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ven biển; đồng thời là nơi trú ngụ của vô số loài thủy hải sản. Không những thế, nơi đây còn có tiềm năng để xây dựng mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn.Không gian yên bình ở rừng ngập mặn Đa Lộc.“Điều hòa nhiệt độ” ngoài trờiCó một...

Hành trình du lịch mùa thu

Khép lại một mùa hè rực rỡ, du lịch Thanh Hóa đã sẵn sàng chào đón du khách đến khám phá hành trình du lịch mùa thu - đông. Đến nay, nhiều chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn đã được các doanh nghiệp du lịch triển khai và tung ra thị trường, bước đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.Chương trình du lịch “Thu sang sắc vàng dẫn lối” của Vietravel với nhiều...

Chỉ 100.000 đồng “thả ga” vui chơi tại Công viên nước Sun World Sầm Sơn

Điểm đến vui chơi giải trí thu hút hàng nghìn lượt du khách trải nghiệm mỗi ngày tại Thanh Hóa - Công viên nước Sun World Sầm Sơn tung ưu đãi dịp cuối hè đầu thu, với mức giá chưa từng có.Tri ân du khách dịp kết thúc mùa du lịch hè sôi động, Công viên nước Sun World Sầm Sơn mang đến mức ưu đãi giá vé chưa từng có cho toàn bộ du khách. Cụ thể từ...

Số hóa “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước

Với tinh thần tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực thực hiện số hóa các di tích lịch sử cách mạng, xây dựng bản đồ số địa chỉ đỏ. Qua đó, giúp Nhân dân và du khách hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của các địa chỉ đỏ trên địa bàn. Đồng thời giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước trong...

Du lịch Thanh Hóa để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Không nằm ngoài dự đoán, du lịch Thanh Hóa tiếp tục là “điểm sáng” trên bản đồ du lịch cả nước, thu hút gần 396 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 - 3/9). Điều đáng mừng hơn cả chính là các sản phẩm, điểm đến, dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ này tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được đông đảo du khách đón nhận và đánh giá cao về...

Các trọng điểm du lịch Thanh Hóa đồng loạt đón lượng khách khủng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9), các khu, điểm du lịch biển, sinh thái cộng đồng và văn hóa lịch sử - tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng loạt đón lượng khách lớn. Trong đó, TP Sầm Sơn dẫn đầu toàn tỉnh với gần 200.000 lượt khách.TP Sầm Sơn tiếp tục là điểm đến dẫn đầu lượng khách toàn tỉnh trong kỳ nghỉ lễ.Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du...

Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màu

Vĩnh Lộc là miền đất của dân ca, dân vũ phong phú và đa sắc màu. Sông Mã chảy qua nhiều địa phương của tỉnh Thanh đổ về biển cả, nhưng lời ca, tiếng hò gắn với dòng sông chở nặng phù sa của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ không phải địa phương nào nơi dòng sông đi qua cũng được đắp bồi, lắng đọng.Hò rước nước trong lễ hội làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.Dòng Mã...

Từ đường họ Tăng nơi hoạt động bí mật của các chiến sĩ cách mạng

Nằm bên hữu ngạn sông Lèn, vùng quê cách mạng xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) hôm nay đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Bởi người dân nơi đây một lòng theo cách mạng nên trong thời kỳ các phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh đang phải hoạt động bí mật, Hưng Lộc được chọn làm nơi nuôi giấu, che chở các cán bộ, chiến sĩ cách mạng. Những ngày đó, dòng họ Tăng đã lấy...

Các điểm du lịch tâm linh thu hút khách trong kỳ nghỉ lễ

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay nhiều di tích trong tỉnh đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.Người dân và du khách tham quan, chiêm bái tại Di tích lịch sử Lam Kinh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh.Về xứ Thanh trong những ngày thu tháng 9, chắc hẳn Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn và ý nghĩa. Trong tiết trời trong...

Dâng trào cảm xúc “Khát vọng xứ Thanh” 

Ngày 1/9, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Thanh Hóa và Ban Âm nhạc (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) đã tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Âm nhạc Việt Nam (3/9) với chủ đề “Khát vọng xứ Thanh”. Đây cũng là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9.Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam dự và phát biểu tại chương trình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất