Powered by Techcity

Thổi cơm thi ngày xuân

Việt Nam nói chung và xứ Thanh nói riêng là cư dân nông nghiệp gắn liền với nền văn minh lúa nước. Hạt gạo được coi như là “hạt ngọc” nuôi sống con người. Có cơm ăn và nguồn thực phẩm đủ đầy luôn là niềm mong ước: “Bao giờ cho đến tháng mười/ Bát cơm đầy cời, con cá bắc ngang”. Hạt lúa, bát cơm phản ánh thành quả lao động, biểu hiện của tình yêu, hạnh phúc mộc mạc, chân thành của người dân lao động: “Bao giờ lúa chín bông vàng/ Để anh đi gặt cho nàng mang cơm”.

Thổi cơm thi ngày xuânThổi cơm thi ngày xuân quê Thanh. (Ảnh minh họa)

Cảm tạ đất trời, tri ân tiền nhân khai sơn, phá thạch để có ruộng lúa, nương ngô xanh mướt, mùa màng bội thu, cuộc đời no ấm là đạo lý, nét đẹp ở đời, trở thành văn hóa tâm linh của người dân lao động. Hàng năm, sau vụ thu hoạch đồng bào dâng những bát cơm đầu tiên còn thơm hương lúa mới lên thần linh, tiên tổ và cầu mong đến vụ sau cho bông to, hạt mẩy. Tri ân đất trời, tiền nhân và mong ước cuộc sống sung túc, đủ đầy gắn với mỹ tục thổi cơm thi của cư dân nông nghiệp.

Thổi cơm thi ở xứ Thanh diễn ra với nhiều hình thức, ví dụ như ở làng Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) tổ chức “Cơm thi cá giải” trên thuyền, vừa chèo thuyền câu cá vừa nấu cơm. Ở một số làng thuộc xã Phú Lộc (Hậu Lộc) thi nấu cơm bằng bàn xoay. Ở làng Mom, xã Quảng Nham (Quảng Xương);làng Trinh Hà, xã Hoằng Trung (Hoằng Hóa); làng Thượng Bắc, làng Khánh Vân, xã Hải Nhân (thị xã Nghi Sơn)… thì nấu cơm thi bằng cách vừa gánh vừa châm đóm để đun. Các thao tác giã lúa, sàng gạo, thổi cơm, dâng cơm… đều theo hiệu trống và có hát phụ hoạ.

Thổi cơm thi phản ánh đậm nét môi trường sinh thái và sinh hoạt trong cuộc sống của cư dân trồng lúa xứ Thanh. Mỹ tục này thể hiện lòng thành kính trước thần linh và sự tài khéo, đảm đang của người dân lao động.

So với một số địa phương ở Thanh Hóa có tục cơm thi, thì mỹ tục thổi cơm thi trong những ngày xuân ở làng Trung Đức, xã Nga Trung, huyện Nga Sơn, xưa thuộc làng Sở, Trung Nghĩa Đoài, tổng Thạch Giản khá đặc sắc. Làng Sở xưa thờ Thành hoàng tại đình, là người đã có công bảo vệ vùng đất nơi đầu sóng của miền duyên hải Nga Sơn.

Truyền thuyết xưa truyền lại: Có một bô lão tay cầm thanh kiếm lớn, đăm chiêu nhìn ra biển rộng nghĩ suy về vận nước với lẽ đời. Người đi qua gạn hỏi ông lão lặng im không nói. Đến khi quân giặc xâm phạm bờ cõi, vua cùng quân sĩ trên đường hành binh bắt gặp và hỏi ông lão về kế sách chống giặc. Vị bô lão cầm thanh kiếm viết thành hàng chữ hiện lên trên nền cát: “Dục bình thiên hạ dã đảo ngã linh từ”.

Theo sự chỉ bảo của cụ, nhà vua liền tập hợp tướng sĩ và xung trận, quả nhiên quân giặc thua to, khi quay lại thì chẳng thấy cụ đâu nữa. Nhà vua và bách tính ghi nhớ công ơn, liền dựng ngôi đình thờ phụng, trong hậu cung có đôi câu đối: “Bình Ngô công cao thiên giáng lão/ Phù Lê công đức kỹ khiêm sương”. Về sau, mỗi khi có việc lớn, triều đình đến thỉnh cầu và đều linh nghiệm. Tri ân cụ già và ngôi đình thiêng, nhà vua đã cho mở rộng, xây dựng thêm to đẹp và đôi câu đối ghi công nghiệp của thần: “Bình Ngô uy linh tồn vũ trụ/ Phù Lê công đức kỹ khiêm sương”. Hàng năm, làng mở hội tế xuân, đúng ngày rằm tháng giêng. Cùng với phần tế lễ, phần hội có tục thổi cơm thi để dâng cúng, tri ân cụ già phò vua, giúp nước và là Thành hoàng bảo trợ cuộc sống cho bách tính và dân làng.

Trong không khí ngày xuân rạo rực, dân làng tụ hợp trước ngôi đình cổ để dự hội thổi cơm thi. Hội cơm thi ở làng Sở theo từng cặp. Khi trống lệnh vang lên, nam thanh nữ tú dự thi lần lượt bước ra sân trình làng. Trống điểm ba tiếng thì cuộc thi bắt đầu. Từng đôi một đi theo nhịp trống. Hiện ra giữa sân đình là 4 chàng trai trẻ trong vai người lái đò, ăn mặc áo nâu quần thụng, trong tay cầm bai chèo, cùng lúc xuất hiện 4 thiếu nữ trong trang phục yếm đào, váy lãnh duyên dáng gánh thóc đi vòng đủ 3 lượt quanh sân. Trông thấy các cô gánh lúa, 4 chàng trai khom lưng vừa làm động tác chèo thuyền, vừa cất lời hát: “Ông lái tôi buôn từ xứ Nghệ buôn ra/ Thấy gái làng đẹp như là hoa hiên/ Trai thanh lịch, gái mỹ miều/ Gần xa trông thấy ai mà chẳng yêu”…

Bốn cô gái khi nghe ông lái ngỏ lời tán tỉnh thì tươi cười đối đáp: “Lúa này sánh tựa vàng mười/ Mẹ cha chưa bán cho người cõi tiên/ Lúa này không bán lấy tiền/ Cầm bằng duyên hợp giao nguyền kết đôi”…

Thổi cơm nhưng chỉ mới có thóc nên buộc người dự thi phải giã, giần sàng để có hạt gạo trắng thơm, tốp nam thanh, nữ tú ai vào việc nấy, người giã gạo, sàng gạo, kẻ nhóm lửa, lấy nước… thổi cơm. Những thôn nữ vừa múc nước từ giếng đình cho vào nồi đồng điếu đem về để nổi lửa nấu cơm vừa hát: “Anh về giã gạo ba giăng/ Để em gánh nước Cao Bằng về ngâm/ Nước trong hạt gạo trắng ngần/ Tựa như hạt ngọc để dâng thánh thần”…

Các chàng trai giã gạo xong thì cất tiếng hát: “Em ơi, gạo đã trắng rồi/ Mau mau đổ nước vào nồi nấu cơm”…

Thi nấu cơm được chia làm 4 bếp, mỗi bếp do từng cặp nam nữ đảm nhiệm. Bốn niêu cơm ghi 4 chữ: Giáp, ất, bính, đinh để phân biệt giữa các tốp thi. Trong khi các chàng trai cô gái vào cuộc, dân làng vừa theo dõi cuộc thi vừa hát phụ hoạ: … “Mau mau bốn giáp trai tân/ Đua nhau tài lực xa gần quản chi/ Trai đua mạnh, gái dịu dàng/ Ra tay cắt kéo lửa vàng thổi cơm”…

Trước khi kéo lửa, họ hát lời giáo lửa và chàng trai dùng hai thanh tre cọ vào nhau để phát ra lửa bén vào bùi nhùi rồi châm cho bó đóm cháy để nấu cơm. Cô gái đầu đội hộp đựng trầu cau, tay cầm quạt, trên vai mang cần nấu cơm bằng cây tre uốn cong. Cần nấu cơm khoác chéo qua vai, đầu cần (đầu rồng) treo chiếc gióng đặt chiếc niêu đồng. Vừa thao tác công việc họ vừa cất lời ca hòa với dàn đồng ca của người xem đứng vòng trong vòng ngoài: “Bốn niêu bắc lên bốn cần/ Long phi quấn thủy thời dân dồi dào/ Cơm thơm hương tỏa ngạt ngào”…

Trong khi thổi cơm cả hai người phải phối hợp với nhau thật ăn khớp. Chàng trai giữ lửa cho khéo để lửa cháy đều, không bịt tắt hoặc gió tạt, cô gái vừa giữ thăng bằng niêu cơm, vừa phải quạt và phân phối lửa cho đúng lúc để có được cơm ngon, kịp thời gian. Khi cơm đã cạn thì chàng trai bớt lửa kẻo cơm cháy bằng cách xoay trở bó đuốc hoặc tiến lùi bước chân. Trong khi nấu, họ vừa phải di chuyển theo sự điều khiển của ông hiệu phất cờ đỏ, không đi chệch hình chữ vạn thọ đã được vạch sẵn ở sân đình. Theo kinh nghiệm trước khi thổi cơm thi những người thi tài đã dắt sẵn trong người một miếng kỳ nam để tránh việc đi tiểu, đại tiện ảnh hưởng tới công việc.

Cuộc thi kéo dài trong một tuần hương, sau khi từng cặp thổi cơm đi hết hai chữ “vạn thọ”, cùng lúc tiếng trống hiệu báo cuộc thi kết thúc, tức thì 4 cặp thi tài để nguyên cả cần và niêu cơm múa một vòng trước sân rồi mới mang cơm vừa nấu chín đưa lên các cụ cao niên để chấm giải. Đội nào nấu cơm ngon nhất thì sẽ được ban giám khảo cho điểm cao và làng tặng thưởng. Niêu cơm nào đoạt giải thì đó là niềm vinh dự cho giáp ấy, bởi vì niêu cơm được dâng lên Thành hoàng và các vị thánh thần để “xuân qua, hạ lại, sang thu/ Thánh thần bảo hộ dân ta sang giàu/ Sang giàu, bạo khỏe, sống lâu”. Phần thưởng là 3 quan tiền và 3 mét vải lụa.

Cùng với thổi cơm thi, trong ngày hội còn diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn khác như thi đấu vật, đánh cờ, trình nghề… vui nhộn. Trong mỗi cuộc vui đều có bài giáo đầu. Với trò trình nghề, khi nói về nghề thợ mộc thường có yếu tố hài, gây cười làm cho ngày hội thêm vui: …”Chúng tôi đánh đục, rèn cưa/ Mười năm làm thợ nhưng chưa làm nhà/ Làm lều thì cũng làm qua/ Dăm ba cái lạt với vài que tre/ Nói ra lại bảo nói khoe/ Cắt kèo, lựa cột chỉ e… phải đền”.

Thổi cơm thi trong dịp đầu xuân ở làng Sở xưa, làng Trung Đức, xã Nga Trung, huyện Nga Sơn ngày nay phản ánh nghề nghiệp và đời sống tinh thần của cư dân nông nghiệp tỉnh Thanh, thể hiện lòng quý trọng lúa gạo, trọng nghề làm ruộng, trọng người nông dân, trau dồi thao tác chế biến sản phẩm nông nghiệp. Nấu cơm thi còn đề cao sự khéo léo, siêng năng cần cù, sự sáng tạo và tinh thần cố kết cộng đồng, gắn bó keo sơn trong tình làng nghĩa xóm. Thổi cơm thi là nét đẹp truyền thống trong làng xã xứ Thanh, di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt, ngày nay cần phải tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy trong cuộc sống gắn với phát triển du lịch.

Hoàng Minh Tường

Nguồn

Cùng chủ đề

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định về chống khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền về...

Thanh Hoá công bố danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU

Thực hiện đợt cao điểm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã rà soát, thông báo danh sách 506 tàu cá có nguy cơ cao vi phạm các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời, đưa 55 tàu ra khỏi danh sách nguy cơ vi phạm.Cán bộ Đồn Biên phòng Hải Hoà (thị xã Nghi Sơn) tuyên truyền...

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Mai Văn Hải chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư thôn Nghi...

Chiều 14/11, đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng Nhân dân và cán bộ khu dân cư thôn Nghi Vịnh, xã Nga Vịnh (Nga Sơn) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024).Đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết...

Khơi dậy nét đẹp truyền thống văn hóa, lòng tự hào dân tộc  

Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024 là dịp tưởng nhớ và tôn vinh công lao to lớn của danh nhân văn hóa, quân sự Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển quốc gia, dân tộc nói chung, quê hương Thanh Hóa và thị xã Nghi Sơn nói riêng.Đào Duy Từ tên tự là Lộc Khê, sinh năm Nhâm Thân (1572), tại làng Hoa Trai,...

Cùng tác giả

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cùng chuyên mục

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5

Sáng 24/11, Hội Di sản văn hóa và Cổ vật Thanh Hoa tổ chức Liên hoan thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần thứ 5, tại Đền thờ thành hoàng làng và Phủ bà Hạc Long (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa). Tham dự liên hoan có 17 nghệ nhân, thanh đồng trong toàn tỉnh.Liên hoan thu hút đông đảo người dân trên địa bàn đến xemLiên hoan là hoạt động nhân kỷ niệm Ngày Di...

Hoành tráng Đêm nhạc hội Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Chương trình Unitour tỉnh Thanh Hóa năm 2024 mang đến các hoạt động trải nghiệm mới, đa dạng như: Giải chạy Uni Run cho khoảng 600 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Cuộc thi “Tìm kiếm tài năng sinh viên” 2024 tại Thanh Hóa; Cuộc thi sáng tạo, thiết kế; Đêm đại nhạc hội Unitour Thanh Hóa.Tối 23/11, tại Trường Đại học Hồng Đức (TP Thanh Hóa), Trung ương Hội Sinh...

Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm việc với UBND tỉnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện do đồng chí Bùi Thị Hòa – Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ vận động quốc gia hiến máu tình nguyện làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, giám sát liên ngành công tác hiến máu tình nguyện (HMTN) tại...

Giữ nguồn “dưỡng nuôi” di sản

Vinh danh những người “giữ hồn” di sản bằng các danh hiệu mới là điều kiện “cần”. Trong khi, điều kiện “đủ” để những người nắm giữ các yếu tố cốt lõi của di sản văn hóa ấy có thể duy trì nhiệt huyết, tình yêu và tích cực trao truyền di sản đến đời sau, thì cần thêm nguồn “dưỡng nuôi” từ sự chung tay trách nhiệm của các ngành và địa phương.Các nghệ nhân trình diễn trò...

Vài nét Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” qua hai mùa giải

Cuộc thi ảnh “Nét đẹp Người làm báo Xứ Thanh” do Hội Nhà báo Thanh Hóa tổ chức từ năm 2023, đã qua 2 mùa giải, để lại dấu ấn đối với những người làm báo xứ Thanh. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá nét đẹp của những người làm báo Thanh Hóa trong tác nghiệp, trong trải nghiệm nghề báo, ghi nhận, tôn vinh tinh thần cống hiến vì sự nghiệp báo chí của những người làm...

Cuối năm, du lịch check-in lên ngôi

Thời điểm cuối năm, khi “muôn hoa khoe sắc”, cũng là thời gian các điểm check-in ở Thanh Hóa “nở rộ” để phục vụ du khách. Hoạt động này thường diễn ra tại các điểm đến có thể di chuyển trong ngày và không sử dụng dịch vụ lưu trú.Du khách Vương Hiền Lương với góc check-in tại hồ bán nguyệt, đền thờ Trung túc vương Lê Lai (Ngọc Lặc).Phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) với những cung đường...

Đoàn famtrip Hiệp hội Du lịch Việt Nam khảo sát, trải nghiệm tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông

Ngày 22/11, đoàn famtrip của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, với sự tham gia của gần 60 doanh nghiệp lữ hành trong nước, phóng viên các cơ quan báo chí đã đến khảo sát, trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước).Đoàn famtrip khảo sát các khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông.Tại đây, đoàn famtrip đã khảo sát một...

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.Ảnh minh họa.Để đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ xây dựng và phát triển thêm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất