Powered by Techcity

Thi đua phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc


Phát huy truyền thống của giai cấp nông dân Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay Hội Nông dân (HND) Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương thức hoạt động. Các cấp hội đã vận dụng sáng tạo giữa tuyên truyền, vận động đi đôi với hỗ trợ, huy động, tập trung các nguồn lực và khơi dậy tinh thần sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, giúp nông dân toàn tỉnh nói chung, nông dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) nói riêng phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững chắc.

Thi đua phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộcGia đình ông Nguyễn Văn Đoàn (bên trái) là hộ gia đình tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành.

Đồng hành cùng nông dân miền núi phát triển kinh tế

Với yếu tố địa lý và văn hóa truyền thống lâu đời, vùng DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, gồm: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú. Từ xa xưa, đồng bào các DTTS có truyền thống đoàn kết, yêu nước, gắn bó, hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất và cuộc sống. Hiện nay, vùng DTTS&MN có 175 cơ sở hội, 1.525 chi hội nông dân với 154.690 hội viên. Đây là lực lượng quan trọng góp phần xây dựng vùng DTTS&MN phát triển bền vững.

Chủ tịch HND tỉnh Trần Bình Quân cho biết: Những năm qua, để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, của hội cấp trên, HND tỉnh đã ban hành nghị quyết chuyên đề để thực hiện cụ thể từng phần việc với nội dung các hoạt động của hội đều gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác tuyên truyền, vận động được đặt lên hàng đầu để cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ, hiểu đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước áp dụng thực hiện trong đời sống, sinh hoạt và xây dựng quê hương. Qua đó nông dân biết phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khai thác tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng, miền phát triển kinh tế, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Ban Thường vụ HND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp HND khu vực miền núi đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ tư tưởng, tập quán lạc hậu trên địa bàn; đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa và tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo đảm quốc phòng – an ninh (QP-AN), gắn với thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG); các phong trào thi đua, các cuộc vận động do địa phương và hội phát động. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương như tổ chức, giới thiệu tham gia các hội chợ; quảng bá và bán sản phẩm OCOP và các sản phẩm tiêu biểu của địa phương trên sàn thương mại điện tử postmart; tham gia “Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam” do Trung ương HND Việt Nam tổ chức…

Các cấp HND tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Ở các địa phương miền núi, phong trào tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, có sức lan tỏa trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản, dịch vụ, khơi dậy tính chủ động, sáng tạo của nông dân vùng đồng bào dân tộc miền núi trong tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng khoa học – công nghệ, phát triển nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hiện nay có hơn 34.000 hộ nông dân vùng đồng bào DTTS&MN đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó có 17 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đã khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp. Phong trào đã động viên nông dân phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp các hộ nghèo về vốn, giống, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách làm ăn, tạo việc làm; chia sẻ khó khăn, mất mát của đồng bào các vùng gặp thiên tai, dịch bệnh… Các cấp hội đã vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tạo việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lượt lao động có việc làm thường xuyên và theo thời vụ; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống và thoát nghèo.

Cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn khoa học – kỹ thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên nông dân, HND các cấp thực hiện tín chấp, ủy thác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội cho 65.032 lượt hộ vay vốn với số dư nợ là 6.414 tỷ đồng; hàng ngàn tấn phân bón theo hình thức chậm trả để nông dân đầu tư vào sản xuất. Trong giai đoạn 2021-2024, HND tỉnh triển khai 20 dự án từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương và của tỉnh với số tiền là 9,6 tỷ đồng cho 148 lượt hộ tham gia; HND các huyện miền núi vận động xây dựng được hơn 5,6 tỷ đồng quỹ hỗ trợ nông dân cho hàng trăm lượt nông dân vay để đầu tư phát triển sản xuất. HND tỉnh đang triển khai thực hiện các chương trình MTQG, trong đó có 5 dự án thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại các huyện Như Thanh, Như Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hóa cho gần 400 hộ nghèo và cận nghèo tham gia…

Từ những phong trào, các cuộc vận động của Trung ương, của tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm mới, tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội (KT-XH), QP-AN, XDNTM. Các hoạt động biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình điển hình trong hội viên nông dân DTTS&MN đã cổ vũ, động viên hội viên nông dân tích cực trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Khích lệ nông dân sáng tạo, khởi nghiệp

Đến đầu tháng 10/2024 khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh có 73/163 xã đạt chuẩn NTM, dự kiến đến năm 2025 có 109/163 xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người của vùng năm 2023 đạt 39,605 triệu đồng, ước năm 2024 đạt 42,62 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng giảm còn 14,75%. Để đạt được những kết quả trên là sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy đảng, chính quyền, các tầng lớp Nhân dân, trong đó có một phần đóng góp quan trọng của hội viên, nông dân vùng đồng bào DTTS&MN.

Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lê Minh Hành chia sẻ: Trong những năm qua dù còn gặp nhiều khó khăn, song với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc vùng đồng bào DTTS&MN và các cấp HND với các cơ quan dân tộc cùng cấp, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong vùng DTTS&MN có chuyển biến tích cực. Công tác hỗ trợ nông dân và đồng bào người DTTS&MN phát triển kinh tế, khởi nghiệp được quan tâm, qua đó góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức hội, cơ quan dân tộc các cấp. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng cho nông dân vùng đồng bào DTTS&MN về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng sáng tạo của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn miền núi; thúc đẩy thực hiện các ý tưởng, mô hình sản xuất, kinh doanh trong đồng bào vùng DTTS&MN dựa trên tiềm năng, thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương, cơ sở. Thúc đẩy, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp; kích thích sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh, khơi dậy những ý tưởng khởi nghiệp, đam mê, khát vọng làm giàu trong đồng bào DTTS&MN.

Trong thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với HND tỉnh triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác hội và phong trào nông dân gắn với công tác dân tộc, chính sách dân tộc vùng đồng bào DTTS&MN; nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chính sách dân tộc để huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và có sức lan tỏa. Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các vùng khác, các nguồn tài trợ quốc tế có hiệu quả để phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững. Trong đó, triển khai có hiệu quả những nội dung có liên quan đến cán bộ, hội viên nông dân vùng đồng bào DTTS&MN trong thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025 theo Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai các hoạt động hỗ trợ nông dân như: Hỗ trợ hội viên nông dân trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ nông dân tiếp cận khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng chuỗi giá trị; vận động nông dân tham gia bảo vệ môi trường và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp tổ chức các hoạt động biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân hội viên nông dân vùng DTTS&MN có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực và nhân rộng các mô hình tại các địa phương.

Bài và ảnh: Thảo Nguyên



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thi-dua-phat-trien-kinh-te-xay-dung-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-232011.htm

Cùng chủ đề

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Hai địa phương của Thanh Hóa được đầu tư gần 103 tỷ đồng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1). Theo quyết định, tỉnh Thanh Hóa có 2 địa phương được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Toà án nhân dân cấp huyện.Sẽ xây dựng trụ sở làm việc TAND TP...

Nông nghiệp tăng trưởng ấn tượng

Ngành nông nghiệp Thanh Hóa vừa vượt qua một năm đầy “giông bão”, đưa tốc độ tăng trưởng đạt 4,17%, góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) toàn tỉnh năm 2024 là 12,16%.Nông dân xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa) thu hoạch lúa vụ mùa 2024.Nhìn lại sản xuất vụ mùa năm 2024, khi các loại cây trồng chính đã và đang chuẩn bị vào kỳ thu hoạch rộ, vào thời điểm tháng 9,...

Tín dụng phát triển, số hóa đột phá

Khép lại năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Thanh Hóa đã ghi dấu ấn nổi bật với vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ, ngoại hối và là “ngân hàng của các tổ chức tín dụng”, góp phần vẽ nên bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh đầy triển vọng. Ngành Ngân hàng Thanh Hóa không chỉ đạt được đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân

Sáng 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tại điểm cầu Hà Nội.Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng hơn...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 5/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 5/1/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-5-1-2025-235865.htm

Ý thức chấp hành Luật trật tự, an toàn giao thông của người dân được nâng cao

Ngày 1/1/2025 Luật Trật tự, an toàn giao thông và Nghị định 168/CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thay thế cho Nghị định 100 và Nghị định 123 trước đây chính thức có hiệu lực. Trong những ngày đầu Luật và Nghị định có hiệu lực, bân cạnh công tác tuyên truyền, nhắc nhở, Công an TP Thanh Hóa...

Nén hương nặng lòng tri ân

Là một nét đẹp thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, vào dịp cận Tết Nguyên đán hàng năm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức đoàn viếng, tri ân sâu sắc các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để nở hoa kết trái hòa bình, độc lập, tự do.Trong 2 ngày, 3 - 4/1, Đoàn đại biểu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Vé máy bay Tết: Nhiều đường bay đã kín chỗ, hết vé phổ thông

Phần lớn đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh miền Trung, miền Bắc trước Tết đã kín chỗ, hết vé – Ảnh minh họa: VNA Phần lớn đường bay từ TP.HCM đi các địa phương kín chỗ Cục Hàng không Việt Nam cho biết như vậy khi cập nhật tình hình đặt chỗ và giá vé máy bay nội địa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến ngày 3-1. Theo Cục Hàng không, giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên...

Tăng cường hỗ trợ, kết nối hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá

Chiều 4/1, Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hoá tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Lương Trọng Thành, Tỉnh uỷ viên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; đại diện lãnh đạo UBND TP Thanh Hoá, VCCI Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình, các hiệp hội doanh nghiệp, các trường đại học cùng đông đảo hội viên Hiệp hội.Toàn cảnh hội...

Cùng chuyên mục

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Giá vé máy bay nội địa tối đa 4 triệu đồng/chiều

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định ban hành mức tối đa giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam.Giá vé máy bay nội địa hạng ghế phổ thông vẫn nằm trong khung giá trần được Nhà nước quy định. (Ảnh: PV/Vietnam+)Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định...

Hành trình 10 năm cho những gắn kết vững bền

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 12/2015, xuyên suốt một thập kỷ với chuỗi các hoạt động thiết thực, ý nghĩa và có sức lan tỏa sâu rộng, “Tháng trí ân khách hàng” đã góp phần tạo sợi dây gắn kết bền vững giữa ngành điện với cấp ủy, chính quyền, các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng người dân. Sợi dây bền chặt này chính là tiền đề quan trọng...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất