Powered by Techcity

Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn

Tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn lắng nghe những ý kiến trao đổi, tập trung bàn thảo và tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn.

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn

Toàn cảnh khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Sáng 19/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì khai mạc Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2023, với sự tham dự của khoảng 450 đại biểu tham dự trực tiếp.

Diễn đàn có chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững.”

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.

Đồng chủ trì Diễn đàn có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Cùng tham dự có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, tập đoàn kinh tế, doanh nhân, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế…

Ngoài điểm cầu chính ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC), Diễn đàn còn kết nối với sáu điểm cầu của các Học viện, trường đại học trong nước.

Góp phần ban hành các quyết sách mạnh mẽ, ứng phó kịp thời

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam là sự kiện thường niên hằng năm của Quốc hội.

Thành công của Diễn đàn Kinh tế 2021 và Diễn đàn Kinh tế-Xã hội 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, phục hồi và phát triển bền vững” đã để lại nhiều bài học quý, nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn cao, cung cấp các thông tin hữu ích phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhiều đề xuất, gợi mở hữu ích tại Diễn đàn đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh, quyết liệt, ứng phó kịp thời, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, tình hình mới nhất là yêu cầu phục vụ nhiệm vụ kép vừa kiểm soát COVID-19, vừa phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội.

Tiếp nối những thành công của Diễn đàn năm 2021, nhiều đề xuất, gợi mở chính sách tại Diễn đàn Kinh tế-Xã hội 2022 đã được nghiên cứu, chọn lọc kịp thời trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội năm 2023, trong đó lấy trọng tâm xuyên suốt năm 2023 là “củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế,” bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô như yếu tố “bất biến’’ để ứng với “vạn biến’’ của tình hình kinh tế quốc tế và là “chìa khóa” quan trọng để Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội, ổn định đời sống của người dân. Đây cũng chính là thông điệp chủ đạo của Diễn đàn năm 2022.

Các chính sách đề xuất tại Diễn đàn năm 2022 tiếp tục được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan nghiên cứu để xây dựng, ban hành các quyết sách mạnh mẽ, ứng phó kịp thời với tình hình mới; trong đó có Nghị quyết số 101/2023/QH15 về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền sử dụng đất, giảm thuế giá trị gia tăng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay, triển khai các gói tín dụng, thành lập các Hội đồng điều phối vùng, thúc đẩy liên kết vùng…; hay cho phép áp dụng thí điểm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù và vượt trội phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những đầu tàu quan trọng của nền kinh tế.

“Chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, điều hành quyết liệt của Chính phủ, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện,” Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu dự Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam năm 2023. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là một điểm sáng “trong bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, xếp hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện. Các cân đối lớn được bảo đảm, tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách đều dưới ngưỡng Quốc hội cho phép; nợ xấu được kiểm soát, tỷ giá khá ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục thể hiện vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, an ninh lương thực được bảo đảm. Các công trình, dự án quan trọng quốc gia, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng và cả nước được đẩy mạnh; củng cố thêm niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, hỗ trợ hướng tới phát triển bền vững các ngành và các lĩnh vực.

Trong 8 tháng năm 2023, thu hút vốn đầu tư FDI , giải ngân đầu tư công, khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực hơn, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng tăng khoảng 10%, khách quốc tế dự báo sớm đạt và vượt mức chỉ tiêu cả năm (8 triệu lượt khách); một số địa bàn công nghiệp trọng điểm phục hồi hoặc duy trì đà tăng nhanh như Hải Phòng, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh…; công tác an sinh xã hội được quan tâm, bảo đảm 100% người dân bị thiệt hại do thiên tai, lũ lụt, thiếu đói được trợ giúp kịp thời; các hoạt động về tăng cường kết nối cung cầu, hỗ trợ người lao động được tiếp tục đẩy mạnh.

Nhận diện khó khăn, thách thức

Chủ tịch Quốc hội đánh giá mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy nền kinh tế đang còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm, việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 trở nên hết sức khó khăn.

Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực lớn từ bên ngoài.

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục đà suy giảm, 8 tháng đầu năm giảm 10% so với cùng kỳ, đây là mức giảm mạnh nhất trong cùng kỳ 12 năm trở lại đây; nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, nhất là điện thoại, linh kiện, giầy dép, dệt may, đồ gỗ tiếp tục giảm sâu. Các thị trường xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Mỹ, ASEAN, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản,… giảm hoặc tăng ở mức rất thấp.

Xuất siêu tăng do nhập khẩu nguyên liệu đầu vào giảm, cho thấy nhu cầu đầu vào sản xuất trong nước tiếp tục chậm lại. Bên cạnh vấn đề cầu thế giới giảm mạnh, chi phí logistics và các chi phí khác (chi phí nhân công, nguyên vật liệu đầu vào,…) của Việt Nam cao, tiến trình xanh hóa một số lĩnh vực còn chậm, khiến một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam kém cạnh tranh hơn các quốc gia khác (đơn cử là mặt hàng dệt may). Trong khi đó, năng lực sản xuất của nền kinh tế còn ở mức thấp với việc phải nhập khẩu hầu hết công nghệ, máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu cho sản xuất.

Trong cơ cấu nền kinh tế hiện nay khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang đóng góp khoảng 20% GDP, chiếm tỷ trọng gần 74% trong tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, thu hút FDI chưa thật sự bền vững; vốn đăng ký liên tục giảm trong 6 tháng đầu năm. Từ tháng Bảy, vốn đăng ký tăng trở lại nhờ một số dự án lớn của Hàn Quốc, Singapore, tuy nhiên nhìn chung thu hút vốn FDI vẫn gặp nhiều thách thức, nhất là trong việc thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, có tính lan tỏa sâu, rộng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế-xã hội. Nhập khẩu của khu vực FDI ngày càng tăng cao cho thấy tính kết nối và năng lực sản xuất trong nước vẫn còn nhiều hạn chế.

Đầu tư công được coi là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên, đến nay giải ngân vốn đầu tư công dù có cải thiện (8 tháng đạt 42,35% kế hoạch) nhưng chưa đạt được mức như kỳ vọng, chưa có sự lan tỏa đối với đầu tư tư nhân, chưa thể hiện vai trò nòng cốt trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một số cơ quan trung ương, địa phương giải ngân vốn thấp so với mặt bằng chung, các vướng mắc được phản ánh nhiều nhất là về thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thủ tục hành chính chậm chễ do cán bộ, công chức, viên chức còn có tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Khu vực công nghiệp và xây dựng không còn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo từng được coi là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong nhiều năm, giờ suy giảm, quý I giảm 0,49%, 6 tháng tăng thấp, chỉ đạt 0,44%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng vẫn giảm 0,4% (trong khi cùng kỳ tăng 10,1%). Công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển khiến Việt Nam chưa thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tiêu dùng trong nước phục hồi chưa vững chắc. Khu vực dịch vụ hiện đóng góp 79% vào tăng trưởng GDP, đang là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng nhất của năm 2023 và ngay từ đầu năm nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực này được ban hành như giảm mặt bằng lãi suất, giảm 2% thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng, tăng lương cơ sở…

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng duy trì đà tăng trưởng, tuy nhiên đang có dấu hiệu chậm lại. Thị trường trong nước chưa được thúc đẩy hiệu quả, trong đó thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn

Đại biểu trong nước và quốc tế dự diễn đàn. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đang bị bào mòn, nhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày càng gia tăng.

Thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ làm, giảm ca. Trong nước chưa có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh, quy mô lớn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tổ chức các chuỗi cung ứng, hệ sinh thái sản xuất nội địa; doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ sản xuất thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào.

Năng lực nội sinh, tính tự chủ, khả năng chống chịu của doanh nghiệp, nền kinh tế còn hạn chế và ngày càng bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết trước tác động bất lợi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới từ đầu nhiệm kỳ tới nay.

Theo Chủ tịch Quốc hội, đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự, cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và giải pháp căn cơ có tầm chiến lược và lâu dài.

Tăng cường nội lực, khai thác hiệu quả ngoại lực để thích ứng và phát triển

Chủ tịch Quốc hội cho biết qua các cuộc khủng hoảng, các khó khăn, thách thức, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và vai trò quyết định của nội lực, tính tự cường, tự chủ trong phát triển kinh tế.

Từ thực tế vươn lên trong đại dịch khi đối diện với những khó khăn, thử thách khắc nghiệt như 3 năm vừa qua, một trong những bài học quan trọng nhất là xây dựng và thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với những thách thức và tính chất bất định của các yếu tố bên ngoài.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Chúng ta cần tăng cường, phát huy nội lực, vận dụng, khai thác hiệu quả ngoại lực có hiệu quả để thích ứng và phát triển, đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt đặc biệt trong bối cảnh, tình hình mới với nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Việt Nam cần tập trung giải quyết các thách thức bên trong cả trước mắt, lẫn trong trung và dài hạn.”

Xuất phát từ tình hình đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định lựa chọn vấn đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” làm chủ đề cho Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023.

Với tinh thần “đồng lòng, chung sức, cùng nhau vượt khó,” để đạt được các mục tiêu của Diễn đàn, có tính thiết thực, Chủ tịch Quốc hội mong muốn lắng nghe những ý kiến, trao đổi, tập trung bàn thảo và tìm đáp án giải quyết 3 câu hỏi lớn sau:

Một là dự báo bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính khu vực, thế giới, cơ hội, rủi ro, thách thức nào đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, 2024 và trong giai đoạn tiếp theo?

Hai là nhận diện thực trạng kinh tế-xã hội, những khó khăn, thách thức, nút thắt chủ yếu và năng lực chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động Việt Nam hiện nay thực sự là như thế nào? dự báo cho cả năm 2023, 2024 và cả giai đoạn 5 năm 2021-2025?

Ba là năng lực nội sinh, động lực và giải pháp căn cơ nào nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2023, 2024 và cho cả nhiệm kỳ 2021-2025?

Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2023: Tìm đáp án cho 3 câu hỏi lớn

Đại biểu trong nước và quốc tế dự diễn đàn. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)

Diễn đàn diễn ra trong vòng 1 ngày với phiên khai mạc, phiên toàn thể, phiên chuyên đề 1 về “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” và phiên chuyên đề 2 về “Nâng cao năng suất lao động và bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới.”

Tuyên bố khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các diễn giả và đại biểu tham gia trao đổi, thảo luận thật ngắn gọn, tập trung, đi thẳng vào các nội dung cốt lõi và trọng tâm, đề xuất những giải pháp cụ thể và thiết thực.

Chủ tịch Quốc hội cho biết căn cứ vào các đề xuất, kiến nghị và giải pháp, ngay sau khi kết thúc Diễn đàn, Ban tổ chức Diễn đàn sẽ xây dựng Báo cáo tổng thuật gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành và địa phương để phục vụ kịp thời kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc 23/10 và công tác hoạch định, thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiếp theo, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng đã có bài phát biểu quan trọng./.

Theo TTXVN

Nguồn

Cùng chủ đề

ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 7/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) tham gia góp ý về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Cầm Thị Mẫn nhất trí cần thiết phải sửa đổi một cách toàn diện...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 29/10/2024

Hôm nay (29/10), tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV; Ban Dân vận Trung ương khảo sát việc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Tỉnh ủy Thanh Hóa.NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-29-10-2024-228873.htm

Bộ trưởng Bộ GTVT nói về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc- Nam

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/10, Quốc hội dành thời gian cả ngày làm việc để thảo luận tại tổ, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025; chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… Bảo đảm đồng bộ, thống nhất quy...

ĐBQH Phạm Thị Xuân (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) tham gia góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Chiều 25/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Phạm Thị Xuân, công chức Huyện ủy Quan Hóa (Đoàn ĐBQH Thanh Hóa) cơ bản nhất trí với dự...

Cùng tác giả

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2024 Theo đó, về tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2024, trong ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 100% đơn vị ứng dụng Nền...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Minh Hùng

Chiều 12/11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ khu dân cư (KDC) thôn Minh Hùng, xã Minh Lộc (Hậu Lộc).Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Hậu Lộc...

Thêm nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh đạt chuẩn

Những năm qua, việc triển khai cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) nông thôn thông qua nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân ở địa bàn nông thôn trên địa bàn tỉnh có điều kiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các công trình NS&VSMT. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường, bảo vệ sức khỏe và nâng...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Cùng chuyên mục

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

(MPI) – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ký ban hành Quyết định số 2500/QĐ-BKHĐT ngày 30/10/2024 phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh minh họa. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2024 Theo đó, về tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra năm 2024, trong ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 100% đơn vị ứng dụng Nền...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Minh Hùng

Chiều 12/11, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với Nhân dân và cán bộ khu dân cư (KDC) thôn Minh Hùng, xã Minh Lộc (Hậu Lộc).Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Hậu Lộc...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

  Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi gặp mặt báo chí thông tin về công tác tổ chức AgroViet 2024, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố tổ chức hôm nay 12/11...

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Như Thanh

Ngày 12/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Mai Xuân Bình, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Nguyễn Tiến Dũng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh đã có buổi tiếp xúc cử tri huyện Như Thanh trước Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII.Các đại biểu và cử tri tham dự hội nghị.Tại buổi tiếp xúc, đại diện Tổ đại biểu HĐND tỉnh đã thông báo tới cử tri huyện Như Thanh dự...

Góp ý vào Đề án của Ban cán sự đảng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao

Thực hiện yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, sáng 12/11, VKSND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị góp ý về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của VKS trong khởi tố vụ án dân sự trước năm 2004 và thực hiện các quyền kiến nghị kiểm sát để bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích người yếu thế. Đồng chí Lê Văn Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng tiếp xúc cử tri huyện Yên Định

Sáng 12/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Xuân Thúy, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Yên Định; Hoàng Văn Thi, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh đã tiếp xúc cử tri huyện Yên Định trước Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng cùng Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử...

Góp ý vào Đề án của Ban cán sự đảng VKSND tối cao trình Bộ Chính trị  

Thực hiện yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao, sáng 12/11, VKSND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị góp ý về những nội dung liên quan đến trách nhiệm của VKS trong khởi tố vụ án dân sự trước năm 2004 và thực hiện các quyền kiến nghị kiểm sát để bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích người yếu thế. Đồng chí Lê Văn Đông, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban...

Bão Toraji giật cấp 12 vào Biển Đông thành cơn bão số 8

 Vị trí và hướng đi của bão số 8 vào sáng 12/11. Ảnh: TT KTTV  Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to khu vực miền Trung Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Lúc 1 giờ ngày 12/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt...

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích.Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),… Mỗi vùng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất