Powered by Techcity

“Thổi” sức sống mới cho di sản


Nhiều di sản đã bị mai một hay đang đứng trước nguy cơ mai một. Trước tình trạng đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trở thành nhiệm vụ hết sức cấp thiết.

“Thổi” sức sống mới cho di sảnChương trình sân khấu hóa tại Lễ hội Lam Kinh.

Di sản trong thời số hóa

Số hóa di sản là xu hướng tất yếu của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong thời số hóa. Trong 2 năm (2017-2018), tỉnh Thanh Hóa đã triển khai cập nhật, sử dụng phần mềm quản lý di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, lập kế hoạch, dự án, đề án số hóa 3D hiện vật, bảo vật quốc gia trình UBND tỉnh phê duyệt và hiện đang triển khai thực hiện; xây dựng website với các hạng mục tin tức hoạt động, phóng sự ảnh, triển lãm… giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tham quan, nghiên cứu, học tập về di sản ở mọi nơi, mọi lúc.

Tuy nhiên, đến nay, việc số hóa mới chỉ dừng lại ở việc số hóa các di sản văn hóa vật thể lớn như: Di sản Thành Nhà Hồ, Di tích lịch sử Lam Kinh. Còn việc số hóa di sản văn hóa phi vật thể vẫn còn hạn chế. Việc áp dụng công nghệ thông tin, số hóa di sản phi vật thể chưa được khai thác hiệu quả. Điều này có thể nhận thấy khi chúng ta lên không gian mạng tìm kiếm các lễ hội, trò diễn độc đáo của tỉnh Thanh Hóa đều cho kết quả khá nghèo nàn. Các website, trang thông tin của các địa phương cũng hạn chế đưa hình ảnh, video về các di sản văn hóa của địa phương. Ngay cả việc tìm kiếm thông tin về lễ hội trên Cổng thông tin điện tử lễ hội của Cục Văn hóa cơ sở (lehoi.com.vn) cũng chỉ thấy số liệu chung như: 10.354 lễ hội truyền thống, 687 lễ hội văn hóa, 79 lễ hội ngành nghề… Thông tin về một lễ hội cụ thể thì khó tìm kiếm.

Trong xã hội hiện nay, các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là hình thức sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, trở thành sức mạnh nội sinh, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần của người dân. Điều này được chứng minh qua việc nhiều lễ hội, loại hình diễn xướng dân gian, trò chơi, trò diễn được phục dựng và thu hút đông đảo người dân tham gia. Trước xu thế đó, việc số hóa các di sản văn hóa phi vật thể trở thành nhiệm vụ tất yếu để di sản được nâng cao “tuổi thọ”, được gìn giữ yếu tố gốc cho thế hệ sau, đặc biệt được quảng bá, giới thiệu nét độc đáo đến đông đảo Nhân dân.

Để hiện thực hóa nhiệm vụ số hóa các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các lễ hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành và triển khai Đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam”. Đề án đặt ra mục tiêu thu thập thông tin cơ bản nhằm rà soát, đánh giá thực trạng phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lễ hội; hệ thống hóa cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động lễ hội và khai thác, cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả…

Nằm trong xu thế chung đó, tỉnh Thanh Hóa sẽ phải đẩy mạnh hoạt động số hóa di sản trong thời gian tới. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng, cho biết: Sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh số hóa một cách đồng bộ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhằm đạt mục tiêu chung trong Chương trình Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chương trình, đề án về chuyển đổi số trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tiếp tục cập nhật các di sản, di tích vào phần mềm quản lý của ngành, quảng bá trên Cổng thông tin du lịch thông minh của tỉnh nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững…

Đổi mới tạo đột phá

Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thu hút nhiều khách du lịch bởi không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, mà còn bởi những nét đặc sắc trong lễ hội, trò diễn của các địa phương, dân tộc. Như sự độc đáo linh thiêng trong lễ hội đền Bà Triệu với màn rước kiệu – kiệu quay. Hay sự ấn tượng, sinh động của những chiếc mặt nạ, điệu múa “độc nhất vô nhị” trong trò diễn Xuân Phả…

“Thổi” sức sống mới cho di sảnDu khách tham quan Di tích đền Bà Triệu.

Tuy nhiên, để tạo sự phát triển đột phá và bền vững hơn nữa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, thì việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm văn hóa và người dân trong việc bảo vệ, thực hành di sản được xem là một nhiệm vụ quan trọng. Bởi di sản văn hóa cần được sống trong môi trường văn hóa của nó mà không phải môi trường văn hóa “đại trà”. Và, việc thực hành di sản cần được cân nhắc kỹ, đúng thời điểm, đúng không gian, tránh làm sai lệch giá trị, ý nghĩa của di sản. Đồng thời cần tích cực đổi mới cách thức hoạt động, tổ chức các hoạt động văn hóa sao cho hài hòa giữa việc vừa đảm bảo yếu tố gốc của di sản và tính thích ứng, thiên biến của văn hóa.

Thanh Hóa là địa phương có số lượng di sản văn hóa phi vật thể khá lớn, cũng là nơi có di sản Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt và Mo Mường nằm trong danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, do đó tỉnh cũng cần có các giải pháp liên kết trong quản lý và khai thác các di sản. Bởi, liên kết di sản trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản là một xu hướng tất yếu.

Thế nhưng, cái khó hiện nay đó là Nhà nước hiện vẫn chưa có cơ chế quản lý di sản liên vùng, liên tỉnh cùng quy chế mở rộng cộng đồng tham gia theo các điều khoản của UNESCO. Do vậy, các địa phương chỉ thực hiện việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong địa bàn quản lý; công tác liên kết trong bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể rất lỏng lẻo, gần như là chưa có. Trong khi đó, việc liên kết các di sản văn hóa được xem là bước đột phá trong công tác quản lý, bảo vệ và khai thác các di sản. Bởi di sản văn hóa phi vật thể được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển trong cộng đồng. Sự liên kết giữa các di sản, liên kết cộng đồng, vùng miền sẽ giúp các di sản có đất sống, được quảng bá. Đặc biệt, sự liên kết sẽ giúp đánh giá, nhận diện những đặc trưng của từng di sản để có biện pháp bảo vệ và khai thác thích hợp.

Bài và ảnh: Thùy Linh



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thoi-suc-song-moi-cho-di-san-228687.htm

Cùng chủ đề

Chuyện về những người hiến tặng hiện vật

Những năm qua, phong trào hiến tặng hiện vật cho các bảo tàng, đơn vị nghiên cứu văn hóa - lịch sử ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó có những người đã dành toàn bộ kỷ vật và cả những phần thưởng cao quý của cuộc đời mình trong những năm tháng chiến tranh, với mong muốn trao truyền lại lịch sử cho thế hệ mai sau.Nhiều...

Mảnh đất còn lưu giữ nhiều hiện vật đặc sắc

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trong dặm dài đấu tranh dựng nước và giữ nước, các thế hệ đi trước đã để lại một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao. Bởi vậy, việc gìn giữ, quản lý, bảo tồn các di sản, nhất là các hiện vật, tư liệu lịch sử đã và đang được nhiều địa phương,...

Công bố Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, địa điểm khởi...

Chiều 14/4, tại hội trường UBND thị trấn Nưa (Triệu Sơn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định số 5158/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn...

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương

Công nhân tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2025 vừa được Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố mới đây cho thấy, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các địa phương, ngành kinh tế.Cụ thể, trong quý 1 năm 2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp...

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.Sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ được Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) quảng bá mạnh mẽ trên các...

Cùng tác giả

Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 16/4, tại phòng họp Diên Hồng,Tòa nhà Quốc hội (TP Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước.Toàn cảnh điểm cầu tại Tỉnh ủy Thanh Hóa.Dự hội nghị tại phòng họp...

[Cập nhật] – Thanh Hóa: 55 nghìn đại biểu dự hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ...

Sáng 16/4, tại phòng họp Diên Hồng,Tòa nhà Quốc hội (TP Hà Nội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước.Toàn cảnh điểm cầu tại Tỉnh ủy Thanh Hóa.Dự hội nghị tại phòng họp...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 16/4/2025

Hôm nay (16/4), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII; khai mạc Ngày hội đọc sách năm 2025 tại tỉnh Thanh Hóa.NM Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-16-4-2025-245735.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 16/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 16/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-16-4-2025-245739.htm

Đưa hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”

Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, trung tuần tháng 11/2024 lô gạo “made in Thanh Hóa” đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Singapore.Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn và đối tác Công ty Kematsu (Nhật Bản) kiểm tra chất lượng lúa tại thị trấn Thiệu Hóa.Là một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng chuỗi từ sản xuất lúa gạo với người dân, Công ty CP...

Cùng chuyên mục

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động

Tối 15/4, tại huyện Thường Xuân, Trung tâm Xúc tiến Du lịch và Văn hóa, Điện ảnh Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật quần chúng và chiếu phim lưu động chào mừng thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).Các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại chương trìnhTại chương trình, các đại biểu cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện Thường Xuân đã được...

Chuyện về những người hiến tặng hiện vật

Những năm qua, phong trào hiến tặng hiện vật cho các bảo tàng, đơn vị nghiên cứu văn hóa - lịch sử ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó có những người đã dành toàn bộ kỷ vật và cả những phần thưởng cao quý của cuộc đời mình trong những năm tháng chiến tranh, với mong muốn trao truyền lại lịch sử cho thế hệ mai sau.Nhiều...

Mảnh đất còn lưu giữ nhiều hiện vật đặc sắc

Thanh Hóa là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trong dặm dài đấu tranh dựng nước và giữ nước, các thế hệ đi trước đã để lại một kho tàng các di sản văn hóa, các hiện vật, tư liệu lịch sử đồ sộ, có giá trị cao. Bởi vậy, việc gìn giữ, quản lý, bảo tồn các di sản, nhất là các hiện vật, tư liệu lịch sử đã và đang được nhiều địa phương,...

Công bố Quyết định Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, địa điểm khởi...

Chiều 14/4, tại hội trường UBND thị trấn Nưa (Triệu Sơn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố Quyết định số 5158/QĐ-UBND ngày 27/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia Địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên) giai đoạn...

Hội thảo khoa học Bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Thủy Chú

Làng Thủy Chú (tên nôm gọi là làng Chủa) không chỉ là quê ngoại, là nơi “chôn nhau, cắt rốn” mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Lê Lợi - Lê Thái Tổ. Với vị trí ấy, sáng 12//4, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa và UBND thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân) đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn...

Cơ cấu thị trường khách du lịch đến Thanh Hóa đã thực sự đa dạng?

Với việc làm mới sản phẩm hiện có và đưa vào khai thác một số sản phẩm mới, hấp dẫn, cơ cấu thị trường khách đến Thanh Hóa đang từng bước có sự đa dạng. Tuy nhiên, lượng khách từ các thị trường mới hiện vẫn chủ yếu tập trung tại một số khu du lịch trọng điểm của tỉnh.Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn - điểm đến được đông đảo du khách yêu...

Ứng dụng mạng xã hội trong quảng bá du lịch

Việc tìm kiếm thông tin điểm đến, dịch vụ du lịch trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) như facebook, zalo, tiktok... ngày càng được đông đảo du khách lựa chọn. Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã, đang đẩy mạnh quảng bá, tương tác với du khách thông qua các nền tảng MXH này.Hiệu ứng lan tỏa trên MXH khiến Ông Hướng Farm Stay (TP Thanh Hóa)...

Phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thanh Hóa năm 2025  

Sáng 11/4, tại Trường Tiểu học Hoằng Trạch (Hoằng Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động vòng sơ khảo Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Thanh Hóa năm 2025 cho học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh. Tiết mục văn nghệ của học sinh Trường Tiểu học Hoằng Trạch tại buổi lễ phát động.Các đại biểu...

Nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc

Hướng tới việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp Nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên, Thư viện tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phát triển văn hóa đọc. Qua đó, từng bước nâng cao dân trí, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, hình thành lối sống lành mạnh cho con người, đẩy mạnh xây...

Biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2025

Sáng ngày 10/4/2025, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh tổ chức Hội nghị thi đua yêu nước biểu dương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo (ĐBCG) tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2020-2025. Các đại biểu tham dự hội nghị. Dự hội nghị có...

Tin nổi bật

Tin mới nhất