Powered by Techcity

Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp


Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương khuyến khích người dân xây dựng những mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP. Đồng thời, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để giảm thiểu tác động đến môi trường và tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu của thị trường. Bước đầu, công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại những hiệu quả thiết thực, góp phần hướng tới sản xuất nông nghiệp giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững.

Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệpDiện tích sản xuất nho sữa Hàn Quốc của gia đình anh Hoàng Văn Tuấn ở xã Xuân Du (Như Thanh) được áp dụng các giải pháp bảo vệ môi trường.

Theo phân tích của các chuyên gia, trong quá trình sản xuất nông nghiệp, người dân sử dụng nhiều hóa chất, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y… gây ra những tác động nặng nề, làm ô nhiễm đất, nguồn nước và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng không bảo đảm. Do đó, để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, các HTX, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được hàng trăm mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường. Tiêu biểu như Mô hình lúa – cá tại huyện Hà Trung đạt tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 200ha; mô hình lúa – rươi tại huyện Quảng Xương và Nông Cống với diện tích 13ha; bưởi hữu cơ tại huyện Yên Định, rau hữu cơ tại huyện Đông Sơn…

Là một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Xuân Du (Như Thanh), trang trại TS Farm của anh Hoàng Văn Tuấn ở thôn 14 đã áp dụng nghiêm ngặt những biện pháp sản xuất thân thiện với môi trường để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Được biết, từ tháng 1/2022, sau khi nghiên cứu thị trường và tích luỹ được số kinh nghiệm trong phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, gia đình anh đã quyết định đưa cây nho sữa Hàn Quốc về trồng trên diện tích hơn 1ha. Để sản xuất đạt hiệu quả cao, trang trại đã được lắp đặt hệ thống nhà màng, tưới nước nhỏ giọt và áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo hướng “thuận tự nhiên”, tôn trọng hệ sinh thái vườn và không dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học…

Anh Tuấn cho biết: “Sản xuất xanh, sản xuất thuận tự nhiên đang là một trong những giải pháp bảo vệ môi trường được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Việc áp dụng sản xuất an toàn không chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại sản xuất theo hướng đại trà, mà còn bảo vệ sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp bền vững”.

Với định hướng sản xuất bảo vệ môi trường, sau hơn 2 năm phát triển, đến nay trang trại TS Farm của anh Tuấn đã có khoảng 2ha trồng nho, sản lượng hơn 3 tấn/vụ. Với giá bán từ 200-450 nghìn đồng/kg tùy loại, doanh thu có thể đạt 2 tỷ đồng/năm.

Đã hơn 10 năm phát triển trang trại chăn nuôi lợn gia công, ông Ngô Văn Lãm ở xã Thiệu Thành (Thiệu Hóa) luôn chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, sau khi mở rộng quy mô nuôi lên 1.000 con lợn thịt/lứa cộng với hệ thống xử lý chất thải của trang trại đã xuống cấp do được xây dựng từ lâu, trang trại chăn nuôi của gia đình ông đã gây ảnh hưởng đến môi trường. Sau khi phát hiện sự cố, gia đình đã thực hiện các biện pháp như xây dựng thêm hố lắng, cải tạo bể biogas tương xứng với quy mô chăn nuôi…

Ông Lãm cho biết: “Hiện nay, chất lượng, giá trị của sản xuất nông nghiệp không chỉ dừng ở năng suất, sản lượng, mà còn được đánh giá ở quy trình sản xuất và sự thân thiện với môi trường. Do đó, để sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn tốt nhất, gia đình tôi không chỉ sử dụng thức ăn hỗn hợp được ủ lên men, uống nước lọc theo quy chuẩn, mà khu chuồng nuôi luôn đảm bảo vệ sinh từ máng ăn, vòi uống, nền chuồng. Ngoài ra, chất thải chăn nuôi được thu gom tập trung đưa vào bể tách phân, phần nước sẽ được lọc qua ao sinh thái; phần bã được tận dụng làm phân bón hữu cơ. Một phần khác từ chất thải chăn nuôi còn được chuyển xuống khu hầm biogas dạng lỏng”…

Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệpTrang trại của gia đình anh Ngô Văn Lãm (Thiệu Thành) xây dựng bể bioga để xửa lý chất thải chăn nuôi.

Hiện nay, thông qua cuộc vận động, chương trình của các hội, đoàn thể đã khuyến khích Nhân dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi theo hướng hữu cơ, bảo đảm sức khỏe người dân. Đến nay, trong lĩnh vực trồng trọt, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình và ứng dụng sản xuất tuần hoàn, thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu trên diện tích 6.900ha lúa và 1.400ha rau các loại. Trong đó tập trung vào ứng dụng công nghệ sinh học trong việc cung cấp dinh dưỡng, xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng. Từ đó, đảm bảo sản phẩm an toàn, môi trường đất, nước không bị ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng. Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã có 75% trang trại chăn nuôi lợn, 72% trang trại chăn nuôi gia cầm và 100% trang trại bò sữa áp dụng quy trình VietGAP, an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo hiệu quả, tạo ra sản phẩm chất lượng cao…

Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình nông nghiệp xanh, nông nghiệp an toàn gắn với bảo vệ môi trường thường có chi phí rất cao, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất. Do đó, để phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, ngành nông nghiệp đã và đang phối hợp cùng các ngành chức năng, địa phương tuyên truyền kinh nghiệm hay, phương pháp và cách làm sáng tạo, hiệu quả để người dân học tập. Đồng thời, các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh cũng thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ các HTX nông nghiệp, chủ trang trại hoàn thiện phương án kinh doanh; cơ cấu tổ chức, bộ máy; đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị; hỗ trợ điều chỉnh hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, hỗ trợ người sản xuất áp dụng các biện pháp tái sử dụng và tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp thành nguyên nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Từ đó, góp phần từng bước chuyển đổi tư duy từ sản xuất truyền thống, từ chưa quan tâm đến nguồn phụ phẩm và môi trường sang sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tái sử dụng tài nguyên hiệu quả và bền vững gắn với nhu cầu thị trường trong Nhân dân.

Bài và ảnh: Lê Thanh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thuc-hien-cac-giai-phap-bao-ve-moi-truong-trong-san-xuat-nong-nghiep-230515.htm

Cùng chủ đề

Chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Trong điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp và đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng cao của thị trường, việc đổi mới phương thức chăn nuôi và tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp mà ngành nông nghiệp, người chăn nuôi tỉnh ta đang hướng tới. Đây được cho là giải pháp ổn định và lâu...

Hyundai Lam Kinh tổ chức thành công sự kiện “Hyundai Share&Care” tại TP. Thanh Hóa

Ngày 8/11,Công ty TNHH Thành Công Thanh Hóa - Đại lý Hyundai Lam Kinh đã tổ chức thành công sự kiện “Hyundai Share&Care” tại Chợ Đình Hương, phường Đông Thọ (TP. Thanh Hóa). Sự kiện đã thu hút sự tham gia của gần 100 khách hàng cùng những người yêu mến dòng xe Hyundai.Tại sự kiện “Hyundai Share&Care”, Đại lý Hyundai Lam Kinh đã tổ chức trao học bổng “Ươm Mầm Xanh”.Sự kiện “Hyundai Share&Care” diễn ra với nhiều...

Bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản để phát triển bền vững

Những năm qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh luôn quan tâm, thực hiện nhiều giải pháp để tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững.Chi cục Thủy sản phối hợp với Hội Phật giáo và UBND TP Thanh Hóa thả cá giống xuống khu vực sông Mã, phường Tào Xuyên (TP Thanh Hóa).Vốn sinh sống...

Tập đoàn TH mang câu chuyện phát triển bền vững đến Ngày hội Việt Nam Xanh

Tập đoàn TH cho hay mô hình kinh tế xanh – kinh tế tuần hoàn được tiên phong áp dụng ở tất cả các đơn vị thành viên. Trong ảnh, không gian trưng bày của TH – Ảnh: QUANG ĐỊNH Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mang lại cho bạn đọc không gian sống xanh giữa lòng thành phố, nâng cao...

Hiệu quả từ những khu vườn mẫu

Mô hình khu vườn mẫu giúp người dân tăng thu nhập, góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương và XDNTM. Nhằm khuyến khích các hộ gia đình nông thôn khai thác tối đa diện tích đất vườn của mình để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đồng thời tạo không gian xanh, sạch, đẹp, xây dựng vườn mẫu được sự hưởng ứng mạnh mẽ của chính quyền các địa phương và người dân.Khu vườn...

Cùng tác giả

Diễn đàn “Định vị mô hình phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ mới”

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Diễn đàn “Định vị mô hình phát triển Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá trong thời kỳ mới”.TS. Lương Trọng Thành - Tỉnh ủy viên, Hiệu trưởng Nhà trường cùng các giảng viên và học viên luận bàn về định vị mô hình phát triển Trường Chính trịTại diễn đàn, cán bộ, giảng viên và học viên đã ôn lại quá trình thành lập và phát triển Nhà trường; trong...

“Gặp lại người đã chết” giành Huy chương Bạc tại Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 đã bế mạc sau 20 ngày (từ 25/10 đến 15/11) với sự tham dự của 29 đơn vị nghệ thuật cải lương trên toàn quốc, trong đó có 11 đơn vị nghệ thuật công lập và 18 đơn vị nghệ thuật xã hội hóa.Một cảnh trong vở "Gặp lại người đã chết” của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa.Thu hút 33 vở diễn, quy tụ trên 1.000 nghệ sĩ,...

Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 10/2023, tỉnh Thanh Hóa thu về hơn 162 tỷ đồng từ thực hiện chương trình ERPA. Số tiền trên đã góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, tạo động lực để họ gắn bó với công việc bảo vệ những cánh rừng quê hương. Tuy nhiên, việc thực hiện giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn chi trả từ chương trình ERPA đang...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Cộng đồng trách nhiệm bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử

Những giá trị lịch sử, văn hóa do các thế hệ nối tiếp nhau dày công vun đắp, sáng tạo mà thành, là tài sản chung của cộng đồng. Vì lẽ đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa ấy là trách nhiệm của cả cộng đồng trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận, tích cực, chủ động.Trò diễn Tú Huần (xã Quảng Yên) tham gia Giao lưu văn hóa - nghệ thuật truyền...

Cùng chuyên mục

Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 10/2023, tỉnh Thanh Hóa thu về hơn 162 tỷ đồng từ thực hiện chương trình ERPA. Số tiền trên đã góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, tạo động lực để họ gắn bó với công việc bảo vệ những cánh rừng quê hương. Tuy nhiên, việc thực hiện giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn chi trả từ chương trình ERPA đang...

Giải bài toán bỏ ruộng hoang

Ngày càng có nhiều nông dân không mặn mà với ruộng đồng bởi sản xuất quy mô nhỏ cho hiệu quả kinh tế thấp, đầu ra nông sản bấp bênh, thiếu lao động và nhiều nguyên nhân khác. Theo đó, tình trạng bỏ ruộng hoang, bỏ vụ đã diễn ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Một số địa phương đã giải quyết được tình trạng này nhờ khuyến khích tích tụ, tạo cơ chế cho người dân, HTX,...

Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thời gian qua, các cấp hội nông dân (HND) trong tỉnh đã đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên nông dân.Hội Nông dân tỉnh tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản của hội viên nông dân xã Trường Trung (Nông Cống).Toàn tỉnh có 4.255/4.255 chi HND có cán...

Giữ “hơi thở” của làng

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.Anh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã...

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Thanh Hóa trong Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021

Trong phương hướng phát triển các khu chức năng: Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 11 khu kinh tế ven biển hiện có. Xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành “thành phố công nghiệp, thân thiện”, trong đó đặc biệt ưu tiên phát triển lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất sau lọc hóa dầu; sản xuất xi măng và thép, cơ khí chế tạo.Hệ thống Cảng biển Nghi Sơn.Chính phủ vừa ban hành Quyết định...

Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Tiết kiệm thế giới

Những ngày này, các hoạt động tuyên truyền, lan tỏa thông điệp ý nghĩa của Ngày Tiết kiệm thế giới được triển khai hiệu quả tại Trụ sở của TYM chi nhánh Thanh Hóa đặt tại thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương và Phòng giao dịch số 01 tại phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn.Việt Hương - Tiến Đông Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tym-chi-nhanh-thanh-hoa-nhieu-hoat-dong-huong-ung-ngay-tiet-kiem-the-gioi-230441.htm

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Nhằm giúp các doanh nghiệp (DN) quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, thời gian qua, ngành công thương đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) để thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và hướng tới xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh.Bánh rau má Văn Trường - sản phẩm OCOP 3 sao của TP Sầm Sơn được quảng bá tại các hội chợ và...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất