Powered by Techcity

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vững

Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đã và đang được các cấp, các ngành, các địa phương chú trọng triển khai thực hiện nhằm đảm bảo điều kiện tiếp cận và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH). Từ đó, tạo ra các sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, sản phẩm chế biến công nghiệp mới có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển bền vữngMô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học tại xã Thọ Sơn (Triệu Sơn).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các chương trình, đề án, dự án đã triển khai ứng dụng CNSH tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, đảm bảo tính cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch như: Kỹ thuật canh tác thủy canh, canh tác trong hệ thống nhà kính, nhà lưới gắn với công nghệ thâm canh cao; ứng dụng CNSH phân tử. Ứng dụng hệ thống tự động hóa, bán tự động hóa và cơ giới hóa trong chăn nuôi công nghiệp; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm công nghiệp. Ứng dụng và nhân rộng công nghệ sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản vào sản xuất phân bón hữu cơ để trồng rau sạch; nhân giống khoai tây sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật; sử dụng chế phẩm sinh học tăng cường miễn dịch, sức đề kháng và hạn chế gây ô nhiễm môi trường trong quá trình nuôi thủy sản; sử dụng CNSH tạo ra các giống lúa mới… Đây được coi là giải pháp đột phá, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Trong chăn nuôi, việc sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót sinh học hoặc phun trực tiếp vào nền chuồng nuôi, sử dụng để ủ chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ đem lại hiệu quả thiết thực như: Vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh tật, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, đặc biệt khử mùi hôi trong chất thải chăn nuôi, tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi, cải thiện môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh đó, việc áp dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi còn góp phần thay đổi thói quen, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, tạo ra nguồn phân hữu cơ tốt cho cây trồng. Nhiều chế phẩm sinh học được áp dụng phổ biến như: Chế phẩm EM, men vi sinh Sacharomyces, PM2, BioZym, các chế phẩm sinh học vườn sinh thái… giúp gia súc, gia cầm phát triển tốt, tăng trọng nhanh, giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi, khử mùi hôi, tạo môi trường sạch.

Ở lĩnh vực y học, Bệnh viên Phụ sản Thanh Hóa đã ứng dụng thành công kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trong ống nghiệm để điều trị vô sinh. Một số sản phẩm mới trên cơ sở ứng dụng CNSH, như: Sản xuất các sản phẩm bổ dưỡng từ sinh khối nấm men bia, nghiên cứu sản xuất các loại thuốc đông dược… được nhiều đơn vị triển khai. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng lực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đối với lĩnh vực môi trường, kết quả nổi bật là ứng dụng sản xuất than hoạt tính từ than bùn để làm chất lọc nước sinh hoạt; xử lý chất thải ở trại chăn nuôi lợn để sản xuất phân bón; xây dựng các mô hình chủ hộ sử dụng hầm kỵ khí, xử lý phân, nước thải…, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và môi trường sống cho cộng đồng dân cư.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động phát triển và ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh phần lớn tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thủy sản và bảo vệ môi trường; các lĩnh vực khác như: y dược, quốc phòng – an ninh… chưa nhiều. Việc đầu tư kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng CNSH còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Nguồn lực đầu tư phục vụ cho nghiên cứu phát triển CNSH của tỉnh chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước, việc huy động các nguồn lực của xã hội để nghiên cứu ứng dụng, phát triển CNSH chưa đáp ứng yêu cầu. Một số mô hình ứng dụng CNSH mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm, chậm nhân ra diện rộng trong sản xuất và đời sống. Đội ngũ cán bộ chuyên môn về CNSH còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng.

Để CNSH thực sự phát triển, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững, cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành và doanh nghiệp trong triển khai các chương trình, mô hình, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lấy doanh nghiệp làm hạt nhân để hỗ trợ ứng dụng KH&CN từ sản xuất đến tiêu thụ thông qua các chính sách hỗ trợ của Nhà nước… Ngoài ra, cần quan tâm đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các phòng thí nghiệm CNSH với trang bị máy móc, thiết bị hiện đại và đồng bộ; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu phục vụ phát triển các ngành, lĩnh vực, tạo bước chuyển mới trong ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Trần Giang

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

10 sự kiện nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. ...

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

Người dân mua thịt heo BAF tại quầy trong siêu thị – Ảnh: BAF BAF Việt Nam vừa có nghị quyết nhận chuyển nhượng 99,99% vốn góp tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk, một doanh nghiệp có vốn điều lệ là 50 tỉ đồng, ngành kinh doanh chính là chăn nuôi heo. Các thương vụ mua lại cổ phần của các công ty trong cùng ngành được BAF thực hiện dồn dập từ tháng 9-2024 đến nay. Gần nhất vào...

Cùng tác giả

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng góp ngân sách hơn 24.700 tỉ đồng

Một góc Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) – Ảnh: HÀ ĐỒNG Ngày 4-1, thông tin từ Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, trong năm 2024, Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã hoạt động ổn định với công suất trung bình đạt 113%. Doanh nghiệp đã chế biến được 83 triệu thùng – tương đương 11,4 triệu tấn dầu thô. Từ nguồn dầu thô này, công ty đã sản xuất và...

Cảnh báo ngộ độc khi sử dụng bột hạt sang chữa bệnh dạ dày, đại tràng

Hạt sang – Ảnh minh họa từ Internet Theo Sở Y tế Thanh Hóa, vừa qua sở này nhận được thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai về trường hợp bệnh nhân có địa chỉ tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) bị ngộ độc nặng sau khi dùng bột hạt sang. Qua kiểm tra, rà soát của Sở Y tế tại huyện Hậu Lộc, hiện nay nhu cầu sử dụng hạt sang tăng nhanh vì có thông tin được lan truyền...

Nạn nhân đã tử vong

Liên quan đến vụ hành hung người giữa đường sau va chạm giao thông tại TP Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày 4-1, người nhà của nạn nhân N.T.B. (SN 1986, quê Thanh Hóa, hiện ngụ tại TP Bến Cát), cho biết anh B. đã tử vong sau hơn 4 ngày điều trị tại bệnh viện. Nạn nhân bị đánh dã man sau va chạm giao thông Trước đó, anh B. bị đối tượng Lê Văn Hiền (SN 1988, quê An...

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Cùng chuyên mục

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Giá vé máy bay nội địa tối đa 4 triệu đồng/chiều

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định ban hành mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam.Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định. (Ảnh: PV/Vietnam+)Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định...

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất