Powered by Techcity

Trên quê hương anh hùng Nguyễn Bá Ngọc

Xã Quảng Trung (Quảng Xương) là nơi sinh ra và lớn lên của người thiếu niên anh hùng Nguyễn Bá Ngọc, cũng là nơi ghi dấu cuộc chiến đấu quật cường gần 3.000 ngày đêm giữ vững phà Ghép – mạch máu trên trục Bắc – Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Trên quê hương anh hùng Nguyễn Bá NgọcĐài tưởng niệm Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Nguyễn Bá Ngọc trong khuôn viên Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Quảng Trung. Ảnh: Vân Anh

Chúng tôi về Quảng Trung trong một sáng cuối xuân. Đi tới đâu nhắc đến tên Nguyễn Bá Ngọc, tất thảy đều vanh vách kể câu chuyện dũng cảm của anh như là chuyện mới hôm qua. Ấy là bởi hình ảnh Nguyễn Bá Ngọc luôn ở trong tim mỗi người dân nơi này.

Cụ Lê Thị Khoát, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Quảng Trung lúc bấy giờ, người đã trực tiếp băng bó vết thương cho Nguyễn Bá Ngọc kể lại câu chuyện trong rưng rưng xúc động: Đúng 8 giờ sáng 4/4/1965, hàng chục tốp máy bay Mỹ đánh phá khu vực bến phà Ghép. Bến phà Ghép – sông Yên phút chốc trở thành chiến trường mịt mù khói lửa bom đạn, càng về trưa càng quyết liệt, tiếng máy bay gầm rú, bom đạn nổ không ngớt. Cuộc chiến đấu đánh trả máy bay giặc Mỹ diễn ra trên bầu trời phà Ghép, sông Yên hết sức quyết liệt… Lúc đó nhà Nguyễn Bá Ngọc đã xuống hầm trú ẩn, nhưng những em nhỏ nhà hàng xóm chưa kịp xuống hầm. Tiếng bom đạn khiến các em sợ hãi, khóc thét lên trong vô vọng. Nghe thấy, Nguyễn Bá Ngọc đã rời hầm trú ẩn, lấy thân mình che chắn, bảo vệ an toàn cho các em vào hầm. Nhờ đó, hai em Oong và Đơ an toàn vào hầm… Khi tiếng máy bay xa dần thì Nguyễn Bá Ngọc đã bị thương rất nặng. Sau khi băng bó vết thương, em được đưa lên Bệnh viện Chuối (Nông Cống) nhưng đã không qua khỏi. Lúc đó Ngọc mới 13 tuổi, đang học lớp 4.

Câu chuyện về sự dũng cảm, hy sinh cao cả của liệt sĩ thiếu niên Nguyễn Bá Ngọc khiến không chỉ người dân Quảng Trung khi ấy cảm động mà hành động dũng cảm ấy đã lan tỏa và trở thành niềm cảm hứng thôi thúc sự dâng hiến cho Tổ quốc của bao thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam. Tên Nguyễn Bá Ngọc được đặt cho những con đường, những ngôi trường không chỉ trên quê hương Quảng Trung mà trong khắp cả nước. Tự hào hơn khi liệt sĩ Nguyễn Bá Ngọc đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Nguyễn Bá Ngọc là một trong những người con anh hùng của quê hương Quảng Trung trong cuộc chiến gần 3.000 ngày đêm chống chiến tranh leo thang ở miền Bắc của đế quốc Mỹ. Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Trung: “Đồng chí Nguyễn Bá Bôi, Phó Chủ nhiệm HTX Nhân Nghĩa được tin con trai Nguyễn Bá Ngọc cứu các em nhỏ ở nhà bên bị thương vẫn nén đau thương trực tiếp chỉ huy chiến đấu; đồng chí Bùi Văn Tinh, con bị bom Mỹ sát hại vẫn chỉ huy bắn máy bay Mỹ; em Nguyễn Văn Thịnh đã xé áo của mình để băng bó vết thương cho bộ đội pháo cao xạ; em Ca dũng cảm tiếp đạn cho bộ đội chiến đấu, sau được tặng Huy hiệu Bác Hồ. Làng mạc ở Quảng Trung bị bom đạn Mỹ tàn phá, nhiều người đã bị thương vong… Làng Ngọc Trà không còn mấy nóc nhà nguyên vẹn. Nhiều người dân Quảng Trung đã thiệt mạng vì bom đạn Mỹ, có gia đình 4 người đều bị bom đạn Mỹ sát hại như gia đình ông Hồng (Mỹ Thạch), gia đình ông Châu (Đại Lộc) có 8 người thì chỉ còn 1 người sống sót; gia đình ông Thới (Ngọc Trà) có 6 người thì bị chết 5 người”.

Những người con đất Quảng Trung ấy dù đau thương, mất mát vẫn kiên trì bảo vệ phà Ghép tới cùng, bảo vệ vị trí trọng yếu, để mạch máu giao thông vận chuyển từ miền Bắc vào miền Nam không bao giờ bị đứt. Trong hai năm 1966-1967, đế quốc Mỹ đã sử dụng máy bay, tàu chiến liên tục bắn phá, ném bom vào bến phà Ghép. Mức độ đánh phá ngày càng ác liệt, có ngày chúng đánh 18 – 20 trận. Có tháng cao điểm như tháng 8/1965, tháng 6/1967, tháng 3/1968, máy bay Mỹ đánh phá liên tục không kể ngày đêm. Từ ngày 4/4/1965 đến ngày 3/11/1968 máy bay Mỹ bắn phá 867 trận (có 391 trận đánh ban đêm), trong đó có 321 trận đánh phá trực tiếp vào Quảng Trung, trút xuống 3.296 quả bom các loại, 265 quả thủy lôi, 383 quả tên lửa. Ngoài ra, pháo tầm xa của địch từ Hạm đội 7 ngoài biển bắn 770 lần vào mảnh đất Quảng Trung.

Nhớ lại những năm tháng chiến đấu tại phà Ghép, cụ Hoàng Quý Trang từng là Bí thư Đoàn thanh niên xã Quảng Trung, quyền xã đội trưởng, nói: “Người ta nói phà Ghép lúc đó là “tọa độ lửa”, “túi bom” không hề sai. Địch đã huy động một lực lượng hải quân và không quân cao nhất từ trước đến nay với các loại máy bay hiện đại nhất lúc bấy giờ để đánh phá, có những thời điểm chúng đánh phá cả ngày lẫn đêm”. Ở tuổi 95, cụ Trang đã quên nhiều điều trong cuộc sống, duy những năm tháng chiến đấu tại phà Ghép vẫn được cụ nhớ thật rõ. Để mỗi lần có người hỏi chuyện, cụ vẫn kể được từng mốc thời gian, nhớ từng tên người đồng đội cùng chiến đấu. Nhớ về những năm tháng oanh liệt chiến đấu bảo vệ Tổ quốc năm xưa, không chỉ có cụ Khoát, cụ Trang và những người đã từng trực tiếp chiến đấu năm xưa, mà các thế hệ con cháu hôm nay vẫn luôn nhắc nhở, lưu giữ và trân trọng những hồi ức, câu chuyện anh dũng của cha ông – những người đã không tiếc máu xương hy sinh cho độc lập dân tộc. Đặc biệt là trên những vùng đất cách mạng như Quảng Trung.

Chính bởi thế, sau khi hòa bình lập lại, chính quyền và Nhân dân xã Quảng Trung đã phát huy tinh thần hào hùng phà Ghép năm xưa, phát triển kinh tế – xã hội địa phương, xây dựng xã đạt chuẩn NTM năm 2016, đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021 và cuối năm 2023 đạt NTM kiểu mẫu. Trong công cuộc XDNTM, xã đã huy động được trên 1.200 tỷ đồng để đầu tư các công trình hạ tầng, các thiết chế văn hóa – xã hội, chỉnh trang nhà cửa dân cư, phát triển các mô hình sản xuất, xây dựng vườn hộ. Trong đó, Nhân dân đóng góp trên 840 tỷ đồng, hiến gần 19.000m2 đất, hàng nghìn ngày công lao động.

Chủ tịch UBND xã Quảng Trung Mai Ngọc Tứ khẳng định: Phát huy truyền thống của quê hương Quảng Trung anh hùng, trong thời gian tới xã tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, nâng cao chất lượng, tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, địa phương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học cũng như sinh hoạt văn hóa ở địa phương ngày một tốt hơn.

Vân Anh

(Bài viết có sử dụng tư liệu sách Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Trung).

Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu ấn nổi bật nông nghiệp xứ Thanh

Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nông nghiệp Thanh Hóa “cán đích” năm 2024 với hàng loạt dấu ấn. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Thanh Hóa Cao Văn Cường, những kết quả đó chính là tín hiệu vui trong lộ trình phát triển nền nông nghiệp hiện đại, theo xu thế và yêu cầu thực tiễn.Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh kiểm tra, trao đổi với đồng...

Điểm tin sáng ngày 26/12

Điểm tin có những thông tin sau: Năm 2024, Thanh Hóa thi hành kỷ luật 14 tổ chức đảng và 871 đảng viên; Công bố huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao và Lễ hội Đền Đồng Cổ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Xuất khẩu dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới; Chùm ảnh về Làng Nủ đoạt giải nhất 'Khoảnh khắc vàng' năm 2024; Chính thức mở...

Công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 và Đón nhận di sản văn hóa phi...

Ghi nhận quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đoàn kết phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Yên Định trong thực hiện phong trào chung sức xây dựng NTM, ngày 7/11/2024 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024. Theo đó, Yên Định là huyện thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa được công nhận đạt chuẩn...

Xây dựng và phát triển Hoằng Hóa đến năm 2030 trở thành thị xã

“Các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và các tầng lớp Nhân dân huyện Hoằng Hóa cần phải thật sự đoàn kết, tiếp tục nỗ lực, cố gắng nhiều hơn nữa, đề ra nhiệm vụ, giải pháp đột phá để sớm hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hoằng Hóa trở thành thị xã ” - Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh đề nghị tại buổi làm việc với lãnh...

Vững bước trên hành trình xây dựng huyện NTM nâng cao

Sau nhiều năm nỗ lực, bền bỉ XDNTM với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao, huyện Yên Định đã đạt được những dấu mốc quan trọng: Năm 2015, huyện trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung bộ được công nhận đạt chuẩn NTM; năm 2024 là huyện thứ 2 của tỉnh đạt NTM nâng cao. Đây là cuộc thử sức bền bỉ của cả hệ thống chính trị, cấp ủy đảng,...

Cùng tác giả

Cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi để tinh gọn bộ máy 

Chiều 26/12, thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi để cơ quan, tổ chức thuận tiện hơn trong việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Đồng chí Bùi Thị Mười, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa.Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bùi Thị Mười...

Đề xuất hoãn xuất cảnh cá nhân, chủ hộ nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên

Bộ Tài chính đề xuất áp dụng tạm hoãn xuất cảnh trong trường hợp cá nhân, chủ hộ kinh doanh có số tiền thuế nợ từ 50 triệu đồng trở lên đã quá thời hạn nộp theo quy định trên 120 ngày.Một cửa hàng kinh doanh ở Thanh Hóa. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Tư pháp thẩm định về dự thảo Nghị định quy định về ngưỡng áp dụng tạm hoãn xuất cảnh.Bộ...

[Bản tin 18h] Thanh Hóa là một trong những địa phương thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thôn nhiều...

26/12/2024 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay (ngày 2 6 /1 2 ) sẽ gửi tới...

Thanh Hóa sắp xếp cấp xã, thôn nhiều nhất cả nước, giảm gần 10 nghìn người

Sáng 26/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12. Theo báo cáo tại hội nghị, sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành vượt chỉ tiêu tinh giản biên chế, là địa phương đã sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, cấp thôn nhiều nhất cả nước. Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, sáp...

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác tổ chức, xây dựng Đảng

Khẩn trương, trách nhiệm, quyết liệt, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên; sau sắp xếp phải bảo đảm bộ máy mới “tinh - gọn - mạnh”, phải vận hành tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả ngay lập tức, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân; gắn với cơ...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất