Powered by Techcity

Triển vọng kinh tế từ mô hình nuôi lươn theo chuỗi giá trị

Mạnh dạn áp dụng cách làm mới, anh Lê Văn Đông, ở thôn Hoàng Văn, xã Đông Phú (Đông Sơn) xây dựng hàng trăm mét vuông bể nuôi lươn không bùn và đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, hình thành chuỗi cung ứng, bao tiêu sản phẩm lươn thương phẩm, đạt doanh thu hàng tỉ đồng/năm.

Triển vọng kinh tế từ mô hình nuôi lươn theo chuỗi giá trịMô hình nuôi lươn theo chuỗi giá trị của hộ gia đình anh Lê Văn Đông, xã Đông Phú (Đông Sơn) mang lại doanh thu hàng tỉ đồng/năm.

Sinh năm 1995 trong gia đình nghèo ở địa phương thuần nông, cuộc sống của anh Đông khá vất vả, bươn chải từ sớm. Khi còn nhỏ, sáng đi học, chiều anh thường đi bắt cua, lươn ngoài đồng cải thiện bữa ăn gia đình và đỡ bố mẹ tiền học phí. Lớn lên, anh Đông vất vả mưu sinh từ nghề khai thác đá. Song, cuộc sống, sinh hoạt thường ngày vẫn gắn bó với đồng ruộng. Anh Đông cho biết: Ngoài thời gian làm nghề khai thác đá, tôi vẫn cùng gia đình bắt cá, lươn trong tự nhiên để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay, nhu cầu của thị trường về sản phẩm lươn ngày càng nhiều hơn nhưng lươn tự nhiên lại hạn chế do ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, khi nắm bắt được ở một số tỉnh, thành phố phía Nam đã phát triển được mô hình nuôi lươn không bùn hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã quyết định đi học tập, mong muốn phát triển tại địa phương.

Nghĩ là làm, năm 2020, anh Đông đã đi thăm, học tập kinh nghiệm nuôi lươn không bùn ở các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang… Tháng 4-2020 với những đồng vốn ít ỏi tích cóp, anh Đông đã đầu tư khoảng 300 triệu đồng xây dựng 9 bể nuôi lươn tại xã Đồng Tiến (Triệu Sơn) để khởi nghiệp. Diện tích 10m2/bể, lòng bể được lót gạch men trơn để lươn không bị xước da khi va chạm, bể có lắp đặt hệ thống bơm nước và thoát nước bảo đảm thuận tiện khâu vệ sinh. Đặc biệt, để hạn chế ảnh hưởng tới môi trường, anh còn đầu tư đào một ao chứa nước, nuôi cá rô nhằm xử lý nước thải từ các bể nuôi lươn. Với 25.000 con giống được nhập từ Vĩnh Long và những kinh nghiệm góp nhặt được, sau 12 tháng nuôi, những bể lươn đã cho thu hoạch với sản lượng khoảng 4 tấn, doanh thu hơn 600 triệu đồng. Thành quả vượt ngoài mong đợi ban đầu nên anh Đông đã xác định đây là hướng phát triển kinh tế phù hợp với trình độ sản xuất của gia đình và xu hướng, nhu cầu của thị trường.

Anh Đông không giấu nổi xúc động khi nhớ về những thành quả đầu tiên: Sau 12 tháng cùng ăn, cùng ngủ tại khu nuôi thả lươn, tôi cẩn trọng trong từng chi tiết. Bởi, nuôi lươn trong bể không khó nhưng đòi hỏi phải có nguồn nước sạch, mỗi ngày phải thay nước đều đặn sau mỗi lần cho lươn ăn. Mặt khác, gia đình còn phải thường xuyên tắm cho lươn nuôi bằng nước muối pha loãng hoặc chất sát khuẩn iodine định kỳ 3 lần/tháng để phòng bệnh, thường xuyên thay và giặt chùm dây ni lông trong bể nuôi tránh cho lươn bị bệnh. Thành quả từ lứa nuôi lươn đầu tiên chính là bước đệm để tôi tiếp tục đầu tư, mở rộng diện tích nuôi lươn không bùn.

Không chỉ có thêm vốn tích lũy mà còn có thêm những đầu mối tiêu thụ sản phẩm lươn nên anh Đông đã tiếp tục mạnh dạn mở rộng thêm diện tích nuôi gồm 13 bể, diện tích 130m2 tại gia đình ở thôn Hoàng Văn, xã Đông Phú. Khu nuôi mới được bố trí khoa học thành các khu ương giống, nuôi thương phẩm. Ngoài ra, anh còn xây dựng nhà sơ chế, đầu tư tủ cấp đông, thuê nhân công để phát triển mảng lươn chế biến mang nhãn hiệu Đông Phát và phát triển mảng tư vấn, cung cấp vật tư để phát triển nuôi lươn không bùn.

Tuy không phải là người đầu tiên trên địa bàn tỉnh phát triển mô hình này, song anh Lê Văn Đông đã tìm tòi để có hướng phát triển đúng đắn. Không chỉ tìm kiếm, mở rộng hệ thống thương lái tiêu thụ lươn thương phẩm mà anh Đông còn nghiên cứu để phát triển lươn đã sơ chế: lươn cuộn thịt, lươn một nắng, lươn khô… Sau khi có được sản phẩm mẫu hoàn chỉnh, anh đem sản phẩm đó đến các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị mini giới thiệu hay đăng trên page facebook cá nhân, chẳng mấy chốc sản phẩm đã được nhiều người biết tiếng, trở thành đầu mối tiêu thụ lớn. Hiện cơ sở chế biến lươn Đông Phát của gia đình anh Đông đã ký hợp đồng với một cơ sở tại tỉnh Quảng Trị tiêu thụ khoảng 1 tấn lươn/tháng. Đồng thời, tìm hiểu, nghiên cứu để phát triển sản phẩm lươn cuộn, lươn một nắng trở thành sản phẩm OCOP.

Theo tính toán của anh Đông, mỗi tháng, các đầu mối tiêu thụ đã liên kết có nhu cầu thu mua khoảng 2,2 tấn lươn thương phẩm và các loại sản phẩm sơ chế từ cơ sở của gia đình. Tuy nhiên, khả năng cung ứng của gia đình không đủ nên anh đã phát triển thêm 4 cơ sở vệ tinh tại huyện Hậu Lộc, Quảng Xương. Nhờ đó doanh thu hằng năm đạt hơn 1 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 300 triệu đồng/năm.

Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại huyện Đông Sơn Nguyễn Chí Cường cho biết: Mô hình nuôi lươn không bùn của anh Lê Văn Đông là mô hình sản xuất bền vững, hiệu quả kinh tế cao. Với sự quyết tâm, linh hoạt, đổi mới, anh Đông đã từng bước đổi mới, phát triển thành chuỗi sản xuất khép kín (từ nuôi, từ chế biến thô đến chế biến tinh ướp gia vị, đóng gói, tiêu thụ) mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, hội đã liên kết cho cơ sở của anh Đông được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư, mở rộng sản xuất. Đồng thời, lựa chọn làm mô hình điểm để tuyên truyền, giới thiệu cho hội viên học tập, nhân rộng tại địa phương.

Bài và ảnh: Lê Hòa

Nguồn

Cùng chủ đề

Những mô hình trang trại tuần hoàn khép kín cho thu nhập cao

Trang trại tổng hợp của gia đình anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn) có diện tích 1,6ha, được quy hoạch thành 2 khu vực sản xuất chăn nuôi và trồng trọt áp dụng công nghệ cao (CNC) trong nhà lưới, ở giữa là ao thả cá.Cây ăn quả được trồng dọc lối đi vào khu vực chăn nuôi của anh Hà Thịnh Hưng, xã Nga An (Nga Sơn).Trong lối đi vào khu vực chăn nuôi trồng...

“Gọn” để “Tinh”, “Mạnh”

Thời khắc chuyển giao năm 2024 bước sang năm mới 2025 là một dấu mốc quan trọng, với việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa. Cùng với TP Thanh Hóa, thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương trong tỉnh cũng đã khẩn trương triển khai việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, quy mô dân...

Dáng vóc đô thị “tựa núi, bên sông,  hướng biển”

Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, tọa lạc trên vùng đất cổ của hai nền văn hóa Núi Đọ và Đông Sơn, TP Thanh Hóa địa thế “rồng vờn hạt ngọc, Hạc bơi chân thành”. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, TP Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, đáng tự hào. Đặc biệt, qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, quy mô diện tích và dân số của TP Thanh...

Đọc sách cũ trong thời đại số

Khi mà sách, báo điện tử ngày càng lên ngôi, nhiều người vẫn giữ thói quen đọc và sưu tầm sách, báo cũ. Với họ, đây vừa là niềm vui, cũng là một nét đẹp văn hóa rất riêng giữa “nhịp sống số”.Nhiều cuốn sách và tài liệu quý đã nhuốm màu thời gian được gìn giữ cẩn thận tại Thư viện Hà Duyên Đạt.Thư viện Hà Duyên Đạt của gia đình ông Hà Duyên Sơn ở xã Xuân...

Điển hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Trên các cánh đồng thôn Triệu Tiền, Triệu Xá và nhiều khu đồng khác ở xã Đông Tiến (Đông Sơn), những mô hình nông nghiệp trong nhà lưới, nhà kính đang mang lại diện mạo hiện đại cho nông nghiệp địa phương.Mô hình trồng lan công nghệ cao của anh Nguyễn Xuân Thiên.Điển hình nhất phải kể đến mô hình trồng hoa công nghệ cao của anh Nguyễn Xuân Thiên ở thôn Triệu Tiền với doanh thu những năm...

Cùng tác giả

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Cùng chuyên mục

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Công ty Điện lực Thanh Hóa tri ân khách hàng 110kV

Không chỉ phối hợp chặt chẽ với ngành điện trong việc cung cấp nguồn điện cho phát triển sản xuất, kinh doanh, các khách hàng 110kV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn tích cực tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR), góp phần giảm công suất vào giờ cao điểm, giảm tình trạng lưới điện quá tải, đồng hành cùng ngành điện bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.Công ty Điện lực Thanh Hóa thăm,...

Những dấu ấn thành tựu

Quán triệt sâu sắc tinh thần “Kỷ cương - trách nhiệm - hành động - sáng tạo - phát triển”, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền TP Thanh Hóa đã bước vào thực hiện nhiệm vụ với quyết tâm lớn, trách nhiệm cao. Nhờ đó, năm 2024, kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục phát triển với nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các lĩnh vực.Mô hình trồng hoa của...

Tiếp sức cho nông dân làm giàu

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã phát huy tốt vai trò trong hỗ trợ, vận động hội viên, nông dân đoàn kết, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất với những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.Hội Nông dân tỉnh thăm mô hình trồng nho của gia đình ông Hà Thịnh Hưng ở thôn 12, xã Nga An (Nga Sơn).Trang trại của gia đình ông Hà Thịnh...

Hiệu quả từ tập trung đất đai và liên kết bao tiêu sản phẩm

Năm 2019, gia đình ông Nguyễn Đình Lĩnh ở thôn Lộc Nham, xã Đồng Lợi đã tích tụ được 4ha đất lúa bằng hình thức thuê lại của các hộ trong thôn không có điều kiện sản xuất để trồng lúa thương phẩm cung cấp cho doanh nghiệp.2,3ha trồng đào cảnh của gia đình anh Trần Sỹ Toàn ở thôn Đồng Thành, xã Hợp Lý (Triệu Sơn) được tích tụ từ diện tích đất của gia đình và 6...

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Tiến Nông được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024

Tối 24/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (Tiến Nông) đã được vinh danh trong top 100 Sao Vàng Đất Việt 2024. Đây là lần thứ 6 Tiến Nông ghi tên trong danh sách những thương hiệu xuất sắc nhất cả nước, minh chứng cho hành trình không ngừng đổi mới và cống hiến hơn 30 năm qua.Ông Nguyễn Trung Trụ, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Phục...

Phối hợp tuyên truyền thực hiện các chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nông dân 

Được sự thống nhất của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, chiều 24/12, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) trên địa bàn tổ chức hội nghị đánh giá công tác phối hợp tuyên truyền giữa các chi nhánh Agribank với các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh năm 2024; tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025.Toàn cảnh hội...

Nỗ lực ngăn chặn khai thác IUU

Khắc phục và giải quyết các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của các cấp, ngành, lực lượng, địa phương có biển. Đây cũng là nội dung được Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thanh Hóa hết sức coi trọng, quyết liệt triển khai thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất