Powered by Techcity

Theo dấu chân người Việt cổ

Xứ Thanh – “nơi căn bản của nước Nam”, ghi dấu ấn sâu đậm “địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại”. Đó không phải lời tán thưởng xuông mà là thực tế lịch sử. Ngược dòng quá khứ, lần theo bước chân người Việt cổ, qua những nền văn hóa – văn minh từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đá mới, đồng thau tiến đến văn minh Đông Sơn rực rỡ để hiểu biết sâu sắc hơn tiến trình lịch sử cũng như vai trò, vị trí của xứ Thanh trên tiến trình vĩ đại ấy.

Theo dấu chân người Việt cổTượng đá Đa Bút trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Đa Bút, thuộc thôn Đa Bút, xã Minh Tân, Vĩnh Lộc (nơi lần đầu phát hiện di chỉ Đa Bút).

Các dấu vết của người nguyên thủy – người vượn sớm nhất được phát hiện ở núi Đọ, tỉnh Thanh Hóa vào năm 1960. Văn hóa núi Đọ bao gồm một hệ thống các di tích sơ kỳ thời đại đồ đá cũ như: núi Đọ, núi Nuông, núi Quan Yên, núi Nổ… Trên những ngọn núi này, người vượn nguyên thủy đã biết ghè vỡ đá núi để chế tác công cụ, làm thành các mảnh tước, hạch đá, rìu tay… Tuy kỹ thuật còn thô sơ, vụng về nhưng đã phần nào phản ánh được bước phát triển vượt bậc của “người nguyên thủy tối cổ trên miền đất xứ Thanh từ người vượn – vượn người đứng thẳng lên bằng hai chân và bắt đầu làm ra công cụ kỹ thuật rìu đá đầu tiên từ những mảnh bazan để lao động sản xuất” (Tinh hoa văn hóa xứ Thanh, Nxb Thanh Hóa).

Từ “buổi bình minh” ấy, người Việt cổ tiếp tục tiến bước qua hậu kỳ đồ đá cũ với nền văn hóa Sơn Vi tiêu biểu. Những di tích như: Mái Đá Điều (Bá Thước), hang Con Moong (Thạch Thành) là minh chứng sinh động, khẳng định dấu ấn của những “chủ nhân” văn hóa Sơn Vi khắp vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. “Những thành tựu nghiên cứu liên ngành khảo cổ học, nhân chủng học, cổ sinh vật học, dân tộc học… cho thấy rằng chủ nhân văn hóa Sơn Vi ở Thanh Hóa đã là những người Homo Sapiens – Người hiện đại hay Người khôn ngoan. Đó là những người có trán cao, mặt thẳng, cằm nhỏ, lưng không gù, cổ không cúi về phía trước, dáng đi hoàn toàn đứng thẳng, gần giống người hiện đại ngày nay”.

Là một trong số rất hiếm di chỉ khảo cổ học có địa tầng dày và được bảo tồn tốt nhất hiện nay ở Việt Nam và cả Đông Nam Á, hang Con Moong được ví như “bảo tàng về diễn tiến của các nền văn hóa thời đại đá”. Hang có hình tang trống, hai cửa thông nhau, chiều dài 40m, chỗ rộng nhất lòng hang đạt 9m. Hang chứa đựng 3 tầng văn hóa khác nhau với những hiện vật tiêu biểu đại diện cho 3 nền văn hóa ấy: lớp dưới cùng là những di vật tiêu biểu cho văn hóa Sơn Vi thuộc thời đại đá cũ; lớp giữa là những di vật mang đặc trưng văn hóa Hòa Bình và lớp trên cùng là di vật tiêu biểu cho văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đại đá mới. Từ 3 nền văn hóa ấy đã cho thấy bước chuyển nghìn năm của con người trên vùng đất này từ thời đại đá cũ (văn hóa Sơn Vi) qua văn hóa Hòa Bình sang thời đại đá mới (văn hóa Bắc Sơn). “Đây là một trong những di tích quan trọng nhất không chỉ đối với Thanh Hóa mà còn đối với cả nước, để các nhà khoa học nghiên cứu quá trình diễn biến liên tục của các nền văn hóa thuộc thời đại đồ đá” (Địa chí Thanh Hóa, tập I).

Dịch chuyển qua thời gian, văn hóa Đa Bút hình thành cùng với quá trình chiếm lĩnh đồng bằng của người Việt cổ. Đây là nền văn hóa thuộc sơ kỳ thời đại đồ đá mới, có niên đại sau các nền văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, cách đây từ 5 – 6 nghìn năm. “Văn hóa Đa Bút có nguồn gốc từ văn hóa Hòa Bình, trải qua nhiều nghìn năm tồn tại và phát triển, là cơ tầng vững chắc cho việc hình thành các văn hóa Tiền Đông Sơn ở vùng đệm giữa châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Mã, một mảng màu đặc sắc trong tiền sử Việt Nam” (Văn hóa Đa Bút – Những giá trị cần bảo tồn và phát huy, Nguyễn Xuân Ngọc).

Tên gọi của nền văn hóa này được lấy theo tên thôn Đa Bút (xã Vĩnh Tân cũ, nay là xã Minh Tân, Vĩnh Lộc), phát hiện ra lần đầu tiên năm 1926, sau đó di chỉ này được tiến hành khai quật. Những hiện vật phát hiện đầu tiên như: rìu đá, cuốc đá, bàn nghiền, chày nghiến, đồ gốm đã cho biết di tích này cho thấy đây là dạng di tích Cồn vỏ nhuyễn thể – Cồn hến: có niên đại đá mới, phản ánh quá trình chiếm lĩnh đồng bằng, chinh phục thiên nhiên, tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong cư dân nguyên thủy thời đại đá mới với việc phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

Ngoài di chỉ Đa Bút (xã Minh Tân), tại Thanh Hóa, văn hóa Đa Bút lưu dấu ấn đậm nét trong hệ thống các di chỉ: bản Thủy (xã Vĩnh Thịnh), làng Còng (Vĩnh Hưng) thuộc huyện Vĩnh Lộc; Cổ Cồn Ngựa (xã Hà Lĩnh, Hà Trung) và Gò Trũng (xã Phú Lộc, Hậu Lộc)…

Những hiện vật còn lưu giữ được tại Di chỉ Cổ Cồn Ngựa (xã Hà Lĩnh, Hà Trung) cho thấy dấu vết của con người thời đại đá mới thuộc nền văn hóa Đa Bút cách ngày nay hơn 6 nghìn năm trước. Di chỉ rộng khoảng 2.000m2, được khai quật năm 1979 – 1980. Di chỉ nằm trong khu vực dải đất cao giữa thung lũng rộng được bao bọc bởi núi đá vôi và đồi đất, ngày nay thung lũng ấy được người dân gọi là cánh đồng Bọc. Đây vừa là nơi cư trú, vừa là nơi mai táng người chết, có tầng văn hóa dày gần 1m. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được số lượng di cốt nhiều nhất trong thời đại đá mới ở Việt Nam tại di chỉ Cổ Cồn Ngựa này.

Cùng với đó, các nhà khảo cổ học đã thu được một số lượng mảnh gốm rất lớn. Đồ gốm ở di chỉ Cổ Cồn Ngựa giống với đồ gốm ở khu vực Đa Bút, là các loại có đáy tròn, miệng thẳng hoặc hơi loe, mép miệng bằng xương gốm thô pha nhiều sạn sỏi và không có dấu vết trang trí nào ngoài những rãnh chìm… Ngoài ra, ở di tích Cổ Cồn Ngựa cũng tìm thấy nhiều công cụ bằng đá, nhiều công cụ được ghè đẽo.

Các hiện vật khai quật được ở nơi đây đã khẳng định con đường tiến xuống chiếm lĩnh đồng bằng Thanh Hóa của cư dân Đa Bút. Mặt khác, những biểu hiện khác biệt về hoạt động kinh tế mà trong đó nông nghiệp trồng lúa xuất hiện được coi là một bước chuyển biến lớn lao của đời sống, mà các nhà khảo cổ học thường gọi đây là “một cuộc cách mạng đá mới” thực sự.

Đến nay, dẫu đã trải qua hơn 9 thập kỷ, những di tích, hiện vật thuộc nền văn hóa Đa Bút tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu. Tháng 11-2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2655/QĐ-BVHTTDL cho phép Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò khảo cổ tại địa điểm Đa Bút thuộc thôn Đa Bút, xã Minh Tân, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, kéo dài gần 1 tháng, trên diện tích 4m2.

Xuyên suốt tiến trình lịch sử, từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đá mới, đồng thau tiến đến văn minh Đông Sơn rực rỡ, Thanh Hóa vẫn luôn ghi đậm dấu ấn với những di tích, di chỉ, hiện vật tiêu biểu. Đó không chỉ là tư liệu lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học… sinh động, hấp dẫn mà còn là “điểm tựa” vững chắc, nguồn động lực, “sức mạnh nội sinh” quý giá để các thế hệ người xứ Thanh không ngừng nỗ lực, phấn đấu mở “cánh cửa” tương lai…

Bài và ảnh: Thảo Linh

* Bài viết sử dụng tư liệu trong các cuốn sách: “Địa chí Thanh Hóa”, tập I – Địa lý và lịch sử, NXB Văn hóa Thông tin; “Địa chí huyện Hà Trung”, NXB Khoa học xã hội…

Nguồn

Cùng chủ đề

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với báo cáo...

Xây dựng sản phẩm du lịch huyện Thạch Thành gắn liền với tiềm năng và giá trị văn hóa đặc trưng

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Thạch Thành.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.Đại biểu tham dự hội nghị.Tiềm năng phát...

Đánh giá vị trí, giá trị và mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích...

Chiều 30/9, Sở Văn thoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hà Trung tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá vị trí, giá trị lịch sử, văn hóa, mối liên hệ vùng của núi Đụn trong không gian lịch sử, văn hóa của di tích quốc gia Lăng miếu Triệu Tường và các di tích nhà Nguyễn trong khu vực”.Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các chuyên gia, các nhà...

“Phá đề” tư duy và tầm nhìn

Khát vọng về một Thanh Hóa giàu đẹp, xứng với bề dày truyền thống lịch sử hào hùng và chiều sâu trầm tích văn hóa, vốn dĩ là khát vọng cháy bỏng tha thiết của bao lớp người đã sinh ra, lớn lên rồi “trở về” với mảnh đất này. Để rồi, chỉ khi được soi rọi bằng ánh sáng của một nghị quyết mang tính “mở đường”, với những cơ chế, chính sách đặc thù; đồng thời, được...

Dấu xưa kinh thành Vạn Lại

Nếu như Lam Kinh là “kinh đô tâm linh” của các vị vua nhà Lê thì trước đó Vạn Lại là phên dậu của hương Lam Sơn, nơi tập trung nhân tài vật lực phục vụ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi và sau này lại là “kinh thành kháng chiến” trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê.Cặp giếng Mắt Rồng còn sót lại ở kinh thành Vạn Lại - Yên Trường.Lợi thế của Vạn Lại...

Cùng tác giả

Tổ chức rà soát, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý

Ngày 24/10/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 66/2024/QĐ-UBND quy định việc rà soát, công bố công khai, lập danh mục các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt và việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt do Nhà nước quản lý trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.(Ảnh minh họa)Theo đó, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện rà soát, lập danh mục các...

30 năm xây dựng và phát triển

Nhìn lại quá trình hoạt động trong 30 năm xây dựng và phát triển, cho thấy Liên hiệp hội đã có những bước phát triển về mọi mặt và tạo nên được những thành tích nổi bật trên các mặt công tác...Đồng chí Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam Phan Xuân Dũng trao bức trướng cho đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa. Ảnh: Minh HiếuTrải qua 30...

Điểm tin nổi bật ngày 25/10

25/10/2024 06:00(Baothanhhoa.vn) - Những thông tin đáng chú ý: Thống nhất chương trình kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh Thanh Hóa; 16 tỉnh, thành cần kiểm soát giá cung ứng vật tư, con giống thủy sản sau bão lũ; Đến năm 2025, Thanh Hóa đào tạo nghề nông...BTH Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/podcast-6am-diem-tin-noi-bat-ngay-25-10-228553.htm

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 25/10/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 25/10/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-25-10-2024-228550.htm

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt phương án sáp nhập huyện, xã của Hải Phòng, Đà Nẵng và 19 tỉnh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Chiều 24-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về sắp xếp (sáp nhập huyện, xã) đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. Phương án sáp nhập của 21 tỉnh, thành phố Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình bày tờ trình về việc sắp xếp, thành lập đơn...

Cùng chuyên mục

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường 

Sáng 24/10, tại xã Yên Trường (Yên Định) đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường ngày 11/12/1961.Các đại biểu dự lễ khởi công dự ánThanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt. Người đã 4 lần về thăm, biểu dương thành tích của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa trong...

Lực lượng cộng tác viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh

Ngày 24/10, tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đã tổ chức hội nghị gặp mặt cộng tác viên (CTV) năm 2024. Đây là hoạt động thường niên nhằm để đánh giá và nhìn lại một năm hoạt động của Tạp chí, cũng là dịp khích lệ và tri ân sâu sắc tới lực lượng CTV trong và ngoài tỉnh đã hăng hái cộng tác với Tạp chí trong suốt thời gian qua. Tạp chí Văn...

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập huấnTrong...

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập...

Xây dựng sản phẩm du lịch huyện Thạch Thành gắn liền với tiềm năng và giá trị văn hóa đặc trưng

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Thạch Thành.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.Đại biểu tham dự hội nghị.Tiềm năng phát...

Đổi mới công tác tuyên truyền lưu động

Để tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (VH,TT,TT&DL) trong tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền lưu động (TTLĐ).Xe tuyên truyền lưu động của các địa phương tham...

Khơi nguồn cảm hứng ẩm thực

Có lẽ bất cứ ai đã từng đặt chân đến khu nghỉ dưỡng cũng đều phải thốt lên một từ “đẹp”, đẹp huyền ảo, đẹp đến xao xuyến lòng người. LAMORI Resort & Spa nằm ẩn mình sau những ngọn đồi Lam Kinh xinh đẹp và đầy thơ mộng. Khu nghỉ dưỡng không chỉ “ghi điểm” với du khách bởi phong cảnh hữu tình và khí hậu trong lành. Mà hơn hết, nơi đây còn chính là “thánh địa”...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Ngân nga… điệu chèo

Các câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ dân gian được xem như “hạt nhân” của phong trào văn nghệ quần chúng, thúc đẩy cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và chính hoạt động sôi nổi, tích cực của các CLB này đã góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo.Các thành viên CLB chèo thờ đền Mưng,...

Tạo “sân chơi” âm nhạc cho thế hệ trẻ

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ hay văn hóa, âm nhạc nhẹ nhàng đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người, trở thành ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Những năm qua, nhiều chương trình, cuộc thi về âm nhạc mang tính chuyên nghiệp, bài bản đã và đang được các trường học, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện, góp phần khơi dậy tình yêu, niềm đam mê âm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất