Powered by Techcity

Trên đất Quang Tiền

Nếu so với các địa phương trong khu vực, Quang Tiền xưa, nay là xã Quảng Đức (Quảng Xương) có lịch sử khai phá muộn hơn. “Cách đây hơn 400 năm, vùng đất xã Quảng Đức ngày nay còn hoang vu, cây cỏ rậm như rừng, cồn cao bái thấp nhấp nhô gai góc, những đám sâu trũng chỉ thấy mọc đầy cỏ năn…”. Nhờ bàn tay, khối óc và sự hăng say lao động của những thế hệ con người cần lao, Quang Tiền đang từng ngày phát triển, đổi thay.

Trên đất Quang TiềnNhà văn hóa thôn Quang Tiền được xây dựng khang trang.

Theo tài liệu lưu giữ tại địa phương, xã Quang Tiền khi xưa thuộc tổng Thái Lai, bao gồm nhiều thôn nhỏ. Sau Cách mạng Tháng Tám là xã Tán Thuật, trải qua nhiều lần tách nhập hành chính, đến nay là xã Quảng Đức với 6 thôn (làng): Phú Đa, Quang Tiền, Tiền Thịnh, Thần Cốc, Hà Trung, An Toàn… Điều đặc biệt, hầu hết các thôn, làng trên đất Quang Tiền xưa đều là chốn tìm về gây dựng cơ nghiệp của người muôn phương. Nhưng mỗi làng lại chứa đựng những câu chuyện lập làng khác nhau. Ở đó, là quá trình cộng sinh, chia tách và phát triển.

Thôn (làng) Quang Tiền ngày nay, ban đầu có tên là Vệ Giữa, đến thời Nguyễn là xã Quang Tiền. Về quá trình hình thành thôn (làng Quang Tiền lớn), theo sách Địa chí huyện Quảng Xương: Sau khi chiến tranh Lê – Mạc kết thúc, có một ông già không rõ từ đâu đến đã xin với quan lại địa phương cho cư trú ở mảnh đất Cồn Cao – nơi mọc nhiều mây, tre, kè… Ông già đốn tre, bứt mây, chặt kè dựng lên ngôi nhà nhỏ đơn sơ. Hàng ngày, ông dùng chính những mây, tre, kè để đan thúng, mủng, rổ rá, làm áo tơi… mang ra chợ bán. Tên ông già là Vệ, vì thế người dân đặt cho nơi ông ở là Bái Vệ. Ông già Vệ được xem là người đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành làng Quang Tiền.

Đến khoảng giữa thế kỷ XVII, có ông Phúc Thiện vốn người họ Mạc, thuộc dòng dõi tôn thất nhà Mạc đã đem gia quyến từ Cao Bằng đến Bái Vệ cư trú. Vì lo sợ chính quyền Lê – Trịnh phát hiện thân phận, nên ông Phúc Thiện đã đổi sang họ Phạm, chăm chỉ làm ăn, gây dựng cơ nghiệp. Về sau, có thêm họ Trần, họ Đinh tìm về sinh sống, các dòng họ cùng nhau lập nên ấp Vệ Giữa. Đến đầu thế kỷ XVIII, Vệ Giữa đổi tên thành Vệ Trung, sang thời Đồng Khánh là Trung Thôn và sau đó là Quang Tiền (làng lớn). Ngày nay, Quang Tiền là tên gọi của một thôn thuộc Quảng Đức. “Về địa lý hành chính, thời Nguyễn, thôn Trung tức Trung Thôn thuộc xã Quang Tiền, tổng Thái Lai. Nay Trung Thôn là thôn Quang Tiền (thôn lớn), xã Quảng Đức. Ở đây, họ Phạm (khởi tổ Phạm Phúc Thiện) gốc tôn thất nhà Mạc vẫn là họ lớn nhất trong làng, trong xã” (sách Địa chí huyện Quảng Xương).

Nếu so về lịch sử, có lẽ làng Phú Đa có lịch sử lập dựng sớm hơn Quang Tiền. Vào thời nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, một người họ Trần là người đầu tiên có công lập làng. Khi đó, ông đặt tên làng Cả Vệ. Đến thời Nguyễn, mới đổi thành Phú Đa. Ngày nay, ở Phú Đa hiện còn Từ đường họ Trần thờ các vị thủy tổ dòng họ, cùng những tiền nhân có công với Nhân dân, đất nước. Cũng tại Từ đường họ Trần hiện còn lưu giữ sắc phong, bài vị, hương án của các triều đại phong kiến.

Khác với Quang Tiền được lập dựng từ một dòng họ thuộc tôn thất nhà Mạc, thôn (làng) An Toàn được hình thành vào đầu thế kỷ XVII do người của 6 dòng họ đến đây quần cư gây dựng cơ nghiệp. Người đầu tiên đến An Toàn là ông Nguyễn Phúc Mỡ – người đất Quỳnh Lưu (Nghệ An). Và trong số 6 họ có công lập làng An Toàn, có ông Nguyễn Phúc Khuê là người làng Quang Tiền chuyển đến. Cộng đồng dân cư các dòng họ đã cùng nhau chung sức, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới.

Trong số các thôn làng ở Quảng Đức, Thần Cốc (Cao Sơn) có lịch sử hình thành muộn hơn. Làng được lập dựng dưới thời vua Minh Mạng. Và người đầu tiên có công lập làng Thần Cốc là anh em họ Đỗ (quê Hàng Bồ – Hà Nội). Về sau, có thêm họ Phạm, họ Trần, họ Đỗ, họ Nguyễn, họ Hoàng… cùng chuyển đến sinh sống, làm ăn.

Vốn là vùng đất có địa thế không bằng phẳng, nơi cao thì chưa nắng đã hạn, nơi thấp chưa mưa đã ngập nên câu chuyện làm nông, trồng lúa với người dân Quang Tiền từ xưa vốn không dễ dàng. Để mưu sinh, người dân địa phương đã dựa vào sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo ra những sản phẩm thủ công truyền thống được sử dụng rộng rãi trong đời sống làng quê xưa. Người dân Quang Tiền có nghề đan lát nổi tiếng khắp vùng. Đặc biệt là các sản phẩm thúng, mủng, lừ (lờ) do người Quang Tiền làm ra nổi tiếng bền đẹp, được người dân nhiều nơi ưa dùng. Đến nay trong dân gian vùng đất này còn lưu truyền câu ca: “Thúng ken ba xã Quang Tiền/ Đan lừ Thần Cốc, làng Tiên giần sàng”.

Cũng như hầu hết các làng quê Việt Nam, trong quá trình sinh sống, các thế hệ người dân vùng đất Quang Tiền cũng tin rằng, để cuộc sống được thuận lợi, ấm no, họ luôn mong cầu có sự phù trợ, chở che của các vị thần linh; cùng với đó, là sự khắc ghi công đức với những tiền nhân đi trước đã có công đặt nền móng cho sự phát triển của làng… Vì thế, cùng với nỗ lực mưu sinh, người dân đã từng bước chắt chiu gom nhặt, tạo dựng nên những công trình kiến trúc – “điểm tựa” tâm linh.

Theo lời kể của các cụ cao niên ở Quảng Đức, cách đây chừng hơn nửa thế kỷ, trên đất Quang Tiền có đầy đủ các di tích đình làng, nghè, chùa, rồi cả Văn chỉ hàng tổng… với những câu ca còn lưu: “Chùa tứ giáp vang lừng tiếng khánh/ Miếu tam thôn ngào ngạt mùi hương”. Đáng tiếc, đến nay các di tích hầu hết đều đã không còn. Có chăng, chỉ là những hình ảnh còn lưu trong trí nhớ của những bậc cao niên với nhiều hoài niệm…

Đi qua những khó khăn, vất vả, với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương, Quảng Đức hôm nay đã đạt xã NTM nâng cao. Ông Vương Huy Quảng, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Đức cho biết: “Tháng 7/2023, Quảng Đức đã đón bằng công nhận NTM nâng cao. Và đến thời điểm hiện tại đã có 3/6 thôn của Quảng Đức được công nhận thôn NTM kiểu mẫu. Cùng với cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, đời sống của người dân Quảng Đức cũng từng bước được nâng lên”.

Ông Lê Văn Hạnh, Bí thư chi bộ thôn Phú Đa – 1 trong 3 thôn của xã Quảng Đức đạt thôn NTM kiểu mẫu, tự hào chia sẻ: “Phú Đa có 325 hộ với gần 1.300 nhân khẩu. Để xây dựng thành công thôn NTM kiểu mẫu là nhờ có sự đồng thuận, đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm và chủ động đóng góp của không chỉ người dân trong thôn mà còn cả con em sống xa quê. Cổng làng cũng là một trong những công trình chào mừng Phú Đa đạt thôn kiểu mẫu”.

Nếu như hơn 400 năm trước, vùng đất Quang Tiền còn hoang vắng, cỏ cây rậm rạp thì đến nay, Quảng Đức đã hoàn toàn đổi thay. “Bức tranh” NTM ở làng quê xứ Thanh đang mỗi ngày thêm tươi sáng, là bởi “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. “Trải qua quá trình tụ cư, lao động sản xuất, lập xóm lập làng, cộng đồng dân cư nơi đây luôn gắn bó, đoàn kết, cùng chung sức vượt qua mọi khó khăn, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt… Mỗi tên làng, tên đất nơi đây đã thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của biết bao thế hệ, để có một Quảng Đức giàu đẹp, văn minh” (sách Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Đức).

Khánh Lộc

(Bài viết có tham khảo, sử dụng tư liệu trong sách Địa chí huyện Quảng Xương; Lịch sử Đảng bộ xã Quảng Đức; và một số tài liệu lưu giữ tại các dòng họ).

Nguồn

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh phát triển thương mại ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Chiều 27/12, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình phát triển thương mại tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thương mại giai đoạn 2021-2025 nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các khu vực này, tạo nền tảng phát triển bền vững và nâng cao...

Lan tỏa tinh thần nhân văn, nhân ái

Chính sách phải hướng đến người dân, hay lấy người dân là trung tâm của việc xây dựng và thực thi các chính sách an sinh xã hội - là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta. Trong đó, xây dựng nhà ở cho các đối tượng yếu thế là chính sách hết sức nhân văn, vừa thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, vừa khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần “Tương thân...

Để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững

Phát huy tiềm năng, lợi thế, cùng sự chủ động, sáng tạo trong cách làm, sự vào cuộc đồng bộ của các địa phương, doanh nghiệp, chủ thể... là nền tảng quan trọng để huyện Quảng Xương xây dựng và không ngừng phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng bền vững.Đông đảo người dân, khách tham quan gian hàng sản phẩm OCOP của huyện Quảng Xương tham gia “Trưng bày và giới thiệu sản phẩm nông sản thực...

Tiềm năng mở nhưng còn nhiều “rào cản”

Trồng rừng gỗ lớn đang là xu hướng trên thế giới và là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng bền vững. Dẫu vậy, việc phát triển rừng gỗ lớn tại nhiều địa phương trong tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ từ nguồn vốn đến khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng trồng cho các chủ rừng.Cần tăng cường, đẩy...

Ngành Nội vụ nỗ lực lớn, quyết tâm cao, triển khai kịp thời, hiệu quả nhiều nhiệm vụ quan trọng 

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;...

Cùng tác giả

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO – Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. Xây dựng Dự thảo Luật...

Tháo “điểm nghẽn” quỹ đất sạch

Vì nhiều nguyên do lịch sử để lại, nên hiện nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo đang thiếu quỹ đất hoặc vướng các thủ tục, quy định về đất hợp pháp. Do đó, nếu không tháo gỡ được “điểm nghẽn” quỹ đất sạch, thì sẽ gây cản trở đáng kể đến việc thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22-CT/TU.Bà Vi Thị Miên ở thôn Tân Sơn (xã Tân Phúc) được lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Lang Chánh và...

Bức tranh kinh tế – xã hội nhiều gam màu sáng

Khép lại năm 2024 với con số ấn tượng: 31/31 chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực, quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền TP Sầm Sơn; đồng thời, cũng cho thấy một bức tranh kinh tế - xã hội với nhiều gam màu tươi sáng.Diện mạo đô thị du lịch biển Sầm Sơn.TP Sầm Sơn bước vào thực hiện các...

Ngành nông nghiệp sẵn sàng phát huy lợi thế cùng với đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 27/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.Các đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT dự và chủ trì hội nghị; lãnh đạo các bộ, ban,...

Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn hoàn thành diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm...

Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) vừa phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức diễn tập PCCC&CNCH tại đơn vị.Phổ biến, quán triệt phương án diễn tập PCCC & CNCH.Lãnh đạo và các thành viên đội PCCC cơ sở, cán bộ an toàn của TSHPCo đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Thanh Hóa...

Cùng chuyên mục

Miền non nước được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn ở Thanh Hóa

Với hệ thống hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ, mặt hồ ở Vườn Quốc gia Bến En được ví như Vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh. Vườn Quốc gia Bến En (thuộc địa bàn hai huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa), cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 45 km về hướng Tây Nam và cách Hà Nội 200 km. Nơi đây được ví như một “Vịnh Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh, với không...

“Cô gái Lạch Trường” hai lần hiến máu cho các chiến sĩ hải quân

Cô gái ấy chính là bà Tô Thị Đạo quê ở làng Nam Huân, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc). Năm nay đã 82 tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, nhưng bà vẫn còn nhớ mãi cái ngày 5/8/1964, cách đây vừa tròn 60 năm.Bà Tô Thị Đạo bên món quà của Bộ Tư lệnh Hải quân tặng nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và Quân dân miền Bắc. Ảnh:...

[WOW THANH HÓA] Sầm Sơn và những câu chuyện huyền bí: Hòn Trống Mái

02/08/2024 08:20(Baothanhhoa.vn) - Hòn Trống Mái nằm trên đỉnh Núi Trường Lệ, là hai tảng đá tự nhiên đứng cạnh nhau như đôi vợ chồng, gắn bó không rời. Được hình thành từ hàng triệu năm trước, Hòn Trống Mái không chỉ là một tuyệt tác của thiên...Phạm Nam - Thanh Tâm Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-sam-son-va-nhung-cau-chuyen-huyen-bi-hon-trong-mai-221054.htm

‘Bỏ túi’ kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa

Vùng đất xứ Thanh không chỉ có những bãi biển đẹp ngút ngàn mà còn có những di tích lịch sử đậm dấu ấn thời gian cùng rất nhiều món ngon đáng nhớ. Kinh nghiệm du lịch Thanh Hóa: đi vào mùa nào đẹp? Do sự đa dạng về địa hình, Thanh Hóa có khí hậu đặc trưng của cả 3 vùng là vùng ven biển, vùng trung du và vùng đồi núi. Bạn nên chọn lịch trình ứng với mỗi...

Về thăm làng cổ Vân Cổn

Nằm cách thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn) khoảng 6km có một ngôi làng tuổi đời hàng thế kỷ nằm bên sông Nhơm, đó là làng Vân Cổn thuộc xã Vân Sơn.Đền Tía ở làng Vân Cổn được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.Đầu thế kỷ XIX, Vân Cổn là một làng thuộc tổng Cổ Định (Nông Cống). Đến thời Đồng Khánh, do cư dân phát triển đông đúc, làng được...

[WOW THANH HÓA] Làng cổ Đông Sơn

26/07/2024 07:00(Baothanhhoa.vn) - Làng cổ Đông Sơn được xem là một trong những ngôi làng có lịch sử phát triển lâu đời nhất của Việt Nam. Trải qua bao nhiêu năm tháng, làng Đông Sơn vẫn luôn lưu giữ cả một hệ thống các giá trị văn hóa vật thể, phi...Phương Đỗ - Hoàng Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-lang-co-dong-son-mot-trong-nhung-lang-co-dep-nhat-viet-nam-220516.htm

Biển Hải Lĩnh – điểm đến mới của giới trẻ

Nếu biển Hải Hòa, Bãi Đông đã khá nổi tiếng, có hệ thống khách sạn, nhà hàng lớn được mệnh danh là “biển ngọc” phía Nam tỉnh Thanh Hóa thì biển Hải Lĩnh vẫn còn hoang sơ vắng vẻ, và ít người biết đến. So với những ồn ào, chật chội, khan hiếm phòng của các điểm du lịch khác thì chỉ cần bạn thích là có thể đến ngay với bãi biển Hải Lĩnh (thị xã Nghi Sơn).Bình...

Người cộng sản kiên trung của chiến khu Ngọc Trạo

Phạm Văn Hinh sinh năm 1914, quê ở làng Cẩm Bào, tổng Cổ Tế, huyện Thạch Thành, phủ Quảng Hóa, nay là làng Cẩm Bào, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc). Dù xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, nhưng ông lại sớm giác ngộ cách mạng.Nhà thờ họ Phạm ở làng Cẩm Bảo, xã Vĩnh Long (Vĩnh Lộc) - nơi thờ cúng liệt sĩ Phạm Văn Hinh.Năm 13 tuổi, ông học Trường Pháp - Việt ở...

[WOW Thanh Hóa!] Hoài niệm ký ức xưa qua bộ sưu tập xe đạp cổ độc đáo

19/07/2024 09:00(Baothanhhoa.vn) - Bộ sưu tập này không chỉ là một kho báu về mặt vật chất mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao. Mỗi chiếc xe, mỗi hiện vật đều kể lại một câu chuyện về quá khứ, về những tháng ngày gian khó mà đầy kỷ niệm...Hoàng Phương - Hoàng Sơn Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/wow-thanh-hoa-hoai-niem-ky-uc-xua-qua-bo-suu-tap-xe-dap-co-doc-dao-219926.htm

Xuân Minh – sáng mãi tinh thần cách mạng

Là vùng quê nổi tiếng với những trang sử cách mạng hào hùng, Nhân dân xã Xuân Minh (Thọ Xuân) với tinh thần anh dũng, bất khuất đã chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Để đến thời bình chính tinh thần cách mạng đó là “ngọn đuốc” thắp sáng để người dân và chính quyền xây dựng, phát triển quê hương giàu mạnh.Di tích cách mạng đình làng Phong Cốc. Ảnh: Vân AnhVề thăm Xuân Minh, điều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất