Powered by Techcity

Tình người…


Ấy là vào mùa hè năm 1980, tôi đang là sinh viên năm thứ ba, Đại học Bách khoa Hà Nội.

Tình người...

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Tôi là bộ đội về học, là bí thư chi bộ lớp và khi ấy tôi được phân công đi thẩm tra lý lịch kết nạp đảng cho một sinh viên cùng lớp tên Quân, quê ở xã Đông Thọ thuộc thị xã Thanh Hoá. Tôi được lấy giấy công tác của trường và đi tàu hỏa về Thanh Hóa. Ngày ấy dự báo thời tiết trên đài của nước ta lắm khi rất thiếu chính xác. Ngành khí tượng luôn là nguồn cho những đề tài tiếu lâm. Báo nắng thì có khi mưa to, còn có lúc báo mưa thì đất đồng cứ nứt ra mãi chưa thấy có giọt mưa nào. Tôi đi Thanh Hóa đúng hôm có bão đổ bộ vào biển Đông mà không hề biết.

Tôi đi qua xóm nhà bạn Quân, biết cậu ấy có nhà song không rẽ vào để giữ nguyên tắc. Tôi ra thẳng trụ sở ủy ban xã nằm ngoài rìa làng, đảng ủy cũng làm việc ở đó. Đưa giấy giới thiệu và nói chuyện với chị Bình, thường trực đảng ủy xã chưa hết ấm chè thì bên ngoài gió thổi ào ào. Lúc ấy mới chỉ độ ba giờ chiều. Chị Bình vừa đứng lên đóng cửa sổ thì mưa đã rơi lộp bộp. Hạt mưa to tưởng như đếm được. Chị Bình liền khoá cửa, đưa một cái áo tơi cho tôi rồi hai chị em đội mưa theo nhau chạy về nhà chị, cách đó gần cây số.

Nhà chị Bình nằm trong một xóm nhỏ cạnh đường tàu hỏa, từ đó vào tới ga Thanh Hoá cũng chừng cây số. Về tới nhà chị, nhìn ra thấy mưa trắng trời, trắng đất. Nhà chị Bình là một ngôi nhà gạch nhỏ ba gian, có sân gạch nhỏ. Phía đầu và sau nhà có mấy bụi tre um tùm, nghiêng ngả chắn gió. Ở nhà chỉ có hai đứa con chị, mới học cấp một. Được một lát thì chồng chị đội mưa, đội gió chạy về. Anh làm người trông coi đầm cá của hợp tác xã. Hơn tôi độ chục tuổi, nước da nâu sậm trông anh như ông lực điền. Chúng tôi chào nhau, giọng anh oang oang kiểu người ăn to nói lớn.

Tối hôm ấy tôi ở nhà chị Bình, ăn cơm tối cùng gia đình. Anh chị nấu rất nhiều cơm, thức ăn là mớ cá tép bé như cá dầu mà anh đem từ đầm về kho lên. Rau là một thứ cọng gì đó như cây sen luộc lên, hình như gọi là ngó sen. Cả nhà ăn cơm ngon lành, kể cả hai đứa bé lặng lẽ tự xúc ăn rất ngoan. Tôi và chị Bình chỉ ăn mỗi người ba bát, nhưng chồng chị phải ăn tới bảy, tám bát. Mỗi bát cơm đầy anh ấy gắp một gắp cá để lên rồi dùng đũa xắn bát cơm làm tư như ta xắn bánh chưng. Sau đó mỗi lần dùng đũa là lùa được một phần tư bát vào miệng. Cứ như vậy, bốn lần xắn đũa, làm bốn miếng là hết bát cơm. Tôi chỉ mới “và” được mấy miếng cơm, thấy lạ dừng đũa nhìn anh ăn. Trong lúc đưa vợ xới bát cơm mới, anh hẩy hẩy tay bảo tôi, “ăn tợn đi chứ, đàn ông sao lại ăn chậm thế”. Tôi tăng tốc nhưng kết thúc bữa cũng chậm sau anh nhiều, chị Bình phải vừa ăn vừa đợi tôi. Cuối cùng, tôi kết thúc bữa cơm cũng chỉ sớm hơn hai đứa bé một tẹo.

Đêm ấy, anh Bình để vợ nằm trong buồng với lũ trẻ, còn anh kê thêm cái chõng tre ngoài nhà để tôi nằm cùng anh, mỗi người một chõng. Anh chị thật tốt bụng. Mãi sau này khi đã có vợ, tôi mới hiểu anh đã hy sinh mấy đêm xa vợ để ra nằm cạnh tôi, một người khách bất đắc dĩ, cho tôi đỡ buồn. Đêm ấy mưa ào ạt, gió thổi ù ù ngoài sân. Tiếng mưa dàn dạt như đuổi nhau trên mái nhà. Xóm nhà anh chị Bình không có điện. Xung quanh tối om nhưng chốc chốc lại thấy sấm chớp loé lên, mọi thứ nhìn cứ lập loè. Tôi vốn là lính, quen cảnh màn trời chiếu đất và rất dễ ngủ, đặt lưng ở đâu cũng ngủ được. Tôi đã từng ngủ giữa trời nắng ngoài trảng lớn không có một bóng cây, đắp cái khăn mặt lên mặt là ngủ, mặc cho mồ hôi cứ tứa ra rồi lại khô, áo quần nóng ran. Ở chốt mấy tuần vào mùa mưa, đêm nằm chỉ quấn nilon che được nửa người, còn từ đùi trở xuống dầm trong mưa suốt đêm mà vẫn ngủ được. Nghe tiếng đề-pa pháo địch là bật dậy lao xuống hầm lũng sũng nước. Hết pháo lại chui lên quấn nilon ngủ tiếp, mặc cho quần áo lúc này cũng ướt nhoẹt. Thế mà ở nhà anh chị Bình, tôi nằm nghe mưa nghe gió ngoài sân, mãi mới ngủ được.

Sáng hôm sau trời vẫn mưa rất to. Hình như vùng này lọt vào tâm bão. Mưa bão không dai dẳng dầm dề như mưa rừng, nhưng đang trong tâm bão thì cũng thấy ghê răng lắm. Mưa to và gió rất lớn, cứ như trời đang hắt nước xuống. Anh chị Bình dậy sớm luộc khoai ăn sáng. Mưa vẫn trắng trời trắng đất, nhìn xa chẳng thấy gì. Ngoài sân nước không kịp thoát cũng ngập đến chục phân. Ăn sáng xong anh lại ra đầm cá, còn chị Bình cũng khoác nilon ra trụ sở ủy ban. Chỉ có tôi ở nhà với hai cháu nhỏ. Tôi hỏi chuyện chúng, cô chị học lớp bốn, cậu em lớp hai. Chả có việc gì, tôi bảo hai đứa lấy sách vở ra học. Hoá ra hai đứa trẻ rất hiếu học. Chúng lao xao hỏi tôi những bài tập chưa làm được. Thế là tôi đóng vai anh giáo làng dạy học cho hai cháu. Buổi trưa anh chị Bình đều về nhà. Lại một mớ tép kéo được ngoài đầm và một nắm cọng sen anh mang về làm thức ăn. Bữa cơm trưa giống bữa tối qua, anh vẫn ăn nhanh và nhiều như thế. Lại vẫn giục tôi “ăn thật tợn vào”. Buổi chiều lại chỉ có tôi ở nhà cùng hai cháu bé học. Chị Bình pha sẵn cho ấm nước vối to để ba chú cháu uống. Cuối chiều, anh chị lại đội mưa ào ào về nhà cơm nước. Buổi tối chỉ ngồi nói chuyện một lát rồi đi ngủ sớm. Mưa bão nên anh chị cũng chẳng làm được việc gì ở nhà.

Suốt ba ngày liền như thế. Mọi việc diễn ra không có gì thay đổi. Anh ra đầm trông cá, chị ra đảng ủy xã làm việc. Tôi vẫn ở nhà ngày hai buổi cùng hai đứa bé học bài và làm toán. Chúng nó rất thích và rất quý tôi. Phần việc thẩm tra lý lịch kết nạp đảng cho cậu Quân, chị Bình giúp tôi làm hết hoàn chỉnh. Tôi không phải lọ mọ đến nhà ông bí thư chi bộ hay ông bí thư đảng ủy xã trình bày xin ý kiến và xin ký rồi đóng dấu. Mưa ngớt dần, chỉ còn lúc dội lên ào ào rồi lại tạnh. Có lúc trời còn hửng chút nắng. Tàu hoả sau mấy ngày nằm im tránh bão nay đã chạy lại nên đã tới lúc tôi phải chia tay anh chị Bình và hai cháu để trở về nhà. Tôi đã ở nhà anh chị Bình hơn ba ngày bốn đêm.

Rạng sáng đêm thứ tư, tôi và anh Bình dậy sớm để anh đưa tôi ra ga. Đợt đi công tác này tôi đã tưởng là trong chiều hôm ấy xong việc, buổi tối tôi sẽ ra ga mua bánh trái gì đó ăn và ngủ tạm ở ga chờ sáng về Hà Nội. Vì thế tôi chỉ mang theo ít tiền và không có chiếc tem gạo nào. Không ngờ tôi bị mắc kẹt lại vì bão và ở nhờ tại nhà chị Bình suốt mấy hôm. Tối hôm trước, để chuẩn bị chia tay tôi đã cảm ơn anh chị Bình và ngượng nghịu đưa chị mấy đồng trong túi, chỉ giữ lại đủ tiền mua vé tàu. Anh chị gạt đi, chị còn trách tôi:

– Em đừng làm thế mà phụ lòng anh chị. Làm thế là coi thường và khinh anh chị đấy. Em cũng từng là bộ đội cơ mà. Lần này tới đây công tác cũng là vì việc công. Nếu chú Quân được vào đảng thì xã chị thêm được một người nhà nước, thêm vẻ vang cho xã. Em ở nhà anh chị mấy ngày, giúp các cháu học tập, tình cảm như bộ đội với dân. Anh chị giúp được em một chút cũng thấy ấm lòng. Em đừng nghĩ ngợi gì cả nhé. Cho anh chị gửi lời hỏi thăm các cụ. Sau này có dịp qua đây thì rẽ vào nhà anh chị chơi.

Chỉ có ngọn đèn dầu mờ mờ tỏ tỏ trong gian nhà. Tôi nắm tay anh chị Bình mà thấy ứa nước mắt. Anh chị Bình tốt quá. Người dân Thanh Hóa đôn hậu và nhân ái biết bao, chẳng khác gì tinh thần năm xưa tất cả cho tiền tuyến.

Anh Bình đưa tôi theo đường tắt ra ga từ lúc trời còn mờ tối để anh còn về kịp ăn sáng và ra đầm trông cá. Tôi gần như là người khách đầu tiên lên tàu ở ga Thanh Hoá hôm ấy.

Về đến Hà Nội là tôi đi tìm mua luôn đủ hai bộ sách giáo khoa lớp hai và lớp bốn. Ngày ấy học sinh mua được đủ sách giáo khoa không dễ, nhất là ở nông thôn. Tôi gửi Quân, nói có lúc nào về Thanh Hoá thì đem đến nhà chị Bình giúp tôi.

Kỷ niệm đẹp ấm áp tình người của những người dân Thanh Hóa ấy đã đi theo tôi suốt cuộc đời, giúp tôi luôn tin tưởng, cố gắng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Vũ Công Chiến (CTV)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tinh-nguoi-218465.htm

Cùng chủ đề

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

“Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”!

Với chiến thắng giòn giã trên mặt trận Hàm Rồng những ngày đầu tháng 4/1965, quân và dân Thanh Hóa đã vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi: “Giỏi lắm! Nhân dân Hàm Rồng giỏi, công nhân Hàm Rồng giỏi. Nông dân Hàm Rồng cũng giỏi. Cả bộ đội, dân quân Hàm Rồng đều giỏi. Cố gắng sản xuất và chiến đấu giỏi hơn nữa, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”!Đò Lèn chiến thắng.Trong cuộc chiến...

Hàm Rồng Chiến thắng mãi là bản anh hùng ca bất tử, để lại những bài học quý giá cho các thế hệ hôm...

Tối 3/4, tại Trung tâm Hội nghị TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025); Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại buổi lễ.Kính thưa Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.Kính thưa các đồng chí lãnh...

Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh

Mùa hè rực lửa tháng tư năm 1965 đã vạch vào trời xanh Hàm Rồng một ánh sao băng về sự đau thương và lòng dũng cảm, về máu và hoa, về cái có thể nằm trong cái không thể. Và từ đó, “miền đất lửa” Hàm Rồng trở thành bản anh hùng ca bất tử trong thiên sử hào hùng chống giặc ngoại xâm thời đại Hồ Chí Minh của quân, dân Thanh Hóa và dân tộc Việt...

Xứng danh Hàm Rồng – Nam Ngạn chiến thắng

Cách đây 60 năm, trong hai ngày 3 và 4/4/1965, tại mảnh đất Hàm Rồng - Nam Ngạn, quân và dân Thanh Hóa anh hùng bằng ý chí và sự thông minh sáng tạo, cùng nghệ thuật chiến tranh Nhân dân, đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, bắn rơi 47 máy bay Mỹ, bảo vệ cầu Hàm Rồng an toàn, giữ vững mạch máu lưu thông giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Hàm Rồng - Nam...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 11/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 11/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-11-4-2025-245213.htm

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân Thanh Hóa, Nghệ An không thuộc diện sáp nhập

Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), diện tích, dân số chỉ là yếu tố ban đầu, còn yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính là làm sao tạo ra được nhiều dư địa, mở ra không gian phát triển tốt hơn trong tương lai.Bên cạnh diện tích tự nhiên, dân số, các tiêu chí khi sáp nhập cũng tính đến yếu tố về quốc phòng, an ninh, phát triển...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Đẩy mạnh kết nối hành trình du lịch xanh Ninh Bình – Thanh Hóa

Chiều 10/4, trong khuôn khổ các hoạt động bên lề Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025 (TP Hà Nội), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch với chủ đề “Hành trình du lịch Xanh”.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt...

Tập huấn, truyền thông về ứng xử văn minh du lịch, kỹ năng giao tiếp 

Trong 2 ngày 9 và 10/4, Hội LHPN tỉnh Thanh Hoá tổ chức tập huấn, truyền thông về ứng xử văn minh du lịch, kỹ năng giao tiếp cho 240 cán bộ, hội viên và phụ nữ tại điểm du lịch thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành) và khu du lịch làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hoá).Giảng viên truyền thông tại Khu du lịch thác Mây, xã Thạch Lâm (Thạch Thành).Trong khuôn khổ chương...

Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật “Tự hào là người lính”  

Tối 9/4, Tại Trung đoàn 762, Đoàn văn công Quân khu 4 tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tự hào là người lính” để phục vụ cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa.Toàn cảnh chương trìnhChương trình nghệ thuật gồm các tiết mục ca ngợi Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, ca ngợi quê hương, đất nước, Quân đội, LLVT Quân khu, truyền thống đơn vị. Các tác phẩm đã được dàn dựng...

Quảng bá sâu rộng các điểm du lịch xanh Thanh Hóa đến du khách trong nước và quốc tế

Với chủ đề “Phát triển các điểm đến Xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam”, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM 2025 là dịp để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quảng bá đến khách hàng, đối tác các điểm đến xanh, sản phẩm du lịch xanh của xứ Thanh. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối, tìm kiếm cơ hội và chia sẻ những giải pháp...

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Lễ hội Mai An Tiêm năm 2025 

Sáng 8/4 (tức 11/3 âm lịch) tại đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú), Huyện ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ huyện Nga Sơn đã khai mạc Lễ hội Mai An Tiêm năm 2025.Nghi thức tế lễ tại lễ hộiLễ hội Mai An Tiêm năm 2025 diễn ra với các nghi thức truyền thống: dâng hương, tế lễ, tưởng nhớ, tri ân công đức của Đức thánh Mai An Tiêm, người đã có công khai...

Người dân Thanh Hóa đi chơi chỉ với 50.000 đồng

Chào hè 2025, từ ngày 12/4 - 29/4/2025, Sun World Sầm Sơn mở cửa công viên nước với vé vào cổng chỉ 50.000 đồng dành cho người dân Thanh Hóa. Nếu bạn đang lên kế hoạch “giải nhiệt” mùa hè, đây là trải nghiệm không thể bỏ lỡ.Sầm Sơn từ lâu không chỉ là một điểm đến quen thuộc của người Thanh Hóa mỗi mùa hè, mà còn trở thành điểm hẹn “quốc dân” của hàng triệu du khách...

Đặc sắc Lễ hội Mường Xia

Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.Tiết mục sân khấu hóa tại Lễ hội Mường Xia năm 2025.Di sản văn hóa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất