Sự khởi sắc của nông thôn, nông nghiệp trên cả nước, khu vực phía Bắc sau hơn 12 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đó là kết quả của sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, có vai trò quan trọng, đặc biệt là sự đồng hành của các cơ quan báo chí nói chung, các cơ quan báo Đảng địa phương nói riêng.
Toàn cảnh hội thảo.
Sáng 18-9-2023, tại Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Báo Vĩnh Phúc tổ chức hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28, năm 2023 với chủ đề “Báo đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và làng văn hóa kiểu mẫu”.
Đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí Trung ương dự hội thảo.
Tới dự, về phía Trung ương có đồng chí: Trần Thanh Lâm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, các cơ quan báo chí Trung ương.
Đồng chí Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc cùng các đại biểu dự hội thảo.
Về phía tỉnh Vĩnh Phúc có đồng chí Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.
Tham dự hội thảo có lãnh đạo của 25 Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, Tây nguyên.
Đồng chí Nguyễn Việt Ba, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Thanh Hóa dự hội thảo
Đoàn đại biểu Báo Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Việt Ba, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập dẫn đầu tham dự hội thảo.
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Tổng Biên tập Báo Vĩnh Phúc Hoàng Thị Nhung nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới (NTM) là Chương trình MTQG quan trọng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng (khóa X) ngày 5-8-2008 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cụ thể hóa Nghị quyết, chương trình được xây dựng bằng bộ tiêu chí cụ thể, với mục tiêu, bước đi cho từng giai đoạn được xác định rõ ràng, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn.
Tổng Biên tập Báo Vĩnh Phúc Hoàng Thị Nhung phát biểu đề dẫn hội thảo.
Tại Vĩnh Phúc, tính đến hết tháng 7-2023, đã có 89 thôn được công nhận thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 1 thôn NTM thông minh; 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4 huyện, thành phố (Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên, Phúc Yên) được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đặc biệt, nhất quán quan điểm xuyên suốt là lấy người dân là chủ thể, lấy lợi ích của người dân làm mục tiêu, động lực, là trung tâm của mọi chính sách phát triển, và “Mọi người dân Vĩnh Phúc đều được hưởng thành quả từ sự phát triển”, tháng 5 năm 2023, tỉnh thí điểm xây dựng mô hình “Làng văn hoá kiểu mẫu” (LVHKM). Trước mắt, mô hình được triển khai ở 30 thôn, làng, đến nay, kết quả bước đầu đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng cao của Nhân dân.
Sự khởi sắc của nông thôn, nông nghiệp trên cả nước, khu vực phía Bắc sau hơn 12 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đó là kết quả của sự nỗ lực trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; thể hiện sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trong đó, có vai trò quan trọng, đặc biệt là sự đồng hành của các cơ quan báo chí nói chung, các cơ quan báo Đảng địa phương nói riêng. Để chương trình thực sự đi vào đời sống một cách sâu rộng, các cơ quan báo chí, đặc biệt là các cơ quan báo Đảng đã phản ánh kịp thời, cung cấp cho người dân cả nước cái nhìn sinh động, toàn cảnh trên nhiều lĩnh vực, tại nhiều địa phương với những bài viết sâu sắc, có ý nghĩa và sức lan tỏa tích cực, rộng rãi.
Đồng chí Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu chào mừng Hội thảo.
Phát biểu chào mừng, đồng chí Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực tỉnh Vĩnh Phúc nhấn mạnh: Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng Thủ đô Hà Nội. Trong lịch sử phát triển của mình, Vĩnh Phúc luôn biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để có những đóng góp xứng đáng cho Trung ương trên nhiều lĩnh vực. Trước đổi mới, Vĩnh Phúc là một trong số ít các địa phương vinh dự, tự hào được 8 lần đón Bác Hồ về thăm, động viên, biểu dương về những thành tích nổi bật trong sản xuất và chiến đấu; Vĩnh Phúc còn được biết đến là quê hương của “khoán hộ” trong nông nghiệp (do cố Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc khởi xướng).
Thực hiện đường lối đổi mới, nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Vĩnh Phúc tiếp tục là một trong những địa phương đi đầu trong CNH, HĐH, thu hút đầu tư. Sau hơn 26 năm tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc đã và đang hiện thực hóa khát vọng “trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất miền Bắc” như lời căn dặn 60 năm trước của Bác Hồ khi về thăm tỉnh; từ một tỉnh nghèo, thuần nông khi mới tái lập, Vĩnh Phúc đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ, trở thành địa phương phát triển khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và đang trở thành một trung tâm công nghiệp sản xuất ô-tô, xe máy, linh kiện điện tử của cả nước, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Với quan điểm xuyên suốt để “mọi người dân đều được hưởng thành quả từ sự phát triển của tỉnh”, mục tiêu hướng đến của Vĩnh Phúc là xây dựng những thôn, làng có cơ sở hạ tầng hiện đại, cảnh quan kiến trúc khang trang, người dân có đời sống văn hóa tinh thần phong phú; kinh tế hộ gia đình phát triển, thu nhập được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng lên và nâng cao, để làng quê không chỉ là nơi ở mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương; nơi cân bằng cảm xúc, với môi trường sống trong lành, gần gũi thiên nhiên; với những tập tục, hương ước, quy ước tiến bộ mà người dân tự giác thực hiện. Ở đó, người dân đóng vai trò là chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện, vừa là người được thụ hưởng thành quả.
Hội thảo các Báo Đảng các tỉnh phía Bắc là hoạt động thường niên của cơ quan Báo Đảng các tỉnh, thành phố. Đây là hoạt động rất thiết thực, ngoài việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nghiệp vụ; còn là cơ hội để các cơ quan báo Đảng xây dựng hướng “liên kết” trong tuyên truyền, để không chỉ phát huy thế mạnh của mỗi cơ quan báo chí mà còn là sức mạnh của các cơ quan báo Đảng trong vùng, liên vùng, góp phần thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển của mỗi tỉnh, thành, khu vực và cả nước.
Trong xu thế hiện nay, báo chí ngày càng phát triển với nhiều thay đổi, việc tuyên tuyền không chỉ đơn thuần là tuyên truyền như thế nào mà quan trọng là phải lựa chọn được những vấn đề để đưa các thông tin đến bạn đọc hiệu quả nhất, chuyển hóa thành hành động. Muốn làm những điều này, báo Đảng cần tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt thông tin chính thống. Để đi được xa thì các báo Đảng cần phải liên kết với nhau, nhất là trong xu thế báo chí số phát triển như hiện nay, cần huy động được các nền tảng, phương tiện, công nghệ hiện đại vào sản xuất, tổ chức thực hiện tin, bài để đáp ứng tốt nhất công tác tuyên truyền.
Báo Hà Nội mới tham luận tại hội thảo.
Tham luận tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ, trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm hay, những cách làm sáng tạo, hiệu quả của các đơn vị, từ đó, vận dụng, triển khai trong chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền ngày càng hiệu quả hơn trên các lĩnh vực: Kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự vào cuộc của hệ thống chính trị; việc tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ; kinh nghiệm huy động nguồn lực trong nhân dân; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân; giải pháp bảo vệ môi trường, xây dựng làng, xã, tổ dân phố sáng – xanh – sạch – đẹp; NTM thông minh.
Trần Hằng