Powered by Techcity

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Lễ hội Đền Bà Triệu

Có dịp về thăm Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu nằm trên địa bàn xã Triệu Lộc (Hậu Lộc) vào những ngày xuân, du khách sẽ cảm nhận được không khí liêng thiêng khi dòng người người nô nức về dâng hương, vãn cảnh, bày tỏ lòng ngưỡng vọng đối với vị nữ Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) – người đã có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô (Trung Quốc) vào giữa thế kỷ thứ 3.

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Lễ hội Đền Bà TriệuNghi thức rước kiệu trong Lễ hội Đền Bà Triệu. Ảnh: Tư liệu

Theo sử sách, năm 248, Triệu Thị Trinh (tức Bà Triệu) cùng người anh trai Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có uy thế trong vùng, đã tập hợp nghĩa sĩ, chọn núi Nưa làm căn cứ để luyện tập võ nghệ, dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi quân Đông Ngô xâm lược. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu sau đó thất bại, nữ tướng phải tuẫn tiết ở núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc ngày nay) vào ngày 22/2 năm Mậu Thìn 248. Cuộc khởi nghĩa đánh quân Đông Ngô xâm lược của Bà Triệu tuy thất bại nhưng đã tạo nên mốc son sáng chói trong lịch sử, thể hiện tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường với câu nói bất hủ: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta”, nhiều đời sau vẫn còn lưu truyền mãi.

Để tưởng nhớ công lao của Bà Triệu, người dân xã Triệu Lộc đã lập đền thờ, xây lăng mộ bà trên đỉnh núi Tùng, xây dựng đền thờ Bà Triệu trên núi Gai, dựng ngôi đình lớn ở giữa làng Phú Điền. Qua các triều Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều cho tu sửa đền miếu, ban sắc phong và quy định tế lễ với nghi thức quốc lễ. Hằng năm, vào ngày giỗ Vua Bà (22/2 âm lịch), Nhân dân trong vùng và du khách đến dâng hương tại đền Bà Triệu, các điểm di tích và tổ chức nhiều nghi lễ, các hoạt động văn hóa, thể thao như rước kiệu Bà, trình tấu Chúc văn trên đền Bà. Trong đó, nghi thức rước kiệu (hay còn gọi lễ rước bóng) là nghi thức đặc sắc, quan trọng và linh thiêng bậc nhất, thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Điều đặc biệt khiến lễ rước kiệu trở nên độc đáo đó là hiện tượng “kiệu bay”. Trải qua hơn 17 thế kỷ, Lễ hội Đền Bà Triệu là một trong những lễ hội lâu đời nhất, có sức lan tỏa sâu rộng nhất và giàu giá trị bậc nhất của xứ Thanh. Năm 2014, Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Bà Triệu được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt.

Năm 2023, nhân dịp lễ kỷ niệm 1.775 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, tại Khu Di tích đền Bà Triệu, tỉnh Thanh Hóa vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội Đền Bà Triệu. Đây là một sự kiện quan trọng thể hiện sự tri ân sâu sắc và lòng tự hào của các thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân, những người đã đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước; đồng thời tăng cường giới thiệu và tôn vinh giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tôn vinh giá trị di sản văn hóa Lễ hội Đền Bà TriệuNghi thức tế lễ trong lễ hội Đền Bà Triệu. Ảnh: tư liệu

Theo đại diện Ban Quản lý Di tích Đền Bà Triệu (Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa) cho biết: Thời gian qua, Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa đã tổ chức nhiều hoạt động góp phần quảng bá, tăng thêm sức hấp dẫn cho khu di tích, ngày càng thu hút đông đảo du khách về tham quan, dâng hương. Trung tâm phối hợp tổ chức hội nghị góp ý, thẩm định, hoàn thiện bài thuyết minh cho tour du lịch kết nối đền Bà Triệu với các di tích phụ cận và nội tỉnh; tập huấn, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên du lịch tại đền bà Triệu (Hậu Lộc); khai giảng lớp tập huấn, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên du lịch tại Khu Di tích đền Bà Triệu; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến du lịch, đẩy mạnh quảng bá về điểm đến Khu Di tích đền Bà Triệu; phát triển ứng dụng thuyết minh tự động bằng tiếng Việt và tiếng Anh qua thiết bị di động thông minh ở tất cả các điểm đến du lịch. Từ đầu năm đến hết tháng 2/2024, khu di tích ước đón hơn 15.000 lượt khách về tham quan, vãn cảnh, dâng hương. Hiện nay, đơn vị phối hợp với địa phương tích cực chuẩn bị cho Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2024.

Ngày 27/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2024, kỷ niệm 1.776 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (22/2 năm Mậu Thìn 248 – 22/2 năm Giáp Thìn 2024). Lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh diễn ra từ ngày 30/3 đến 1/4/2024 (tức từ ngày 21 đến 23/2 âm lịch) tại Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu (thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc). Lễ hội khai mạc diễn ra vào ngày 31/3 (tức ngày 22/2 âm lịch).

Để lễ hội diễn ra thành công, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với các ngành, địa phương tích cực hoàn thiện công tác chuẩn bị. Nhà hát Nghệ thuật truyền thống phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh xây dựng kịch bản, tổ chức dàn dựng, luyện tập, chuẩn bị chu đáo, chi tiết và đầy đủ các điều kiện đảm bảo việc tổ chức thực hiện chương trình nghệ thuật. UBND huyện Hậu Lộc chỉ đạo Công an huyện xây dựng phương án, kế hoạch bố trí lực lượng bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự, an ninh văn hóa, an toàn giao thông trong những ngày tổ chức lễ hội. Chỉ đạo Phòng Văn hóa – Thông tin huyện và Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, thiết kế các cụm panô, treo băng-rôn, phướn, cờ hội tuyên truyền cho Lễ hội Đền Bà Triệu. Tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc của quê hương Hậu Lộc, đặc biệt là xã Triệu Lộc. Chỉ đạo Công an xã Triệu Lộc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa kiểm soát, nghiêm cấm tổ chức các dịch vụ bán hàng tại khu vực Lăng mộ Bà Triệu, phía ngoài cổng của Di tích đền Bà Triệu (trừ khu vực đã được quy hoạch và cho phép, và trong khu vực di tích lịch sử đền Bà Triệu); xây dựng phương án đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo an ninh, trật tự trong lễ hội và khu vực dân cư…

Ngọc Huấn

Nguồn

Cùng chủ đề

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”

Chợ Thiều ở làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày 26 tháng Chạp. Được xem là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên ai cũng náo nức với phiên chợ độc đáo này.Một góc chùa Sùng Ân ở làng Thiều Xá.Tích truyệnNằm bên hữu ngạn dòng sông Lèn, bên kia là núi Bình Lâm, làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) là vùng đất...

Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa

Do ảnh hưởng của mưa lũ trong các năm vừa qua khiến xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên đê hữu sông Mã, đê tả và hữu sông Lạch Trường, đê tả và hữu sông Lèn... gây nguy cơ mất an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn.Công ty CP Xây dựng nông nghiệp Thanh Hóa gấp rút thi công tuyến đê hữu sông Mã thuộc TP Thanh Hóa.Để bảo vệ an...

Phát huy hiệu quả đầu tư xây dựng chợ Chiều

Đến năm 2024, Công ty CP Đầu tư xây dựng Thanh Hóa (chủ đầu tư) đã hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án Khu dịch vụ thương mại chợ Chiều tại thị trấn Hậu Lộc (Hậu Lộc) theo đúng quy hoạch được duyệt. Các hạng mục hạ tầng đồng bộ gắn với xây dựng khu dịch vụ, thương mại kết hợp chợ dân sinh, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân trên địa...

Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng 686 dự án

Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 686 dự án, với tổng diện tích cần giải phóng là 2.590,719 ha.Ảnh minh họa.Đầu tháng 1/2025, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo kế hoạch, trong năm nay toàn tỉnh sẽ thực hiện giải phóng mặt...

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 2/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đạt chuẩn nông thôn mới.Thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc.Cụ thể, tại Quyết định số 5/QĐ-TTg ngày 2/1/2025, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và...

Cùng tác giả

Mở đường – mở tương lai…

Trên hành trình trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc, Thanh Hóa đã và đang huy động các nguồn lực thực hiện khâu đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông kết nối các khu kinh tế động lực, liên kết vùng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở hướng tới tương lai...Tuyến đường Vạn Thiện đi Bến En đang được các đơn vị khẩn...

Hoằng Hóa: Khát vọng vươn mình

Đoàn kết, năng động luôn là sức mạnh và là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Hoằng Hóa trong quá trình phát triển. Trước cơ hội và thách thức trong giai đoạn mới, những giá trị đó càng cần được nhân lên, để Hoằng Hóa vững vàng tạo đột phá, phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là địa phương có quy mô kinh tế nằm trong tốp đầu cả tỉnh.Bí thư...

Sôi động Lễ hội nấu cơm thi tại xã Hải Nhân

Ngày 31/1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), Lễ hội nấu cơm thi mừng Xuân Ất Tỵ 2025 đã được tổ chức tại xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn). Lễ hội đã thu hút sự tham gia đông đảo của Nhân dân trong xã và du khách thập phương, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ. Lãnh đạo xã Hải Nhân đánh trống khai hội.Tham gia lễ hội nấu cơm thi có 10...

Cội nguồn sức mạnh của Đảng

Năm 2025 là năm có nhiều ngày lễ lớn như 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước... Hướng tới mục tiêu đó, với sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Đảng ta đang huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ...

Hải quan các cửa khẩu làm việc xuyên tết, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Cán bộ, công chức các chi cục hải quan cửa khẩu thuộc Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã làm việc xuyên tết, trực giải quyết thủ tục 24/7, thông quan nhanh chóng hàng hóa xuất nhập khẩu.Trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Thanh Hóa (TP Thanh Hóa), không khí làm việc diễn ra nghiêm túc. Chi cục đã phân công cán bộ, công chức thành 3...

Cùng chuyên mục

Sông Mã rì rầm kể chuyện…

Từ dãy núi Bon Kho, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, dòng sông Mã chảy qua Sơn La, sang Lào rồi trở lại Việt Nam, vắt ngang dải đất hình chữ S để ra biển. Xứ Thanh đã ôm trọn phần trở lại này của dòng sông để làm nên một Đồng bằng châu thổ sông Mã, đồng bằng châu thổ lớn thứ ba, sau Đồng bằng châu thổ sông Hồng và Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long....

Nhà bạn tôi ở phố Lò Chum

Tôi quen với nhà nghiên cứu phê bình (NCPB) văn học Chu Văn Sơn từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi ông vừa mới được nhận về làm cán bộ giảng dạy tại đó.Ảnh chụp tác giả và “bạn tôi” - Chu Văn Sơn trong lễ khánh thành “Bia thơ kỷ niệm” khắc bài thơ “Tre Việt Nam” nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Duy năm 2017.Lúc...

Vui hội Pồn Pôông

Xuân đến, đất trời nở hoa, bà con người Mường lại cùng nhau vui hội Pồn Pôông. Hương sắc của núi rừng hòa quyện với thanh âm rộn ràng của tiếng cồng chiêng, tiếng trống, tiếng nói cười của người dân tham gia lễ hội làm không khí xuân nhộn nhịp khắp xóm làng.Các trò diễn đều xoay quanh cây bông, mô phỏng phong tục, tập quán, phản ánh đời sống tâm linh, văn hóa của người Mường.Lễ hội...

Sức sống các môn thể thao truyền thống

Mỗi dịp xuân về, nhiều bản làng miền núi xứ Thanh lại rộn ràng hoạt động vui chơi mang đậm nét văn hóa gắn với đời sống, lao động và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, các môn thể thao truyền thống mùa xuân đang góp phần “giữ lửa” cho nét đẹp đó.Ông Lương Hồng Kim (bên phải) và con trai Lương Hồng Chí ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Kỳ (Như Thanh)...

Vui tết, đón xuân với các hoạt động văn hóa, giải trí trên địa bàn TP Thanh Hóa

Trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn thành phố Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân đến tham quan, trải nghiệm, tạo nên không khí sôi vui tươi trong những ngày đầu năm mới.Những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời tiết lạnh đặc trưng của miền Bắc, xen lẫn những vạt nắng xuân - khá lý tưởng để mọi người dân du xuân, vãn cảnh đầu...

Vui tết đón xuân với các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí trên địa bàn TP Thanh Hóa

Trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều điểm vui chơi, giải trí trên địa bàn thành phố Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân đến tham quan, trải nghiệm, tạo nên không khí sôi động, vui tươi trong những ngày đầu năm mới.Những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời tiết lạnh đặc trưng của miền Bắc, xen lẫn những vạt nắng xuân - khá lý tưởng để mọi người dân du xuân, vãn cảnh...

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả của người dân xứ Thanh

Với người dân Xuân Trường, từ lâu nay, xem múa hát Xuân Phả đã trở thành nét sinh hoạt truyền thống, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong những ngày lễ trọng đại, trong dịp Tết đến Xuân về.Múa Xuân Phả còn có tên gọi “Ngũ quốc lân bang đồ cống tiến” là tổ hợp của 5 trò diễn mô tả cảnh năm phương đến chầu, trình diễn những tiết mục đặc sắc nhất chúc mừng Hoàng...

Bản tình ca thiên nhiên giữa lòng Thanh Hóa

Trên vùng đất Thanh Hóa ngập tràn vẻ đẹp tự nhiên và lịch sử, LAMORI Resort & Spa hiện lên như một khúc tình ca của sự hòa quyện hoàn hảo giữa thiên nhiên kỳ vĩ và thiết kế kiến trúc tinh tế. Đây chính là nơi lý tưởng để lắng nghe thanh âm của sự an yên và khám phá nguồn năng lượng mới.Dấu ấn kiến trúc giữa thiên nhiên hoang sơLAMORI Resort & Spa là một tuyệt...

Du xuân vãn cảnh đầu năm

Trong tiết trời lạnh của những ngày đầu năm mới, người dân khắp nơi lại tấp nập đến các di tích lịch sử - văn hóa, các ngôi đền, đình chùa trên địa bàn tỉnh để du xuân vãn cảnh, cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc. Đây cũng là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt được gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác.Du khách dâng hương tại chùa Vồm, phường...

Check-in “Yêu lắm Việt Nam” tại Thanh Hóa để khám phá và sáng tạo văn hóa

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đồng hành cùng ngành chủ quản, Báo Nhân Dân phối hợp công ty công nghệ vừa lắp đặt 3 trạm tương tác thông minh tại Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, các di tích quốc gia đặc biệt: Lam Kinh, đền Bà Triệu.Tuổi trẻ Thanh Hóa bên trạm “Yêu lắm Việt Nam”.Tại các trạm tương tác thông minh đã lắp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất