Powered by Techcity

Thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại miền núi


Với đặc thù địa lý, miền núi vẫn đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển kinh tế – xã hội. Việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng thương mại tại các huyện miền núi không chỉ giúp nâng cao đời sống của người dân mà còn tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế vùng.

Thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại miền núiPhiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024 tổ chức tại huyện Cẩm Thủy.

Trên địa bàn 11 huyện miền núi hiện có 71 chợ đang hoạt động cùng với hơn 10.000 cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu và trên 60 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Tuy nhiên hệ thống thương mại tại đây thường có quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và một số siêu thị mini tập trung ở trung tâm huyện, xã. Quy mô nhỏ và thiếu đồng bộ này khiến hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa gặp nhiều hạn chế. Nhằm khắc phục tình trạng trên, UBND các huyện đã tích cực huy động nguồn lực để đầu tư và phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa.

Huyện Cẩm Thủy đã chú trọng bố trí quỹ đất vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển của các dự án đầu tư trong tương lai. Huyện cũng khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp vào hệ thống thương mại, đặc biệt là thông qua việc thúc đẩy hợp tác xã hội hóa. Đồng thời, triển khai các kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ, tập trung vào những khu vực có tiềm năng phát triển để thu hút các nhà đầu tư. Huyện cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo cơ hội kết nối với đối tác và mở rộng cơ hội hợp tác phát triển. Đến nay, Cẩm Thủy đã xây dựng được hơn 30 cửa hàng thực phẩm an toàn và hỗ trợ khoảng 300 hộ gia đình tham gia kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Hạ tầng của các chợ trên địa bàn cũng được nâng cấp, đáp ứng các tiêu chuẩn kinh doanh thực phẩm an toàn theo TCVN 11856:2017. Nhờ đó, hệ thống thương mại tại địa phương không ngừng cải thiện, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Nhiều huyện miền núi khác trong tỉnh cũng đang tích cực triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại. Một trong những ưu tiên hàng đầu là đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa từ các vùng sản xuất đến trung tâm tiêu thụ. Những tuyến đường nối liền các khu vực kinh tế trọng điểm đang dần được hoàn thiện, giúp giảm chi phí vận chuyển và tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm địa phương.

Bên cạnh đó, chính quyền các huyện tập trung phát triển hệ thống chợ nông thôn và các trung tâm thương mại nhỏ gọn, phù hợp với đặc thù vùng miền. Ngoài ra, để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, các huyện còn tích cực triển khai chính sách khuyến khích, như giảm thuế, hỗ trợ vốn vay ưu đãi và mở các lớp tập huấn về kỹ năng kinh doanh, quản lý. Các chương trình xúc tiến thương mại cũng được tổ chức thường xuyên, tạo cơ hội kết nối giữa các nhà sản xuất, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Phát triển hạ tầng thương mại tại miền núi không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng mà còn hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, gắn với bản sắc văn hóa địa phương. Các huyện đã chú trọng đưa vào khai thác các sản phẩm đặc sản như nông sản hữu cơ, sản phẩm thủ công truyền thống, giúp tạo dựng thương hiệu riêng và thu hút sự quan tâm của thị trường ngoài tỉnh. Điển hình, các phiên chợ vùng miền được tổ chức định kỳ không chỉ là nơi giao thương mà còn là cơ hội quảng bá hình ảnh địa phương, thu hút du khách và nhà đầu tư. Những sản phẩm mang đậm bản sắc như: Mật ong rừng Pù Luông của Công ty CP Hoàng Thân Thanh Hóa; gạo nếp Cú Mắc Cải của HTX Nông nghiệp – du lịch Ban Công (Bá Thước); rượu đông trùng hạ thảo Đan Mộc (Như Thanh) và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã trở thành điểm nhấn, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho người dân miền núi.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, việc phát triển hạ tầng thương mại tại các huyện miền núi Thanh Hóa vẫn đối mặt với không ít thách thức. Quy mô thương mại còn nhỏ lẻ, hạ tầng chưa đồng bộ và nguồn lực đầu tư còn hạn chế là những rào cản lớn cần vượt qua. Theo ông Nguyễn Vũ Thắng, Phó trưởng Phòng Quản lý thương mại, Sở Công Thương: “Để thúc đẩy phát triển thương mại ở khu vực này, sở đang tích cực phối hợp với các địa phương triển khai tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và áp dụng các chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực xã hội hóa, phát triển các điểm bán hàng và giao lưu thương mại giữa các vùng miền trong tỉnh, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại bền vững. Phấn đấu mỗi năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại khu vực miền núi và ven biển đạt từ 9 – 11%; đồng thời xây dựng 11 mô hình điểm bán sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương và hàng Việt Nam chất lượng cao vào năm 2025”.

Bài và ảnh: Chi Phạm



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thuc-day-phat-trien-ha-tang-thuong-mai-mien-nui-236564.htm

Cùng chủ đề

Góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống ở khu vực miền núi

Sự ra đời của các câu lạc bộ (CLB) văn hóa - văn nghệ quần chúng ở các huyện miền núi không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn làm phong phú đời sống văn hóa cơ sở. Do đó, trong thời gian qua các địa phương ở khu vực miền núi Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để các CLB...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục, mức cao nhất trong 4 năm

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp đã đẩy...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Cùng tác giả

Góp ý dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030

Ngày 11/1, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Thanh Hóa khóa XXI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ 25 lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Thanh Hóa lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng chí Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa chủ trì hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Dự thảo Báo...

Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2024

Ngày 11/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025.Agribank Bắc Thanh Hóa được vinh danh đơn vị đạt giải Ba toàn hệ thống năm 2024.Với nhiều giải pháp điều hành linh hoạt sáng tạo, năm 2024, Agribank Bắc Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, đạt giải...

Không khí lạnh còn hoạt động mạnh, đâu là nơi nguy cơ cao có tuyết?

Ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa cho biết, thời kỳ 1 tháng tới (từ 11/1-10/2/2025), không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn.  Đặc biệt, những đợt không khí lạnh mạnh tập trung vào nửa đầu của thời kỳ dự báo và có khả năng xuất hiện nhiều ngày rét đậm, rét hại; nguy cơ có thể kèm theo sương muối và...

Thanh Hóa: Công tác dân tộc năm 2024 đạt nhiều kết quả quan trọng

Năm 2024, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh; sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc vùng đồng bào DTTS và miền núi, tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục...

Kiếm cả trăm triệu đồng dịp cận Tết, thợ kết hoa lan “ngủ ngày cày đêm”

(Dân trí) – Tiền công của thợ kết lan được tính bằng cành lan, hoặc bằng một sản phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Với công việc đòi hỏi tính nghệ thuật, sáng tạo cao, họ thường “ngủ ngày cày đêm”. So với các loại hoa Tết, hoa lan “xuống phố” sớm hơn, khoảng đầu tháng Chạp. Ngoài nguồn hàng nhập về phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, thợ kết hoa lan cũng là ưu tiên quan trọng, khiến các...

Cùng chuyên mục

Agribank chi nhánh Bắc Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm 2024

Ngày 11/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2025.Agribank Bắc Thanh Hóa được vinh danh đơn vị đạt giải Ba toàn hệ thống năm 2024.Với nhiều giải pháp điều hành linh hoạt sáng tạo, năm 2024, Agribank Bắc Thanh Hoá đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh, đạt giải...

Hợp tác xã rau sạch Nhuận Thạch vào vụ tết

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các thành viên HTX trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý xã Đông Tiến (TP Thanh Hóa) tranh thủ thời tiết nắng ráo, khẩn trương ra đồng chăm sóc rau để kịp cho vụ tết.Các thành viên HTX tích cực chăm sóc, thu hoạch rau màuChị Thiều Thị Hiền, thành viên HTX cho biết: "Gia đình tôi đang chăm sóc các loại rau màu cho kịp...

Xác định đột phá về phát triển công nghiệp, đô thị và du lịch

Theo đánh giá của UBND huyện Hoằng Hóa, trong năm 2024, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, quy mô kinh tế của huyện tiếp tục duy trì xếp thứ 4 toàn tỉnh.Một góc Khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa.Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (nông, lâm, thủy sản chiếm 19,2%; công nghiệp – xây dựng 55,2%; dịch vụ 25,6%); thu nhập bình quân đầu người đạt 72 triệu đồng/năm, xếp thứ 5 toàn...

Công ty Điện lực Thanh Hoá: Tổng kết công tác sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 9/1/2025, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Thiện, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; đại diện lãnh đạo...

Sở Công Thương: Hội nghị tổng kết ngành Công Thương năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 9/1/2025, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Các đại biểu tham dự hội nghị. Năm 2024,...

Năm 2024, các doanh nghiệp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp nộp ngân sách 31.100 tỷ đồng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp (BQL KKTNS&CKCN) tiên phong trong công tác cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng công tác tham mưu; tập trung nguồn lực cho hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; chủ động hơn nữa trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy DN phát triển sản xuất, kinh doanh...

Năm 2025, lĩnh vực công thương tiếp tục giữ vai trò động lực chính cho tăng trưởng kinh tế

Chiều 9/1, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.Toàn cảnh hội nghị.Năm 2024, hoạt động của ngành công thương tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song, với các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt và sự nỗ lực của tỉnh, ngành...

Năm 2024, ngành nông nghiệp giải quyết trước hạn, đúng hạn 18.443 hồ sơ

Chiều 9/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) của Sở NN&PTNT năm 2024, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Tham dự hội nghị có lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình (VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình); các Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh,...

Vietnam Airlines thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 để phục vụ Tết Ất Tỵ 2025

Các máy bay mà Vietnam Airlines đi thuê sẽ đóng góp khoảng 75.000 ghế, tương đương hơn 400 chuyến bay trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm nay.Các máy bay này sẽ đóng góp tương đương hơn 400 chuyến bay trong dịp Tết năm nay.Đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, Hãng hàng không Quốc gia Việt nam (Vietnam Airlines) thuê thêm 3 máy bay Airbus A320 trong thời gian từ...

Công ty Điện lực Thanh Hóa hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024

Sáng 9/1, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Lê Tiến Lam, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.Ông Hoàng Hải, Giám đốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất