Powered by Techcity

Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào Thái


Người Thái là cư dân gắn bó với nước, giỏi trồng lúa, lấy nước từ sông suối qua hệ thống thủy lợi: mương, pai, lái, lịn tưới cho nương cao, ruộng thấp. Qua thực tiễn cuộc sống, người Thái từng đúc kết “khúc sông, vụng cá”. Nước là khởi nguồn của sự sống, có nước thì con người “không đói cơm đói gạo, không thiếu cá, canh rêu” và “có nước mới có ruộng/có mường mới có Tạo”.

Thuyền độc mộc trên sông Mã gắn bó với đồng bào TháiĐua thuyền độc mộc trên sông Mã (Bá Thước).

Từ lâu đời, người Thái sinh sống trên miền đất phía Tây tỉnh Thanh Hóa tụ cư thành những mường lớn như: mường Ca Da (Quan Hóa), mường Khoòng (Bá Thước), mường Trịnh Vạn (Thường Xuân)… dọc theo đôi bờ sông Mã, sông Chu và những con suối lớn. Với địa hình núi non hiểm trở, nhiều sông lắm suối, để di chuyển, cùng với đôi chân trên bộ thì thuyền là phương tiện có nhiều ưu thế giúp họ dọc ngang trên sông suối. Chính tụ cư và sinh sống bên sông, suối đã đem lại cho họ nhiều thuận lợi hơn những vùng đất khác: “Người Mường Ca Da ăn cá ba sông/ Sông Mã chảy dưới chân thang/ Ra đi cưỡi thuyền bè thay ngựa/ Hái củi chẳng cần dao/ Từ non cao củi trôi sông đem đến…”.

Gắn bó với thiên nhiên, sống trong môi trường nước, “ra đi cưỡi thuyền bè thay ngựa”, từ lâu đời thuyền độc mộc đã trở nên gắn bó thân thiết với người Thái từ lúc bé tới khi từ giã cõi đời con thuyền đi cùng người mất.

Từ thời tối cổ, cùng với bè mảng, thuyền độc mộc là phương tiện xuất hiện rất sớm giúp con người đi lại trên sông suối, đầm hồ. Qua các di chỉ khai quật khảo cổ học ở nước ta thời kỳ văn hóa Đông Sơn, thuyền độc mộc đã hiện hữu ít nhất cách nay khoảng 2.500 năm. Trên mặt trống đồng còn in dấu cùng với những chiếc thuyền lớn còn có thuyền độc mộc. Người Thái trên đất xứ Thanh xưa chắc đã tiếp thu được truyền thống chế tác thuyền độc mộc của tiền nhân và cho đến hôm nay đồng bào vẫn làm ra loại phương tiện này để đi lại trên sông suối, đánh cá, buông chài, vận chuyển hàng hóa, lương thực.

Để có được thuyền, trước tiên người ta phải tìm vật liệu và chế tác nó. Với những cánh rừng đại ngàn có nhiều loại gỗ quý, người ta thỏa sức chọn tìm loại gỗ tốt để tạo thuyền. Đối với người Thái loại gỗ dùng để làm thuyền phổ biến là gỗ dổi, chò, kiêng, xăng lẻ… những gỗ này vừa tốt, không ngấm nước, nhẹ, dễ nổi. Trước khi vào rừng, người chủ làm lễ cúng xin phép được vào rừng chặt gỗ. Khi chọn được cây gỗ vừa ý, họ làm lễ cúng thần rừng, thần cây cho phép được đẵn gỗ. Trước khi đốn cây, họ vạch vào thân cây đánh dấu, nếu cây đổ thì chọn phần nửa thân cây không tiếp giáp với đất để làm thuyền, sau đó chọn một đoạn ưng ý trong thân cây mới hạ, chặt rời một đoạn rồi đánh dấu phân biệt giữa gốc và ngọn cây bằng việc dùng rìu mổ một lỗ rộng phần ngọn cây và luồn dây rừng cho trâu kéo về bản. Nếu đốn cây gần sông suối thì chế tác thuyền ngay tại nơi đó. Người Thái dùng rìu để khoét lòng thuyền hoặc đốt lửa hun, sau đó dùng rìu đẽo gọt cho hoàn tất. Nếu làm thuyền độc mộc lớn, người chủ phải mời thêm một số người bà con, hoặc những người có kinh nghiệm giúp đỡ. Bài khặp Thái ở mường Ca Da, huyện Quan Hóa phản ánh việc tìm gỗ, làm thuyền: “Ta đi lên ngàn chặt cây/ Chặt cây gỗ dài, chặt cây gỗ to/ Gỗ kiêng, gỗ dổi, gỗ chò/ Súc kéo bằng bò, súc kéo bằng tay/ Bản Khằm, bản Khó về đây/ Khoét đục đêm ngày nên con thuyền xinh…”.

Thuyền làm xong, chọn ngày lành tháng tốt chủ thuyền làm một mâm lễ, gồm có: xôi đồ, vịt, cá nướng, rượu cần, trầu cau… và đặt các lễ vật lên thuyền cúng các vị thần sông, suối, thần bến nước… phù hộ cho thuyền và chủ nhân của nó gặp nhiều điều may mắn: “Thuyền độc mộc con thuyền thương/ giúp cho bản mường cơm trắng, cá to”, bình yên vượt qua ghềnh thác, sông sâu, vực xoáy: “Mặc cho ghềnh cả, thác to/ Thuyền vẫn lướt bờ, xô nước thuyền đi”.

Thuyền độc mộc từ bao đời nay gắn bó thân thiết với đồng bào Thái và không rõ giữa thuyền độc mộc và chiếc luống cái nào có trước, cái nào có sau? song giữa hai công cụ này đều có những nét tương đồng. Về chất liệu và kiểu dáng chiếc luống là hình dáng thu nhỏ của thuyền độc mộc. Công năng của luống trước tiên là chiếc cối dài vừa để vò lúa, giã gạo và sau đó trở thành nhạc cụ gõ khá phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng và thực hành nghi lễ không chỉ của người Thái mà còn được đồng bào các dân tộc ở miền núi tỉnh Thanh sử dụng. Nếu người đi thuyền độc mộc sử dụng mái chèo hay cây sào để điều khiển con thuyền lướt trên mặt nước thì người sử dụng luống dùng những chiếc chày gỗ vừa để giã gạo, vừa tạo nên những âm thanh độc đáo rất đặc trưng của núi rừng, phản ánh những cung bậc tình cảm và trạng thái tâm lý của mỗi cá nhân cũng như của cả bản mường.

Con thuyền độc mộc, chiếc luống gắn bó thủy chung đối với người Thái với tiếng luống khua rộn rã, tưởng như vỡ òa khi có một đứa trẻ – thành viên mới của cộng đồng chào đời; cũng chiếc luống này giã nên gạo thơm, cơm trắng nuôi lớn bé thơ cùng với dòng sữa ngọt lành của người mẹ núi; thuyền độc mộc – phương tiện hữu ích mà các chàng trai, cô gái Thái hay lam hay làm để “đi sông ăn cá, ra ruộng ăn cơm”; tiếng luống ngân vang mời gọi trong đêm trăng sáng, cho gái bản trên, trai mường dưới dắt díu nhau vào hội Kin chiêng boọc mạy, say điệu múa quanh cây hoa ngũ sắc, quả còn xanh đỏ và lời khặp thiết tha, trao duyên trao tình để cho những lứa đôi bén duyên nhau nên vợ nên chồng. Không những thế con thuyền độc mộc, chiếc luống còn theo họ khi phải từ giã cõi đời trở về với thế giới mường ma đối với người Thái theo tín ngưỡng địa táng, khác với đồng bào Thái theo tín ngưỡng hỏa táng.

Quan tài của người Thái là mô hình hai chiếc thuyền độc mộc úp lại. Quan tài được làm bằng thân cây khoét rỗng, gọi là “chùng” với loại gỗ không bị mối mọt như: trám, de, vang, dổi… Xa xưa, người Thái chuyên làm quan tài bằng loại gỗ mà tiếng Thái gọi là “cò bể”. Loại cây này dóng cao thẳng, có nhiều trong rừng, về sau gỗ này hiếm dần nên mới dùng các loại gỗ trên.

Quan tài hình thuyền dài khoảng 2,20m, đường kính 60 – 65cm, lòng rộng 40 – 50cm, chiều dài của lòng 1,80m. Tạo lòng bằng cách bổ đôi thân cây thành hai nửa, nửa trên mỏng hơn nửa d­ưới, rồi khoét rỗng hai nửa thành hình máng, giữa hai mép soi rãnh và tạo gờ để khi đậy nắp lại vừa khít. Sau khi đặt người quá cố vào quan tài kèm theo đồ tùy táng, nhất thiết phải có vỏ quả bầu khô đựng nước hoặc vò rượu, tiếp đó dùng củ nâu giã nhỏ hoặc lấy cơm nếp luyện cho nhuyễn trát kín kẽ hở của hai thớt. Những người tham gia làm quan tài trước đó phải ăn thịt chó, bởi người Thái quan niệm chó liếm sạch cây cầu bôi mỡ, giúp cho người chết qua cầu về mường ma không trượt ngã rơi xuống vực, xua đuổi ma quỷ và những ngư­ời làm quan tài sẽ không bị “phi” bắt theo cùng với người nằm trong quan tài.

Với động táng Lũng Mi thuộc huyện Quan Hóa phát hiện chưa lâu trên một ngọn núi cao, dưới chân núi là dòng sông Mã. Động táng này có tới hàng trăm chiếc quan tài bằng thân cây khét rỗng chứa xương người và một số đồ tùy táng như gươm, mũi tên đồng, đồ gốm cổ. Điều đó chứng minh rằng từ lâu đời người Thái cũng như những tộc người thiểu số ở nơi đây đã có tục quàn người chết trong những chiếc quan tài hình thuyền.

Ngày nay kiểu mộ táng và quàn người chết trong thân cây khoét rỗng vẫn được đồng bào Thái ở các huyện Quan Hóa, Thường Xuân, Quan Sơn, Bá Thước thực hiện. Thuyền độc mộc vẫn gắn bó với đồng bào Thái như những ngày nào, giúp họ đánh cá buông chài, lấy rêu trên sông Mã, sông Chu, sông Lò, sông Đặt… Thanh âm của tiếng luống khua vẫn ngân vang khắp bản gần mường xa, nhân lên niềm vui khi đứa trẻ chào đời, mừng cô dâu mới, vụ mùa tươi tốt và sẻ chia nỗi buồn khi có người khuất núi, rời xa cộng đồng.

Từ con thuyền độc mộc, chiếc luống tới quan tài hình thuyền của người Thái tỉnh Thanh bước đầu rút ra một số nhận xét:

Với địa bàn cư trú ở miền rừng núi, nhiều sông suối từ lâu đời người Thái đã gắn bó và am hiểu môi trường sông nước. Nước là nguồn gốc của sự sống, vì vậy từ sùng bái nước họ đã thiêng hóa nước. Trong các nghi lễ với các đối tượng liên quan tới nước: dòng sông, con suối, bến nước, vò rượu, quả bầu khô đựng nước, con thuyền… người Thái luôn thể hiện sự trân trọng và biết ơn sâu sắc. Sống trong môi trường nước, di chuyển trên sông suối bằng thuyền để có nguồn thực phẩm cá, tôm, rêu… dồi dào từ sông suối mang lại giúp con người duy trì cuộc sống, dần hình thành niềm tin, lòng ngưỡng mộ đối với con thuyền trong cộng đồng người Thái từ ngàn xưa tới nay.

Cư dân Đông Nam Á nói chung, người Thái nói riêng là những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vừa có tục thờ nước, vừa thờ mặt trời – thần ánh sáng tác động tới sự sinh trưởng của cây trồng, vì vậy họ luôn tin rằng linh hồn người chết sẽ được trở về thế giới của mường trời. Phương tiện đi lại của người Thái không gì thuận lợi hơn bằng thuyền, nên linh hồn cần có một con thuyền để về với thế giới bên kia, chính vì lẽ đó mà từ thời tối cổ đến tận hôm nay quan tài của người Thái vẫn là thân cây khoét rỗng hình chiếc thuyền độc mộc.

Thuyền độc mộc, chiếc luống, quan tài hình thuyền của người Thái nói chung và người Thái tỉnh Thanh nói riêng hàm chứa những quan niệm về cuộc sống và cái chết cùng triết lý sâu xa: con người biết ơn, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên, sống hòa đồng với dòng suối, con sông, cánh rừng, ngọn núi… mà người xưa trao gửi qua thuyền độc mộc.

Bài và ảnh: Hoàng Minh Tường (CTV)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thuyen-doc-moc-tren-song-ma-gan-bo-voi-dong-bao-thai-225562.htm

Cùng chủ đề

Tiềm năng du lịch dưới cánh rừng ngập mặn

Những năm qua, cánh rừng ngập mặn, rừng phi lao phòng hộ luôn đóng vai trò ngăn sóng, giữ cát bảo vệ cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ven biển; đồng thời là nơi trú ngụ của vô số loài thủy hải sản. Không những thế, nơi đây còn có tiềm năng để xây dựng mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn.Không gian yên bình ở rừng ngập mặn Đa Lộc.“Điều hòa nhiệt độ” ngoài trờiCó một...

Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màu

Vĩnh Lộc là miền đất của dân ca, dân vũ phong phú và đa sắc màu. Sông Mã chảy qua nhiều địa phương của tỉnh Thanh đổ về biển cả, nhưng lời ca, tiếng hò gắn với dòng sông chở nặng phù sa của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ không phải địa phương nào nơi dòng sông đi qua cũng được đắp bồi, lắng đọng.Hò rước nước trong lễ hội làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.Dòng Mã...

Lịch sử là điểm tựa, văn hóa là nguồn sức mạnh nội sinh, con người là động lực phát triển

Nương vào hào quang tỏa rạng, khí thế ngút trời của những ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mỗi người có cái nhìn sâu hơn vào bề dày lịch sử, chiều sâu văn hóa và cốt cách con người xứ Thanh từ thuở sơ khai đến nay, để thấy được rằng, xứ Thanh ôm vào lòng mình biết bao giá trị. Ở đó, lịch sử - văn hóa - con người là 3 nhân tố quan trọng, tạo...

Nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU “Về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và...

Chiều 12/8, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tiếp tục xây dựng, phát triển văn hóa và con người Thanh Hóa trong thời kỳ mới”. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trực tiếp quán triệt Nghị quyết.Toàn cảnh hội nghị.Các đại biểu...

Văn hóa và con người xứ Thanh: Nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững (Bài cuối)

“Nói đến văn hóa là nói đến những gì là tinh hoa, tinh túy nhất, được chưng cất, kết tinh, hun đúc thành những giá trị tốt đẹp, cao thượng, đặc sắc nhất, rất nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình, tiến bộ!” (cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng).Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân. Ảnh: Khôi NguyênPhát triển văn hóa vì...

Cùng tác giả

Công tác kinh doanh và dịch vụ góp phần đưa ngành điện đến gần hơn với khách hàng

Lấy khách hàng làm trọng tâm, cùng với việc đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng.Công ty Điện lực Thanh Hóa không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.Thực hiện dịch vụ điện trực tuyếnCùng với công tác đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện, đáp ứng đủ điện...

Đề xuất giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO – Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao. Trung bình 67km sẽ có một ga Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo gửi Quốc hội về báo cáo nghiên cứu tiền...

Hơn 1.000 vận động viên thi chung kết Giải chạy Báo Hànộimới 2024

Giải chạy Báo Hànộimới 2024 chạy là một sự kiện thể thao mang ý nghĩa chính trị xã hội lớn được tổ chức thường niên. Đây cũng là một trong các hoạt động thể thao trọng điểm của Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô; 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Thành phố Vì hòa bình. Chung kết giải...

Quản lý, bảo vệ rừng bền vững ở Thường Xuân

Đón chúng tôi, anh Lang Hữu Phước - chủ trang trại rừng tại xã Yên Nhân (Thường Xuân) hồ hởi chia sẻ, gia đình anh được hợp đồng khoán bảo vệ rừng (BVR) với diện tích 19,47ha rừng phòng hộ.Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân kiểm tra rừng tại xã Xuân Lộc.Từ năm 2019 đến nay gia đình đã trồng, chăm sóc được 7ha rừng keo, trong đó có 4,5ha keo lai. Cán...

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch

Petrovietnam có thể làm chủ công nghệ, phát triển các nguồn năng lượng sạch Việt Nam có tiềm năng đa dạng các nguồn NLTT PV: Theo ông vì sao cần phải đẩy mạnh các dạng NLTT, đặc biệt là ĐGNK? TS Dư Văn Toán: Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến sự biến đổi khí hậu, nắng nóng và băng tan trên toàn thế giới. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nếu không có hành động quyết liệt nào, nhiệt...

Cùng chuyên mục

Chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Quá trình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, TP Sầm Sơn đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Nhờ được quan tâm đầu tư trùng tu và bảo tồn, nên hệ thống di tích, danh thắng và các di sản văn hóa phi vật thể, đã và đang phát huy hiệu quả. Từ đó, vừa góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, vừa...

Đổi mới công tác quảng bá du lịch trong thời đại công nghệ số

Các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt, sáng tạo và có nhiều đổi mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá, xúc tiến du lịch. Từ đó, góp phần đưa hình ảnh du lịch Thanh Hóa đi nhanh và đi xa hơn đến đông đảo bạn bè, du khách trong và ngoài nước.Nhờ đẩy mạnh quảng bá du lịch qua nền tảng số, du khách đến tham quan...

Khi người trẻ làm du lịch

Cái tên “Ông Hướng Farm Stay” giờ đây hẳn không còn xa lạ với khách du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là giới trẻ. Đây là tâm huyết của chàng trai trẻ 9X Nguyễn Hà Đông và các cộng sự “gen Z”.Nguyễn Hà Đông và Đoàn Hữu Ngọ (từ phải qua) tại không gian Ông Hướng Farm Stay.Ông Hướng Farm Stay, thôn Nhuận Thạch, xã Đông Tiến (Đông Sơn) là điểm đến mới được đưa vào khai...

Du lịch Thanh Hóa vượt chỉ tiêu lượng khách năm 2024 chỉ trong 9 tháng

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong 9 tháng, tổng lượt khách đến Thanh Hóa ước đạt gần 14,5 triệu lượt, đạt 104,7% kế hoạch năm 2024.Công viên nước Sun World Sầm Sơn - điểm nhấn mới hút khách du lịch khi đến Thanh Hóa.Với việc tổ chức đa dạng các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, cùng với đưa vào khai thác đa dạng sản phẩm du lịch, vui...

Di sản văn hóa phi vật thể vô giá

Trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh, Lễ hội Lam Kinh được ví như một viên ngọc quý với nhiều giá trị vô giá, đặc trưng. Lễ hội không chỉ lưu giữ nhiều giá trị độc đáo, mà còn là dịp để người dân đất Việt ôn lại và tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của các bậc tiền nhân.Nghi thức rước kiệu tại Lễ hội Lam Kinh.Lễ hội Lam Kinh gắn...

xu hướng thể thao của phụ nữ hiện đại

Khỏe mạnh, an tĩnh, nhẹ nhàng và tươi trẻ, đó là những gì mà những người tập Yoga đạt được sau thời gian tập luyện... Với những giá trị mang lại, Yoga đã trở thành xu hướng phổ biến rộng rãi của phụ nữ hiện đại. Đây được coi là bộ môn đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe, đồng thời là lựa chọn phù hợp đối với nhiều lứa tuổi.Các học viên tại CLB Xanh Club Fitness...

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất