Powered by Techcity

Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 12/12, đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh đã trình bày báo cáo kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật về quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2019 – 2023. Báo Thanh Hóa giới thiệu báo cáo tóm tắt nội dung này.

Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Đồng chí Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh trình bày báo cáo tại phiên khai mạc kỳ họp.

Giai đoạn 2019 – 2023, công tác quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 25/3/2019 tỉnh về thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý; thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ), Tổ chuyên viên giúp việc cho BCĐ; đồng thời ban hành quy chế hoạt động, quy định về bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc phạm vi quản lý làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.

Về kết quả thực hiện, tổng số cơ sở nhà đất trên địa bàn toàn tỉnh đã phê duyệt phương án sắp xếp là 11.651 cơ sở; trong đó có 503 cơ sở nhà, đất của các Sở, ngành và đơn vị công lập cấp tỉnh và 11.148 cơ sở nhà, đất của các huyện, thị xã, thành phố. Sau khi phương án sắp xếp xử lý nhà, đất được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, các đơn vị đã rà soát tiếp nhu cầu sử dụng, tiêu chuẩn định mức; thực hiện đo vẽ, trích đo lại diện tích đất, hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai theo quy định của Luật Đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện.Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Các đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp.

Hiện nay, đã có 27/27 huyện, thị xã, thành phố đã được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án theo quy định tại khoản 2, Điều 1, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP; trong đó, đưa ra khỏi phương án đối với các cơ sở nhà, đất của đơn vị không thuộc cấp huyện quản lý và cơ sở nhà, đất không thuộc đối tượng sắp xếp lại.

Theo thống kê của Sở Tài chính đến ngày 31/10/2023, tổng cơ sở nhà, đất đang đề nghị sắp xếp lại tại 27 huyện, thị xã, thành phố là 995 cơ sở; trong đó có 366 nhà văn hóa thôn, bản và 629 cơ sở nhà, đất khác.

Nhìn chung, đến thời điểm hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị của các huyện, thị xã, thành phố. Trên cơ sở phương án được phê duyệt, các đơn vị đã và đang trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án cụ thể xử lý từng tài sản nhà, đất. Một số cơ sở nhà, đất đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án cụ thể, đã và đang triển khai thực hiện.

Trong thời gian chờ quyết định phê duyệt của Chủ tịch UBND tỉnh, các địa phương đưa vào sử dụng một số cơ sở nhà, đất phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của địa phương. Nhiều trụ sở, nhà văn hóa của các xã dôi dư đã tạm trưng dụng, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị để làm khu cách ly, điều trị COVID – 19 cho Nhân dân trong thời gian dịch diễn biến phức tạp. Một số cơ sở nhà, đất đã tạm thời bàn giao cho đơn vị mới quản lý, sử dụng. Nhiều công sở, nhà văn hóa đã được sử dụng làm nơi làm việc của Công an xã, Ban chỉ huy quân sự xã, nhà trực dân quân, khu phòng chống lụt bão, làm trụ sở của đơn vị sự nghiệp. Nhiều nhà văn hóa thôn, bản, khu phố dôi dư sau sáp nhập thôn được giữ lại tiếp tục sử dụng phục vụ sinh hoạt cụm dân cư, sinh hoạt của các câu lạc bộ như: người cao tuổi, thanh thiếu niên. Nhiều sân vận động cấp xã được giữ lại tiếp tục sử dụng để phục vụ hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ của người dân địa phương. Một số cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án xử lý cụ thể đã được các địa phương bảo vệ, bảo quản để chống xuống cấp.

Hiện nay, việc quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh gặp một số khó khăn như: Các quy định của Luật Quản lý sử dụng, tài sản công; Luật Đất đai; các nghị định, thông tư có liên quan còn nhiều bất cập, quy định chưa rõ ràng hoặc chưa quy định nên ảnh hưởng đến việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính; nhiều trường hợp cơ sở nhà, đất dôi dư không có hồ sơ pháp lý về nhà, đất hoặc có nhưng không đầy đủ; một số cơ sở không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng xã; khó xác định nguồn vốn hình thành tài sản công; trình tự, thủ tục thực hiện để xử lý tài sản là nhà, đất sau sáp nhập, sắp xếp phức tạp, gồm nhiều bước lại thiếu hướng dẫn chi tiết, cụ thể dẫn đến thời gian xử lý kéo dài, lúng túng.

Tháo gỡ khó khăn, vào cuộc đồng bộ trong vấn đề quản lý đất công, tài sản công

Các đại biểu dự phiên khai mạc kỳ họp.

Cùng với đó, công tác thực hiện việc quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế như: 23/27 UBND cấp huyện không xây dựng kế hoạch sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý; 2/27 UBND cấp huyện không thành lập BCĐ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; 23/27 UBND cấp huyện đã thành lập BCĐ nhưng chậm so với yêu cầu; tiến độ lập, thẩm định, trình phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tại nhiều địa phương chậm, thực hiện không đúng theo Kế hoạch số 69/KH-UBND của UBND tỉnh; sau khi phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, một số địa phương, đơn vị chậm hoặc chưa xây dựng kế hoạch thực hiện…Nhiều địa phương, đơn vị sau sáp nhập, di chuyển có nhà, đất dôi dư chưa được xử lý kịp thời, chưa có phương án xử lý cụ thể, tài sản trong thời gian dài không được sử dụng, bảo dưỡng đã xuống cấp, gây lãng phí…

Để bảo đảm tuân thủ pháp luật trong quản lý đất công, gắn với quản lý, sử dụng tài sản công sau sáp nhập các cơ quan, đơn vị hành chính, đề nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP cho phù hợp với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; trong đó có quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án bằng hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất khi trên đất có tài sản công; quy định về hình thức thanh lý, phá dỡ sau sắp xếp đối với các tài sản công; quy định đấu giá đất sau khi đã thanh lý tài sản trên đất; có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý tài sản công dôi dư theo hình thức thu hồi thuộc các dự án đấu thầu dự án có sử dụng đất (như nhà văn hóa, trạm y tế…); các tài sản công dôi dư của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, xử lý tài sản dôi dư sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh; phê duyệt phương án xử lý cụ thể với từng tài sản; có văn bản hướng dẫn cụ thể về quy định, quy trình đề xuất, thực hiện việc sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà, đất trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập; trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết phân cấp thẩm quyền quyết định trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; có quy định về đấu giá đối với các cơ sở nhà, đất là nhà văn hóa thôn, bản tổ dân phố, mà đất làm nhà văn hóa và tiền xây dựng từ nguồn ngân sách kết hợp nguồn đóng góp của dân và chỉ đạo các sở, cơ quan chuyên môn thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý tài sản công, có trách nhiệm theo dõi toàn bộ tài công là nhà và đất trên địa bàn, tiếp tục rà soát, cập nhật đầy đủ tài sản công vào cơ sở dữ liệu tài sản công quốc gia để theo dõi, quản lý.

Các sở, ngành liên quan cần tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định, quy trình, trình tự thực hiện xử lý tài sản công sau sáp nhập; hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công cho các huyện, thị xã, thành phố thực hiện; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc khi tổ chức thực hiện, báo cáo cấp trên nếu vượt thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý tài sản đất, nhà sau sáp nhập rà soát, lập phương án sắp xếp và xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả, đúng quy định pháp luật…

Cùng với đó, các huyện, thị xã, thành phố cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, Kế hoạch số 69/KH-UBND của UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn, đôn đốc của tỉnh về sắp xếp lại, xử lý tài sản công; quản lý, sử dụng tài sản công hợp lý, hiệu quả, tránh gây lãng phí, thất thoát; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện sau khi Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến về việc điều chỉnh, bổ sung phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất do các huyện, thị xã, thành phố quản lý. Trong thời gian chưa xử lý các cơ sở nhà, đất dôi dư phải bố trí bố trí nhân lực trông coi, bảo vệ, bảo quản tài sản, tránh để lấn chiếm, thất thoát, xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí tài sản của Nhà nước.

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tham gia góp ý vào các dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ.Tham gia góp ý về dự án Luật Quản lý...

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Giữ “hơi thở” của làng

Từ bao đời nay, đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa (Như Xuân) gắn bó với rừng. Rừng mang đến cho họ những đọt măng, cây thuốc và nguồn nước trong lành cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên, mà còn là giữ “hơi thở” của bản làng, nguồn sống xanh cho các thế hệ con cháu mai sau.Anh Lương Văn Bảy, thôn Tân Hiệp, xã...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại tổ về các dự án Luật Nhà giáo và Luật Việc làm (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 9/11, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì thảo luận tại tổ, gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo; dự án Luật Việc làm (sửa đổi).ĐBQH Lại Thế...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tán thành với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm...

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 8/11, tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa...

Cùng tác giả

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Hội nghị xúc tiến đầu tư – kết nối giao thương Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh

Ngày 24/11, tại TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư - kết nối giao thương Thanh Hóa - TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ.Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hương Ly (Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa)Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, lãnh đạo các...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Trở lại càng phải mạnh mẽ hơn

Tỉnh Thanh Hóa đã trở lại Câu lạc bộ thu ngân sách trên 50.000 tỷ đồng/năm khi thu ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh ước đạt 54.341 tỷ đồng, vượt 52,8% dự toán và tăng 25,9% so với cùng kỳ. Đây là con số báo cáo tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh tháng 11/2024.Không chỉ vượt kế hoạch, đây còn là con số thu cao nhất từ trước đến nay mà tỉnh Thanh...

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Cùng chuyên mục

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025

Chiều 24/11, TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1238/NQ-BTVQH15 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2025.Các đại biểu dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Đầu Thanh Tùng, Tỉnh...

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 24/11, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 80mm. Từ chiều tối 24/11 mưa lớn giảm dần. Từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (24/11) diễn ra hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa; Tỉnh đoàn tổ chức hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu về chuyển đổi số. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-24-11-2024-231218.htm

Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/11, ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh mạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 24/11/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 24/11/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-24-11-2024-231227.htm

Ngày làm việc thứ hai Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 năm 2024: Thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội...

Ngày 22/11/2024, Phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11 năm 2024 tiếp tục được diễn ra dưới sự điều hành của đồng chí Đỗ Minh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để thảo luận và cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng nhằm phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh tỉnh năm 2025.Tham dự Phiên họp có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND...

ĐBQH Võ Mạnh Sơn tham gia góp ý về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi)

Chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Hoá chất (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Võ Mạnh Sơn (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa), Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cơ bản thống nhất với báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ...

Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá tham gia góp ý vào các dự án luật

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Tổ 18 gồm Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.Toàn cảnh buổi thảo luận tại tổ.Tham gia góp ý về dự án Luật Quản lý...

Chung kết và trao giải cuộc thi “Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên năm 2024”

Sáng 23/11, tại Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức chung kết và trao giải cuộc thi “Dự án khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên năm 2024”.Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Bí thư Tỉnh đoàn Lê Văn Châu trao phần thưởng cho tác giả đoạt giải Nhất cuộc thi.Tham dự có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất