Ngày 25-9, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028. Tại Đại hội, đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có bài phát biểu chỉ đạo. Báo Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí.
Kính thưa: Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá
Thưa các vị đại biểu khách quý.
Thưa Đại hội.
Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023-2028, một sự kiện đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị – xã hội của tổ chức Hội Nông dân và giai cấp nông dân tỉnh Thanh Hoá. Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi xin gửi tới đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá và các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh, các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể các đồng chí về dự Đại hội lời chào trân trọng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.
Thưa các đồng chí.
Thanh Hóa là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, với lịch sử, văn hóa đặc sắc, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch COVID-19, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền; sự phối hợp tạo điều kiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể; sự nỗ lực không ngừng, cố gắng, các cấp Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2018 – 2023. Nổi bật là: đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu mà Nghị quyết của Đại hội X đề ra. Công tác tuyên truyền có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với tình hình thực tiễn; các cấp Hội đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong tuyên truyền; hình thức tuyên truyền sáng tạo phù hợp với giai đoạn phòng chống dịch Covid-19; nội dung công tác tuyên truyền bám sát thực tiễn của địa phương, từng thời điểm chính trị quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, của Trung ương và của Hội.
Công tác xây dựng tổ chức Hội được thực hiện đồng bộ, theo hướng tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động; các cấp Hội đã chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, kết nạp mới gắn với quản lý và nâng cao chất lượng hội viên; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đội ngũ cán bộ Hội đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hội cho gần 40 ngàn lượt cán bộ hội các cấp; xây dựng 97 chi Hội, 881 tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với hơn 17 ngàn hội viên tham gia. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Hội được quan tâm thực hiện thường xuyên; ủy ban kiểm tra Hội các cấp đã xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch, đảm bảo nguyên tắc.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững có sự lan tỏa mạnh mẽ. Hàng năm có gần 400 ngàn hộ nông dân đăng ký và có trên 200 ngàn hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ nông dân SXKD giỏi đã thành lập được doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, hình thành các chuỗi liên kết hợp tác trong SXKD và tiêu thụ sản phẩm. Đã phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn và tạo việc làm; chia sẻ khó khăn, mất mát với đồng bào gặp thiên tai, dịch bệnh…
Các cấp Hội Nông dân đã hướng dẫn, hỗ trợ nông dân vốn, ứng dụng công nghệ số, xây dựng các mô hình, dự án. Xây dựng và nhân rộng hơn 2.200 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; thành lập 131 HTX, 752 tổ hợp tác và 300 doanh nghiệp; tín chấp, ủy thác và từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân cho hơn 180 ngàn nông dân vay với tổng số tiền hơn 15,5 tỷ đồng. Cung ứng hơn 140 ngàn tấn phân bón trả chậm, trị giá hơn 11 ngàn tỷ đồng; tổ chức tập huấn, chuyển giao KHKT cho hơn 1,5 triệu lượt người; trực tiếp và phối hợp dạy nghề cho hơn 41 ngàn hội viên, nông dân. Kết nối tìm đầu ra và tiêu thụ hàng chục tấn nông sản cho nông dân khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; phối hợp với ngành Bưu điện đưa 138 sản phẩm của hộ, HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp lên sàn giao dịch Thương mại điện tử Postmart.vn. Thi đua xây dựng gia đình văn hóa, thôn, bản, xã, huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, xanh, sạch đẹp, người dân thân thiện; góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chúc mừng, ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích trong công tác Hội và phong trào nông dân mà Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
Kính thưa Đại hội.
Để thể hiện vị trí, vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong thực hiện khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập; trên cơ sở Báo cáo đánh giá kết quả nhiệm kỳ Đại hội X, công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Thanh Hoá nhiệm kỳ XI cần mạnh mẽ cùng tổ chức Hội Nông dân cả nước giải quyết một số hạn chế chung, đó là: Hiện nay, trong khi nông nghiệp được coi là lợi thế quốc gia, là trụ đỡ của nền kinh tế quốc dân thì đời sống của cư dân nông thôn ở một số nơi trong tỉnh còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng, kết quả xóa đói giảm nghèo ở nông thôn chưa bền vững; nông dân vẫn khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội về y tế, giáo dục, văn hóa, vốn, khoa học kỹ thuật, pháp luật…. Vai trò chủ thể và trách nhiệm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy đầy đủ, chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn còn thấp, phần lớn nông dân chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp, tỷ lệ thiếu việc làm cao. Làm thế nào để nâng cao vị thế của người nông dân trong quan hệ sản xuất, có vai trò quyết định trong chuỗi sản xuất; sản xuất nông nghiệp còn nhiều thách thức, mức độ rủi ro cao; tháo gỡ giá cả vật tư đầu vào cho nông nghiệp phù hợp với giá nông sản bảo đảm cuộc sống của người nông dân và mở rộng sản xuất. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đổi mới cách thức sản xuất trong nông dân còn chậm, năng suất, chất lượng, giá trị nhiều mặt hàng nông sản còn thấp; liên kết 4 nhà chưa chặt chẽ; tỷ lệ cơ giới hóa, ứng dụng khoa học trong sản xuất và chế biến nông sản còn thấp; xu thế gia công trong nông nghiệp ngày càng rõ; phát triển nông thôn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế; môi trường ô nhiễm, thiên tai còn hiện hữu. Các vấn đề về việc làm và thu nhập, đất đai, dân chủ ở cơ sở và đạo đức của một số cán bộ có lúc, có nơi đã trở thành tâm trạng, gây tâm lý bức xúc cho người nông dân. Kinh tế nông nghiệp chưa định hình rõ, sản xuất nông nghiệp nhìn chung vẫn là nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch; hợp tác, liên kết trong chuỗi sản xuất còn rời rạc, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa. Việc sản xuất còn tự phát, tình trạng được mùa, rớt giá. Vấn đề chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa, chất lượng, mẫu mã nông sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường hiện đang là thách thức lớn nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội.
Thưa Đại hội!
Tôi cơ bản thống nhất với phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong Báo cáo của BCH Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá khóa X trình Đại hội. Tôi cho rằng, báo cáo đã lĩnh hội, quán triệt đầy đủ tư tưởng, quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các Nghị quyết của Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ. Báo cáo cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Ba tham luận vừa trình bày cũng đã minh chứng làm rõ thêm. Tôi xin gợi mở thêm một số vấn đề sau:
Một là, các cấp hội Nông dân trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tuyên truyền, vận động để các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, của Hội Nông dân Việt Nam đến đông đảo cán bộ, hội viên nông dân một cách thiết thực, hiệu quả nhất, khơi dậy khát vọng, phát huy vai trò chủ thể, trung tâm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng Nông thôn mới, xây dựng gia đình văn hóa, tham gia xây dựng làng, thôn, bản văn hóa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, dân tộc và bảo vệ môi trường nông thôn.
Chủ động nêu cao cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch đặc biệt là lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, dân chủ, nhân quyền; thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng để kích động lôi kéo chia rẽ trong nội bộ nông dân, đồng bào dân tộc để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Hai là: Tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và hoạt dộng, trong dó tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các câp dảm bảo đủ số lượng, có năng lực vê chuyên môn, bản lĩnh chính trị dáp úng yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới, nhất là cần ưu tiên quan tâm đến đội ngũ cán bộ Hội cấp cơ sở, chi Hội. Đổi mới phương thức tập hợp hội viên trên cơ sở găn với quyên và lợi ích hợp pháp của hội viên nông dân; lấy lợi ích chính đáng và giải quyết những khó khăn, bức xúc của nông dân làm nội dung hoạt động của Hội. Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc tập trung củng cố, xây dựng chi, tổ Hội nông dân nghề nghiệp. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội có bàn lĩnh chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên, nông dân trong tình hình mới; không ngừng củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh xuống cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, tập trung nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Cần tranh những thủ lợi thế của tỉnh, tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào; thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Hội trong hướng dẫn, hỗ trợ nông dân phát triển các hình thức kinh tế tập thể, hợp tác trong sản xuất kinh doanh, nòng cốt là các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Tổ chức Hội Nông dân các cấp phải trở thành cầu nối, tạo dựng niềm tin giữa những người nông dân, các hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với doanh nghiệp, với HTX, với nhà khoa học để tạo nên một mối liên kết bền vững trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp và chính đáng của hội viên nông dân, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cần chủ động tăng cường và đẩy mạnh tố chức các hoạt động tư vần, dịch vụ hỗ trợ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh, phát triên các hình thức kinh tế tập thể. Đó là tư vấn và trợ giúp pháp lý, hỗ trợ về vốn, hố trợ dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật; chuyển đổi số trong nông nghiệp; tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học để làm chủ một số loại giống cây, con chủ lực; về kết nối, hỗ trợ vật tư đầu vào; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, HTX; hỗ trợ kết nối, xây dựng mối liên kết bền vững, hiệu quả giữa nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp góp phần xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, sản xuất theo tín hiệu thị trường, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp an toàn, xây dựng, phát triên và gìn giữ thương hiệu sản phấm, thị trường tiêu thu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới; cùng cố liên minh công nhân, nông dân, trí thức thông qua các hoạt động liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh. Xây dựng được nhiều mộ hình liên kết giữa doanh nghiệp với người dân để phát triển vùng nguyên liệu, tăng chế biến tinh, tạo ra những vùng nguyên liệu lớn, sản phấm chủ lực có chất lượng cao phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Chú trọng đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho hội viên, nông dân theo hướng dào tạo những nghế thiết thực, phù hợp với thị trường lao động và thực tiến địa phương; đào tạo theo thực trạng sản xuất của nông dân.
Năm là, Các cấp Hội trong tinh cần tích cực, chủ động thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân; làm cầu nổi quan trọng giữa nông dân với Đảng, với Chính quyền. Trong dó, tập trung giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, đòi hỏi các cấp Hội trong tỉnh phải nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông thôn; đời sống, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị chính đáng của nông dân, thể hiện trách nhiệm của mình đối với nông dân, hiểu nông dân và vì nông dân; những vướng mặc, bất hợp lý trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách ở địa phương để có cơ sở và chủ động trong tham mưu, để xuất xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách; các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện tốt Luật Dân chủ ở cơ sở, tích cực phối hợp với chính quyền các cấp, các ngành chức năng để tham gia hoà giải, giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện của nông dân ngay từ cơ sở, hạn chế việc khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nông dân. Đại diện cho nông dân để xử lý những vấn đề phát sinh khi quyền lợi ích hợp pháp, chính dáng của nông dân bị xâm phạm.
Kính thưa Đại hội!
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội là bầu ra Ban Chấp hành khóa mới và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028. Tôi đề nghị các đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy dân chủ, nắm vững các tiêu chuẩn theo quy định về bầu cử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, sáng suốt lựa chọn những đồng chí có đủ tiêu chuẩn để bầu vào Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa XI, đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, có tính kế thừa và phát triển, đủ khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội. Đồng thời bầu đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 gồm những cán bộ, hội viên tiêu biểu, xuất sắc, có khả năng đóng góp, đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của hội viên nông dân Thanh Hoá.
Kính thưa Đại hội!
Nhân dịp này, thay mặt BTV Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôi xin trân trọng cảm ơn đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành ủy thuộc tỉnh Thanh Hoá những năm qua đã rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác Hội và phong trào nông dân của tỉnh; trân trọng đề nghị các đồng chí tiếp tục dành sự quan tâm hơn nữa để công tác Hội và phong trào nông dân Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ, đóng góp chung vào kết quả công tác Hội và phong trào nông dân cả nước.
Với tinh thần: “Đoàn kết – Đổi mới – Hợp tác – Phát triển”, tôi chúc công tác Hội và phong trào nông dân tỉnh Thanh Hoá sẽ thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ XI đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII.
Chúc các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc và thành công. Chúc Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh Thanh Hoá lần thứ XI thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!
(*) Đầu đề là của tòa soạn báo.