Powered by Techcity

“… Vãi mạ phải soạn trưa” nghĩa là gì?


Độc giả Lê Hoài Thu hỏi: “Một người bạn có gửi cho tôi câu tục ngữ “Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa”, và thắc mắc không biết “soạn trưa” có nghĩa là gì.

“... Vãi mạ phải soạn trưa nghĩa là gì?

Tôi là người thích tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe đến câu này. Tra từ điển thì thấy từ “trưa” chỉ có nghĩa là buổi trưa, hay là đã trưa (so với còn sớm). Nghĩa này rất khó hiểu nếu đem áp vào câu tục ngữ. Tôi đành khất với người bạn, và hôm nay xin gửi câu hỏi này đến chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa, nhờ chuyên gia giải đáp.

Trân trọng cảm ơn”.

Trả lời: Có hai trong số hàng chục cuốn từ điển chúng tôi có trong tay ghi nhận và giải thích câu tục ngữ độc giả Lê Hoài Thu đang hỏi.

– Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (Vũ Dung – Vũ Thúy Anh – Vũ Quang Hào) giảng: “Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa. Một kinh nghiệm muối dưa và gieo mạ: sau khi ướp muối phải chặn hòn đá nặng lên trên cho dưa ngập xuống, nước muối làm cho dưa không bị nẫu (khú); khi gieo mạ mùa phải sửa soạn vào buổi trưa, chiều mát gieo xuống, qua đêm mát mẻ mạ chóng bén rễ, tránh được nắng gắt”.

– Từ điển thành ngữ tục ngữ ca dao Việt Nam (Việt Chương) giảng: “Ướp dưa phải dằn đá, vãi mạ phải soạn trưa (tục ngữ): Ở đời làm việc gì cũng có quy tắc riêng, như vậy mới mang lại kết quả tốt. Nếu công việc cứ làm bừa, làm càn, không tính toán thiệt hơn thì dễ gặp thất bại chua cay.

Như muối dưa, người ta phải dằn lên cục đá thật to để dưa nằm dưới muối mau chua. Muối dưa mà không dằn cục đá thì dưa sẽ nổi lều bều và chi chẳng mấy ngày là dưa thối hết.

Cũng như vãi lúa giống lên ruộng mạ, ta nên vãi vào lúc trưa, vì để còn đoán biết được thời tiết trong ngày nắng ráo ra sao. Rải mạ xong mà mưa liền là coi như bị hoàn toàn thất bại.

Đây là những kinh nghiệm quý báu của ông bà ta xưa”.

Về vế đầu, không có gì khó hiểu, và cách giải thích của từ điển cơ bản là đúng. Tuy nhiên, vế thứ hai, chữ “trưa” trong “soạn trưa” mà hiểu là “sửa soạn vào buổi trưa, chiều mát gieo xuống”, hay “gieo vào buổi trưa” là một kiểu “cưỡng từ đoạt lý”. Vì nếu giải thích như Nhóm Vũ Dung, thì không lẽ sửa soạn vào “buổi sớm” để chiều gieo sẽ không được? Còn với Việt Chương, giải thích mạ “nên vãi vào lúc trưa” là phản khoa học.

Vậy, “soạn trưa” ở đây có nghĩa là gì?

Thực ra, “trưa” tiếng địa phương (miền Trung) có nghĩa là đất gieo mạ.

Từ điển tiếng Nghệ (Trần Hữu Thung – Thái Kim Đỉnh) ghi nhận: “trưa: Nương mạ, trưa mạ. VD: Mồng tám tháng tư không mưa/ Cha con bỏ rọng bỏ trưa đừng cày”.

Từ điển tục ngữ Việt (Nguyễn Đức Dương), có thu thập câu tục ngữ “Ruộng già bừa, trưa già trở”, nhưng không giải thích được, và liệt vào loại “Chưa rõ nghĩa”. Tuy nhiên, theo nghĩa mà chúng tôi đã dẫn ở trên, “trưa” ở đây là đất gieo mạ; “trở” là đảo, cào, trang đi trang lại cho nhuyễn, phẳng; “già” ở đây ý nói làm thật kỹ, càng kỹ càng tốt. “Ruộng già bừa”, có nghĩa ruộng thì phải bừa cho thật kỹ mới tốt lúa; “trưa già trở”, nghĩa là đất mạ thì phải dẫm, dầm cho nhuyễn, sạch cỏ dại mới tốt mạ.

Tuy “trưa mạ” là phương ngữ, nhưng thỉnh thoảng từ này vẫn xuất hiện trên báo chí. Ví dụ:

– “Theo ông Nguyễn Văn Hưng, trưởng thôn Xuân Hòa thì số đất ruộng được đơn vị thi công san lấp là đất trưa mạ (đất gieo mạ cấy lúa) có tổng diện tích trên 15.000m2 do UBND xã Thủy Vân cấp cho 97 hộ dân ở thôn Xuân Hòa…”; “Đất ruộng của người dân trong thôn đều được chia như nhau theo Nghị định 64/CP, vậy mà chúng tôi lại bị từ chối đền bù dù trước đó (năm 2012-NV), hơn 5.000m2 đất trưa mạ (do UBND xã Thủy Vân chia theo Nghị định 64/CP) của 40 hộ dân trong xã được chủ dự án xây dựng tuyến đường Phạm Văn Đồng – Thủy Dương – Thuận An đền bù tổng số tiền 420 triệu đồng…”. (Hàng trăm hộ dân bức xúc vì lời… “hứa hão” của nhà đầu tư – báo CAND – 23/5/2014).

– “Trước tình hình đó, các địa phương, ngành nông nghiệp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân, ngay từ bây giờ phải triển khai phương án “gửi mạ trên trưa” đối với các giống dài ngày để gieo cấy khoảng 20% diện tích toàn tỉnh”. (Tập trung đấu úng, gửi mạ trên trưa – Báo Thừa Thiên Huế – 26/12/2016).

Như vậy, khi đã tìm được chữ “trưa” với nghĩa là đất gieo mạ, đất chuyên mạ (người Thanh Hóa có vùng gọi là “nác mạ”) thì vế “gieo mạ phải soạn trưa”, được hiểu là khi gieo mạ phải chuẩn bị (soạn, sửa soạn) đất gieo mạ cho kỹ càng; cũng như ướp dưa, muối dưa thì phải có đá để đè xuống thì dưa mới ngon vậy.

Hoàng Trinh Sơn (CTV)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/vai-ma-phai-soan-trua-nghia-la-gi-240734.htm

Cùng chủ đề

Sản xuất lúa gạo chất lượng cao

Được đánh giá là tỉnh có nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao, quy mô lớn, những năm qua ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng lúa gạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.Diện tích sản xuất lúa tập trung, quy mô lớn tại xã Đồng Thắng (Triệu Sơn). Nắm bắt những vướng...

Các địa phương cơ bản thống nhất với điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện VIII). Tại điểm cầu Thanh Hóa, đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan dự hội nghị.Phó Chủ tịch UBND...

Tài chính vi mô Thanh Hóa

Trong bức tranh kinh tế Việt Nam, các hộ thu nhập thấp, yếu thế và doanh nghiệp siêu nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên, rào cản tài chính luôn là trở ngại lớn đối với họ. Trong bối cảnh đó, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa ra đời như một luồng gió mới, mang...

Phát huy hiệu quả các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về hỗ trợ doanh nghiệp (DN) phát triển, năm 2024 các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN. Nhờ đó, tỉnh đã thu hút được 3.683 DN thành lập mới, đứng thứ 7 cả nước, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.Bộ...

“Thanh Hóa tươi đẹp” qua những ghi chép của học giả người Pháp

Cuốn sách “Thanh Hóa tươi đẹp” (2022, NXB Thanh Hóa) có khổ 14,5X20,5cm, dung lượng gần 200 trang. Nội dung cuốn sách được các tác giả Nguyễn Xuân Dương – Lâm Phúc Giáp dịch từ nguyên bản tiếng Pháp “Thanh Hoa pittoresque” do học giả người Pháp Le Breton viết, xuất bản năm 1922. Hiện bản gốc đang được lưu giữ tại Thư viện Thanh Hóa. Như một cuốn cẩm nang, hướng dẫn du lịch, Le Breton đã khắc...

Cùng tác giả

Triển khai thận trọng, sau sắp xếp bộ máy hoạt động “tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực

Sáng 25/2, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức để cho ý kiến về việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh và nhiều nội dung quan trọng khác.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn...

Đề nghị công nhận huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao 

Sáng 25/2, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm định Trung ương đã tổ chức Hội nghị xét công nhận huyện Thiệu Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.Toàn cảnh hội nghị.Đồng chí Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Trung ương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh...

Chủ động phục vụ nước tưới và chống xâm nhập mặn cây trồng

Những ngày cuối tháng 2 này trên các cánh đồng của huyện ven biển Hậu Lộc, bà con nông dân đang ra đồng tập trung chăm sóc, tưới dưỡng cho 6.200ha cây trồng vụ chiêm xuân năm 2025, trong đó có hơn 4.500ha lúa.Trạm bơm Châu Lộc (tại xã Triệu Lộc) do Chi nhánh Thủy lợi Hậu Lộc quản lý, bơm nước tưới cho hơn 1.000ha cây trồng.Đến tháng 2/2025, hệ thống thủy lợi của huyện Hậu Lộc có...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 2/2025

Chiều ngày 24/2/2025, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 2/2025. Phiên họp đã bàn và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội của tỉnh.Tham dự phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ủy viên UBND tỉnh; các đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban,...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 25/2/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 25/2/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-25-2-2025-240714.htm

Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, tuổi trẻ công an Thanh Hóa đã phát huy tinh thần chủ động trong tấn công, trấn áp quyết liệt với các loại tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, tham nhũng và môi trường, nhiều đoàn viên thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đấu tranh các chuyên án lớn, triệt phá các băng ổ, nhóm tội phạm. Đặc biệt, các cơ sở đoàn trực...

Tọa đàm kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa

Chiều 21/02/2025, UBND tỉnh tổ chức tọa đàm kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025); 80 năm thành lập ngành Y tế Thanh Hóa (1945 - 2025).Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND...

Để du lịch Thanh Hóa được “yêu và thương sâu hơn”

Cùng với phát triển đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, việc xây dựng điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện luôn được các khu, điểm trên địa bàn tỉnh đặc biệt chú trọng. Bởi, để du khách “yêu và thương sâu hơn” và tự kể những câu chuyện hấp dẫn về du lịch xứ Thanh là mục tiêu hướng đến trong hành trình xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh.Du lịch biển Sầm...

Tour Thanh Hóa đi Tây Nguyên khám phá đại ngàn

Tây Nguyên, một vùng đất với những cánh rừng bạt ngàn, những thác nước hùng vĩ và những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Tour Thanh Hóa đi Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm sẽ đưa du khách tham quan và tận hưởng bầu không khí trong lành, hoang sơ của núi rừng và đắm chìm vào những cảnh sắc tuyệt vời của nơi đây.Tour Thanh Hóa - Tây Nguyên 4 ngày 3 đêm đi những đâu?Tour...

Tôn vinh danh hiệu trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Sáng 18/2/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp Hội) phối hợp cùng các sở, ngành có liên quan tổ chức lễ tôn vinh danh hiệu trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) tiêu biểu năm 2024.Dự lễ tôn vinh có các đồng chí: Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Đào...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 2): Sớm đưa du lịch trở thành ngành...

Trên địa bàn huyện Quan Hóa hiện có 40 cơ sở lưu trú với sức chứa khoảng 600 người, trong đó, có 20 homestay. Năm 2024, huyện đón 30.000 lượt du khách đến các điểm du lịch trên địa bàn, doanh thu từ du lịch đạt 7,8 tỷ đồng... Đây là con số còn khiêm tốn so với tiềm năng du lịch của huyện.Khu di tích hang Co Phương ở bản Sạy, xã Phú Lệ là một trong những...

Quan Hóa – vùng đất giàu tiềm năng phát triển “ngành công nghiệp không khói” (Bài 1): Điểm đến hấp dẫn của du lịch...

Quan Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da, là huyện vùng cao phía Tây xứ Thanh, với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ nên nơi đây có tiềm năng to lớn về du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.Văn hóa rượu cần của đồng bào dân tộc Thái ở Quan Hóa. Ảnh: Đình GiangBản Bút, xã Nam Xuân cách trung tâm huyện Quan Hóa chưa đầy 10km,...

Bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu. Di tích này thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa.Thắng cảnh Hòn Vọng Phu.Hòn Vọng Phu được cấu tạo từ đá vôi, trải qua thời gian dài đã bị phong hóa, nứt...

Dự chi 17 tỉ đồng bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết đã gửi tờ trình lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu. Di tích này thuộc Cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa.Thắng cảnh Hòn Vọng Phu.Hòn Vọng Phu được cấu tạo từ đá vôi, trải qua thời gian dài đã bị phong hóa, nứt...

Bó hoa hồng cuối ngày

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất