Powered by Techcity

Thành hoàng làng Chu Văn Lương


Nằm bên sông Mã, đền thờ Chu Văn Lương trên đất làng Nam Ngạn (nay thuộc phường Nam Ngạn, TP Thanh Hóa) là nơi thờ vị thành hoàng có công lập làng. Và Thành hoàng làng Chu Văn Lương cũng là nhân vật lịch sử, từng tham dự hội nghị Diên Hồng hiệu triệu quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông năm xưa.

Thành hoàng làng Chu Văn LươngBên trong đền thờ Chu Văn Lương. Ảnh: Khánh Lộc

Theo các tài liệu lưu giữ, Thành hoàng làng Nam Ngạn – Chu Văn Lương vốn quê gốc miền ngoài (được cho là thuộc vùng Hải Dương ngày nay). Ông nội là Chu Văn Huy có công sáng lập triều Trần, được vua Trần quý mến, phong tước hầu. Về sau, con trai là Chu Văn Bình (tức bố Chu Văn Lương) được hưởng “tập ấm”, kế thừa tước vị và được vua Trần gả nữ nhân trong hoàng tộc làm vợ. Ông Chu Văn Bình được biết đến là thầy thuốc giỏi, giàu lòng thương người nhưng lại muộn con. Trải qua thời gian mong mỏi, một đêm vợ ông là bà Trần Thị Lan mộng thấy điều kỳ lạ và không lâu sau thì mang thai, sau đó sinh ra Chu Văn Lương.

“Bảy tuổi Văn Lương đã đi học, mười ba tuổi đã thông kinh sử, lại biết võ nghệ. Mọi người tôn là thần đồng. Năm mười tám tuổi thì cha mẹ qua đời, ông chọn đất tốt sắm đủ lễ vật mai táng. Ba năm hết tang, ông dốc chí nghiền ngẫm đọc nhiều sách, dốc chí dạy học gọi là nối nghiệp cha… Bấy giờ ở sát Long Biên, việc giáo hóa chưa được mở mang, tam cương ngũ thường chưa được nhắc đến, ông biết cách vỗ về nhẹ nhàng, dạy dỗ. Sau đó dần dần mọi người biết lễ nghĩa” (sách Địa chí thành phố Thanh Hóa).

Vốn người đức độ, kiến văn sâu rộng, học trò nghe tiếng ông tìm đến theo học rất đông. Vua Trần mến mộ tài đức, đã cho gọi ông vào triều, phong chức Liệt hầu đồng Bình chương sự. Đồng thời, giao cho ông vào đất Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay) kinh lý. Khi Chu Văn Lương đến đất Nam Ngạn bên bờ sông Mã, thấy cảnh vật, phong thủy tốt tươi, con người dẫu còn thưa thớt, học hành ít nhưng chất phác, hồn hậu nên đã quyết định ở lại đây, dựng nhà, mở trường dạy học. Từng bước tạo nên một vùng dân cư đông đúc.

Năm 1257, đứng trước họa xâm lăng từ phương Bắc, hưởng ứng lời hiệu triệu giúp nước của vua Trần, nhà giáo Chu Văn Lương đã cho mời người chú ruột là Chu Văn Chấn lúc này đang làm quan trên đất Thanh Hóa và những người thân tín chung chí hướng, được hơn 500 người, cùng rèn binh khí, luyện võ nghệ để đánh giặc.

Cuối tháng 1-1258, quân nhà Trần đánh lui quân Mông Cổ ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng phía Đông Thăng Long), cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất sớm kết thúc. Vì diễn biến của chiến cuộc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên đội quân của Chu Văn Lương không kịp tham chiến. Dẫu vậy, đó lại là sự chuẩn bị đầy khí thế, có ý nghĩa quan trọng, sẵn sàng cho cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông về sau.

Sau khi quân Mông Cổ đánh bại nhà Tống, lập ra nhà Nguyên, với dã tâm bành trướng, Đại Việt trở thành mục tiêu xâm lược của quân Nguyên Mông. Hiểu rõ dã tâm của kẻ thù, vua tôi nhà Trần đã tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến đầy khốc liệt.

Năm 1284, tại Thăng Long, Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã triệu tập phụ lão trong cả nước về họp ở điện Diên Hồng hỏi về kế sách đánh giặc. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai là thử thách đầy cam go đối với quân dân Đại Việt. Nhưng một ý chí đồng lòng đã nhất tề được hô lên: “Đánh”. Trong hội nghị Diên Hồng năm đó, Chu Văn Lương được mời về tham dự.

Sau hội nghị Diên Hồng, trở về đất Thanh, Chu Văn Lương cùng với người thân tín, gia nhân trên dưới và kêu gọi người dân xứ Thanh yêu nước chung sức tập luyện, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu chống giặc ngoại xâm.

Đầu năm 1285, quân xâm lược dưới sự chỉ huy của Trấn Nam vương Thoát Hoan tiến vào biên giới Đại Việt. Một đạo quân do tướng giặc Toa Đô từ phía Nam kéo ra Nghệ An với âm mưu cùng với đạo quân phía Bắc tạo nên gọng kìm tấn công quân nhà Trần. Lúc này, tướng Trần Quang Khải đón đánh Toa Đô ở Nghệ An, các dũng tướng họ Chu là Chu Văn Chấn (chú ruột Chu Văn Lương) và Chu Văn Luyện kéo quân từ Thanh Hóa vào tương trợ. Trước thế giặc mạnh, tướng quân Trần Quang Khải đã cho rút quân ra Thanh Hóa, quân giặc đuổi theo, trên đất Thanh Hóa đã xảy ra nhiều trận đánh lớn.

Tháng 4-1285, vua Trần rút vào Thanh Hóa, quân Toa Đô được Ô Mã Nhi tiếp viện đã trở lại Thanh Hóa để truy bắt nhà vua. Trước tình thế ấy, Nhân dân Thanh Hóa đã hợp sức cùng với quân đội nhà Trần đánh giặc.

Tương truyền, trước sự an nguy của mệnh nước, Chu Văn Lương đã tạm gác việc dạy học, chọn trong người nhà, thân tín dưới trướng hơn năm trăm người, đồng thời truyền đi các nơi trong huyện kêu gọi người dân cùng giúp vua, giúp nước. Nghe tiếng ông, người kéo về mỗi ngày thêm đông, tới hàng nghìn người. Ông cho khao quân, lại cho mời phụ lão Nam Ngạn đến dặn dò… rồi dẫn quân ra trận. Theo gia phả dòng họ Chu: “Triều đình rút vào Thanh Hóa, thái giám đại thần Chu Văn Nhi ở lại cùng Chu Văn Lương chỉ huy quân đánh giặc”.

Còn theo sách Danh nhân Thanh Hóa: “Sau hơn một tháng hành quân truy tìm hai vua Trần và quân đội chủ lực, Toa Đô và Ô Mã Nhi bị mệt mỏi và hao tốn lực lượng bởi các trận phục kích, đánh phá của lực lượng dân binh do các tướng ở địa phương chỉ huy, khiến chúng thất bại. Vua Trần cùng lực lượng quân đội chủ lực được bảo vệ an toàn ở đất Thanh Hóa”.

Tháng 5-1285, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn tiến quân từ Thanh Hóa ra Bắc, hợp với các đạo quân khác đánh cho giặc Nguyên Mông đại bại, phải rút chạy về nước. Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ hai, khi bình công khen thưởng, có tên Chu Văn Lương. Tương truyền, bấy giờ vua nhà Trần mời ông ở lại Thăng Long làm quan trong triều, tuy nhiên ông đã xin được trở lại đất Nam Ngạn tiếp tục làm nghề dạy học, an yên với đời.

Năm Quý Tỵ (1293), Chu Văn Lương qua đời. Thương tiếc bề tôi đã dốc sức vì mệnh nước, vua Trần sắc phong ông là “Thượng đẳng phúc thần” để người dân Nam Ngạn lập đền thờ cúng. Tri ân công đức của ông, các triều đại về sau đã nhiều lần ban sắc phong, như: Đương Cảnh Thành hoàng kèm mỹ tự là “Tế thế hộ quốc Dực vận Hiển hựu Đại vương”; rồi Đại vương Thượng thượng đẳng thần. Đền thờ Chu Văn Lương trên đất Nam Ngạn đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Bí thư Chi bộ phố Nam Ngạn 1, kiêm Trưởng Ban quản lý di tích đền thờ Chu Văn Lương Lê Ngọc Thắng cho biết: “Liệt hầu đồng Bình Chương sự Chu Văn Lương là vị thành hoàng làng có công với đất nước, Nhân dân và vùng đất Nam Ngạn. Hằng năm, vào ngày sinh và mất của ông (18 tháng 2 và 12 tháng 9 âm lịch), dân làng lại tề tựu về đền thờ, thành kính dâng hương tưởng nhớ”.

Khánh Lộc

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong các sách: Địa chí thành phố Thanh Hóa; Danh nhân Thanh Hóa và tài liệu lưu giữ tại di tích)



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/thanh-hoang-lang-chu-van-luong-231049.htm

Cùng chủ đề

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).Đền thờ Đô thống Thượng tướng...

Dư địa lớn nhưng còn nhiều khó khăn

Tính đến tháng 10/2023, tỉnh Thanh Hóa thu về hơn 162 tỷ đồng từ thực hiện chương trình ERPA. Số tiền trên đã góp phần tăng thu nhập cho các chủ rừng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời, tạo động lực để họ gắn bó với công việc bảo vệ những cánh rừng quê hương. Tuy nhiên, việc thực hiện giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn chi trả từ chương trình ERPA đang...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh thăm và làm việc tại Khu kinh tế Nghi Sơn

Sáng 15/11, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh Thanh Hóa về tình hình, kết quả hoạt động của Ban; kết quả thực hiện Chương trình phát triển KKTNS&CKCN theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nhiệm vụ trọng tâm trong thời...

Khẩn trương hoàn thành kế hoạch thu, nộp quỹ phòng, chống thiên tai

Thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT), Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý quỹ PCTT, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập Quỹ PCTT tỉnh tại Quyết định số 214/QĐ-UBND ngày 18/1/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh nhằm huy động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác PCTT theo các quy định của pháp luật.Gấp rút thi công đê tả sông Lạch Trường (trên địa bàn huyện Hậu...

Cùng tác giả

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Tinh thần hiến tặng

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nay tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa diễn ra như thường lệ, với một phần rất cảm động đó là: Tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ người dân.Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bảo tàng tỉnh tiếp nhận hiện vật do các cá nhân hiến tặng tại tọa đàm kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024.Tôi từng có...

Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa

Sáng 24/11, Hiệp hội Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy thu hút khách du lịch quốc tế đến tỉnh Thanh Hóa”. Dự buổi tọa đàm có ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch (HHDL) Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các địa phương, ban quản lý các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh và gần 60 doanh nghiệp lữ hành...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

Ảnh minh họa: Bích Liên  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 24/11, khu vực từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 80mm. Từ chiều tối 24/11 mưa lớn giảm dần. Từ chiều tối và đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh phía Đông...

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

Cùng chuyên mục

Xã Quảng Nham phát triển kinh tế biển

Nằm ven bờ biển dài hơn 7km, xã Quảng Nham (Quảng Xương) từ lâu đã được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống ngư nghiệp. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên hải sản phong phú và sự cần cù, sáng tạo của người dân, Quảng Nham đang vươn lên mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế biển.Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Nham.Kinh...

Đề xuất những giải pháp căn cơ, toàn diện để nâng cấp hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Tại chương trình làm việc với đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc do ông Lương Minh Thanh, Phó Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính căn cơ nhằm nâng cấp, bảo đảm vận hành hệ thống lưới điện địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong 2 ngày 21 và 22/11/2024, đoàn công tác của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) do...

BIDV Bỉm Sơn tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024

Ngày 23/11, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bỉm Sơn (BIDV Bỉm Sơn) tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tri ân – Hành trình gắn kết”. Đây là dịp để BIDV Bỉm Sơn bày tỏ những tình cảm đối với sự cộng tác của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp tiếp tục có những đề...

Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư

23/11/2024 14:50 (Baothanhhoa.vn) - Chương trình OCOP là một trong những động lực quan trọng giúp xã...

Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao

Ban Quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Thường Xuân là đơn vị được Nhà nước giao quản lý, bảo vệ và sử dụng 13.214,14ha rừng, trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ. Diện tích được giao quản lý rộng, tách biệt 2 khu vực phía Tây và phía Nam thuộc 9 xã của huyện Thường Xuân.Người dân xã Luận Khê (Thường Xuân) chăm sóc cây hoài sơn.Để quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQLRPH...

Nơi biến thời gian nông nhàn thành giá trị kinh tế

Hợp tác xã (HTX) Tiểu thủ công nghiệp Tân Phúc, nằm tại xã Tân Phúc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, là một mô hình kinh tế nổi bật, không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo ra những giá trị xã hội và kinh tế hiệu quả, ý nghĩa.Với việc tập trung vào các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan lát, chế biến sản phẩm thủ công, HTX Tiểu thủ công...

Đồn Biên phòng Hải Hòa tuyên truyền chống khai thác IUU

Với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho ngư dân về khai thác thủy sản theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế đối với các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, vùng biển quốc tế, thời gian qua Đồn Biên phòng Hải Hòa (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh) luôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về...

Dưới chân núi Chiếu Bạch

Cho đến tận ngày hôm nay, khi thời gian cùng biến ảo thời cuộc đã làm mất đi nhiều giá trị thì sự hiện diện của những ngôi chùa, đình, đền, bia đá cổ... trên nền bức tranh sơn thủy hữu tình vẫn đủ sức vẽ nên một vùng danh lam thắng cảnh, lịch sử - văn hóa tiêu biểu, độc đáo dưới chân núi Chiếu Bạch (nay thuộc xã Yến Sơn, Hà Trung).Đền thờ Đô thống Thượng tướng...

Thực hiện Chiến lược phát triển thương mại cho nông sản

Để tạo bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tích cực hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước và quốc tế.Các sản phẩm của Công ty CP Mía đường Lam Sơn tham gia trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ CAEXPO lần...

Tăng tỷ trọng thương mại

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, thương mại - dịch vụ hiện chiếm khoảng 35% GDP của tỉnh và được xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế.Hoạt động thương mại, bán lẻ theo hướng hiện đại đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.Trong bức tranh phát triển của Thanh Hóa, sự nổi lên mạnh mẽ của các ngành thương mại - dịch vụ đã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất