Powered by Techcity

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế


Sáng 19/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số với các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì hội nghị.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), để thúc đẩy, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động CĐS, thời gian qua Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hành lang pháp lý, kiến tạo sự phát triển trên không gian mới (không gian số).

Trong quá trình thực hiện CĐS, có nhiều nội dung, vấn đề mới trước đây chưa có đã được các bộ, ngành, địa phương chung tay giải quyết, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai như: Về dịch vụ công trực tuyến toàn trình; về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước; về đấu thầu qua mạng; định danh và xác thực điện tử; lưu trữ điện tử…

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Các điểm cầu dự hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Liên quan đến kết nối chia sẻ dữ liệu, năm 2020, tổng số giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu là 11,5 triệu giao dịch qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia, đến năm 2024, trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia ghi nhận 95 đầu mối kết nối của các cơ quan, đơn vị. Tổng giao dịch đến thời điểm 16/7/2024 là 533 triệu (bằng 85% tổng số giao dịch năm 2023); luỹ kế là 2,3 tỷ giao dịch.

Đối với phát triển kinh tế số, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (năm 2022 đạt 28%, năm 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Về phát triển xã hội số, báo cáo của Bộ TT&TT nêu rõ: Tình hình xã hội số giai đoạn 2022 – 2024 có những chuyển biến tích cực, trong đó tỷ lệ người dân ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử tăng từ mức 3% lên 13,5% (tăng gần gấp 4 lần); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 87,08% (tăng thêm 20% so với năm 2020).

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Đối với phát triển công dân số, đến tháng 12/2023, Bộ Công an đã cấp trên 84,7 triệu thẻ căn cước côn dân gắn chip. Đã kích hoạt 45,4 triệu tài khoản định danh (đạt 67,5% so với tổng hồ sơ tiếp nhận). Có 34 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử cao nhất cả nước. Ứng dụng VNeID đã được tích hợp thêm các tiện ích như: sổ sức khỏe điện tử; giấy phép lái xe; ví điện tử; kê khai, đăng ký, nộp thuế; thông tin sổ bảo hiểm xã hội và nhiều tiện ích khác…

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện CĐS liên quan đến hoạt động dịch vụ công trực tuyến toàn trình ở cả khối bộ, ngành và địa phương; về phát triển kinh tế số; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu và nền tảng dùng chung…

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe đại diện Bộ Công an báo cáo nhanh kết quả, những “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thảo luận tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành, các địa phương đã phân tích, làm rõ thêm những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác CĐS. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách, đề xuất các giải pháp mà các bộ, ngành, địa phương cần phải triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về thực hiện chủ trương CĐS trong thời gian qua.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: CĐS đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. CĐS đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”, kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế – xã hội. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần phải thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình CĐS quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số.

Thủ tướng nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong cả nhiệm kỳ, những nhiệm vụ này đều có quan hệ mật thiết với CĐS.

Trước yêu cầu và ý nghĩa đó, cùng với những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương phải tiên phong, gương mẫu trong việc thúc đẩy CĐS với quyết tâm cao nhất để thực hiện hiệu quả các các nhiệm vụ đó là: Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số và tài năng số. Ưu tiên nguồn lực cho CĐS, cho phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, Chính phủ số. Phát triển hạ tầng số toàn diện, phù hợp, tiết kiện, hiệu quả. Quản lý, điều hành phải số hóa. Khẩn trưởng hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế cho CĐS theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao trên tinh thần “5 đẩy mạnh”, “5 đảm bảo” gắn với “5 không” – Không nói không, không nói khó; không nói khó mà không làm; không bàn lùi, chỉ bàn làm; không để ai bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS quốc gia; không dùng tiền mặt, hướng tới mọi giao dịch thông qua phương thức điện tử để phòng, chống tham nhũng, sách nhiễu; không giấy tời, hướng tới số hóa và không để người dân doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, chi phí.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới và giao tránh nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, trường ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nỗ lực, phấn đấu cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Phong Sắc



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thuc-hien-dong-bo-quyet-liet-cac-giai-phap-thuc-day-chuyen-doi-so-tao-dong-luc-cho-tang-truong-kinh-te-219965.htm

Cùng chủ đề

TP Thanh Hóa dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-2024), 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2024) và 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433-2024), sáng 20/9 (tức 18/8 năm Giáp Thìn), TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi.Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Công điện tập trung ứng phó với bão số 4 và mưa lũ

Chiều 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 22 gửi Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về việc tập trung ứng phó với bão số 4 và mưa lũ.Tàu thuyền neo đậu trong...

“Đạp bằng chông gai đi tới”…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi về thăm và làm việc với tỉnh Thanh Hóa, đã hơn một lần nhấn mạnh về bài học thành công, rằng “Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy. Động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Sức mạnh bắt nguồn từ lòng dân”. Đây cũng chính là bài học để Thanh Hóa soi vào và tiếp tục hành trình “dụng thế”, “tạo lực” mà “đạp bằng chông gai đi tới”...Thủ tướng...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Cùng tác giả

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

TP Thanh Hóa dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-2024), 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2024) và 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433-2024), sáng 20/9 (tức 18/8 năm Giáp Thìn), TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi.Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê...

Kiên quyết không để tàu cá “2 không”, “3 không” ra khơi; xử lý dứt điểm tàu vi phạm giám sát hành trình

Sáng 20/9, Ban Chỉ đạo về chống khai thác IUU tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban công tác chỉ đạo chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu dự hội nghị.Đồng chí Cao Văn Cường, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành thành viên cùng các...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Trong hoạn nạn càng ngời sáng nghĩa đồng bào

Thảm họa từ siêu bão Yagi, những cơn lũ ống, lũ quét bất thình lình, sạt lở đất kinh hoàng, cùng lúc với mưa, lụt ồ ạt tràn về trong hoàn lưu sau bão, đã gây đau thương, mất mát tột cùng cho người dân nhiều tỉnh, thành phía Bắc của Tổ quốc.Lực lượng công an huyện Thạch Thành giúp đỡ người dân xã Thành Trực nhanh chóng ổn định cuộc sống sau lũ. Ảnh: Đỗ ĐứcTrong thời khắc...

Cùng chuyên mục

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

TP Thanh Hóa dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi

Nhân kỷ niệm 606 năm Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-2024), 596 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang (1428-2024) và 591 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi (1433-2024), sáng 20/9 (tức 18/8 năm Giáp Thìn), TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ dâng hương tại Thái miếu nhà Hậu Lê và Tượng đài Anh hùng dân tộc Lê Lợi.Các đại biểu dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê...

Trong hoạn nạn càng ngời sáng nghĩa đồng bào

Thảm họa từ siêu bão Yagi, những cơn lũ ống, lũ quét bất thình lình, sạt lở đất kinh hoàng, cùng lúc với mưa, lụt ồ ạt tràn về trong hoàn lưu sau bão, đã gây đau thương, mất mát tột cùng cho người dân nhiều tỉnh, thành phía Bắc của Tổ quốc.Lực lượng công an huyện Thạch Thành giúp đỡ người dân xã Thành Trực nhanh chóng ổn định cuộc sống sau lũ. Ảnh: Đỗ ĐứcTrong thời khắc...

Thông tin mới về tình hình mưa lũ ở miền Trung

TPO – Hôm nay (20/9), mưa lớn còn tiếp tục ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Thanh Hoá, trọng tâm là khu vực phía nam Nghệ An đến Quảng Bình. Lũ đã xuất hiện trên sông Gianh, gây ngập lụt các khu vực trũng thấp ven sông. Đêm qua và sáng sớm nay (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 19/9 đến 3h ngày 20/9...

Trung Bộ mưa to, lũ trên sông Gianh lên nhanh

Hiện nay, lũ trên sông Gianh (Quảng Bình) đang lên nhanh và ở dưới mức báo động (BĐ)2. Mực nước lúc 1 giờ ngày 20/9 trên sông Gianh tại các trạm như sau: Trạm Đồng Tâm 12,90 m, dưới BĐ2 0,10 m; Trạm Mai Hóa 4,28 m, dưới BĐ2 0,72 m; Trong 12 giờ tới: Lũ trên sông Gianh tiếp tục lên. Trong 12-24 giờ tiếp theo lũ trên sông Gianh đạt đỉnh ở mức BĐ2-BĐ3, sau đó xuống. Từ ngày...

Truy tố cựu vụ trưởng, vụ Phó Vụ Thị trường trong nước 

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: baothanhhoadientu@gmail.comLiên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/diem-nong-20-9-truy-to-cuu-vu-truong-vu-pho-vu-thi-truong-trong-nuoc-nbsp-225357.htm

Thời tiết ngày 20/9: Mưa lớn trải rộng khắp miền Trung

Do ảnh hưởng của bão số 4, từ đêm 19/9 đến ngày 20/9, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm. Từ đêm 20/9, mưa lớn giảm dần. Cũng trong thời gian trên, khu vực Thanh Hóa, Nghệ An có mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-180mm, cục...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 20/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 20/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sụ - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-20-9-2024-225353.htm

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Thanh Hóa xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại Bắc Kinh

Đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, trở thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Cùng với đó, 2 bên vẫn còn rất nhiều cơ hội, nhiều dư địa để tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác lên tầm cao mới trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch trong thời gian tới.Ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất