Powered by Techcity

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En


Chiều 18/10, Ban Quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Bến En tổ chức Hội nghị tham vấn Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” và Quảng bá, xúc tiến du lịch tại VQG Bến En năm 2024.

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Các đại biểu tham dự hội nghị tham vấn Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En đến năm 20230, tầm nhìn đến 2045”.

Tiềm năng du lịch Bến En

VQG Bến En được thành lập theo Quyết định số 33/CT, ngày 27/1/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). VQG Bến En có tổng diện tích 14.305,09ha thuộc địa bàn 2 huyện Như Xuân, Như Thanh. Bến En không chỉ có cảnh quan rừng và hang động trên các dãy núi đá vôi; mà yếu tố tạo điểm nhấn cho bức tranh thiên nhiên nơi đây là hồ nước rộng gần 3.000ha và 21 hòn đảo, bán đảo được bao quanh bởi ba cánh cung núi đá, núi đất và rừng.

Các đảo trên hồ là nơi trú ngụ của các loài động thực vật phong phú, đặc biệt, có nhiều loại động vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 và IUCN 2013… Đồng thời, sự kết hợp hài hòa giữa cấu trúc địa hình rừng, núi và hồ nước đã tạo cho Bến En một vùng tiểu khí hậu mát mẻ, thích hợp cho các hoạt động nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi.

Cùng với nguồn tài nguyên tự nhiên nổi bật, trong vùng đệm của VQG Bến En còn có hệ thống các di tích lịch sử – văn hóa như đền Khe Rồng, đền Phủ Sung, di tích Lò Cao kháng chiến Hải Vân; các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ Bến En có thể kết nối đến các di tích trên địa bàn huyện, tỉnh; du khách tham quan cảnh quan hồ và đa dạng sinh học bằng xuồng; các dịch vụ cắm trại, đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ cũng là những hoạt động thu hút được sự quan tâm của du khách…

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Ông Lê Công Cường, Giám đốc Ban Quản lý kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm VQG Bến En phát biểu tại hội nghị.

Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự hỗ trợ của các sở, ngành, địa phương và sự giúp đỡ của các đơn vị tư vấn, đến nay Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã cơ bản được định hình. Hội nghị tham vấn ý kiến của các chuyên gia sinh thái, du lịch cộng đồng, các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị du lịch lữ hành sẽ góp phần hoàn thiện đề án, sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Các đại biểu tham dự hội nghị

Phấn đấu trở thành điểm du lịch hấp dẫn

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đại diện đơn vị tư vấn Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển thuyết trình Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. Đề án với mục tiêu chung là VQG Bến En trở thành điểm du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đa dạng, mang đậm bản sắc riêng; tạo ra nguồn thu bền vững, nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ và phát triển rừng, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế; thúc đẩy tăng nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước tạo bước đệm cho Vườn Quốc gia Bến En.

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Lãnh đạo UBND huyện Như Thanh phát biểu tại hội nghị

Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030, tổng lượt khách ước đạt trên 100.000 lượt; khách lưu trú hơn 10.000 lượt (khách quốc tế khoảng 25%). Doanh thu từ dịch vụ du lịch trên 80 tỷ đồng (mức chi tiêu khoảng 800.000 đồng/ khách); lao động trực tiếp trên 500 người. Hoàn thành cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch, trong đó đưa vào hoạt động ít nhất 30 cơ sở dịch vụ lưu trú và ăn uống tại các điểm du lịch. Hoạt động du lịch tại VQG Bến En được kết nối với tất cả các điểm đến khác trên địa bàn hai huyện Như Thanh, Như Xuân và tỉnh Thanh Hóa. Duy trì độ che phủ rừng trên 74% và bảo vệ môi trường hồ sông Mực.

Đến năm 2045, tổng lượt khách đạt 800.000 lượt, khách lưu trú trên 150.000 lượt (khách quốc tế 30%). Doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên 800 tỉ đồng tính theo thời giá hiện tại (bình quân chi tiêu 1.000.000 đồng/khách); số lao động trực tiếp lĩnh vực du lịch trên 2.000 người tại các doanh nghiệp trọng điểm, hợp tác xã và cơ sở du lịch tư nhân. VQG Bến En trở thành trung tâm du lịch lớn của tỉnh với các sản phẩm chất lượng cao, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh, góp phần xây dựng huyện Như Thanh thành thị xã du lịch theo Quyết định số 1664/QĐ-UBND, ngày 16/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Định hướng phát triển các loại hình du lịch trọng tâm như: Du lịch sinh thái (cắm trại trong rừng, ven hồ, du thuyền trên mặt hồ); du lịch vui chơi giải trí (cáp treo, công viên nước trên hồ, trò chơi); du lịch cộng đồng (văn hóa bản địa, ẩm thực); du lịch văn hóa – lịch sử (các di tích danh lam thắng cảnh địa phương); du lịch nghỉ dưỡng – chăm sóc sức khỏe (nghỉ dưỡng, spa); du lịch thể thao, mạo hiểm (trên hồ, trong rừng); giáo dục môi trường (trồng cây). Đề án đã xác định các phân khu, điểm du lịch nội khu, ngoại khu; kết nối các tuor, tuyến, điểm với các địa phương lân cận như: Sầm Sơn, Nghi Sơn, Lam Sơn, và các khu du lịch lân cận trên địa bàn 2 huyện Như Thanh, Như Xuân… Đồng thời, định hướng lựa chọn và thuyết minh các điểm tham quan, du lịch.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung đánh giá tổng quát điều kiện và hiện trạng hoạt động du lịch tại rừng đặc dụng VQG Bến En, cho ý kiến đánh giá, góp ý vào Đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm 20230, tầm nhìn đến 2045”, cũng như đề xuất các giải pháp quảng bá, xúc tiến du lịch tại Bến En, góp phần để Bến En trở thành điểm đến hấp dẫn, phát triển.

Các đại biểu đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, Hiệp hội Du lịch tỉnh, các công ty du lịch lữ hành, Ban quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương, Phong Nha- Kẻ Bàng đề nghị VQG Bến En cần tiếp tục hoàn thiện về cơ sở vật chất, đẩy mạnh chiến lược truyền thông, tăng trải nghiệm dịch vụ; khai thác tiềm năng hiện tại, hướng đến phát triển du lịch xanh; chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, du lịch cần có sự tham gia của cộng đồng, cải thiện sinh kế; nâng cao nhận thức về môi trường, đa dạng sinh học cho du khách…

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Đồng chí Lê Văn Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Văn Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa cảm ơn sự tham gia góp ý của các đại biểu góp phần hoàn thiện để án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bến En đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đề án đi vào thực tiễn, hiệu quả, ông Lê Văn Thuận, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đề nghị Ban Quản lý VQG Bến En cần tiếp tục hoàn thiện đề án, trong lộ trình, mục tiêu đề ra trong đề án, nhất là các giải pháp về phát triển du lịch đảm bảo các quy định, quy chế trong công tác quản lý, bảo tồn sinh thái VQG; tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng…

Trong khuôn khổ của hội nghị tham vấn đề án, các đại biểu tham quan các điểm du lịch tại Bến En.

Một số hình ảnh về Bến En:

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Khách du lịch tham quan Bến En tại đập Bến Mẫy

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Du khách đi xuồng trên lòng hồ sông Mực

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Du khách tham quan, trải nghiệm du lịch Bến En

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Bến En được ví như “Hạ Long” trên cạn của xứ Thanh

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Bức tranh thiên nhiên đẹp ở Bến En, với nhiều hòn đảo lớn nhỏ

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Trải nghiệm ở Bến En

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Khám phá giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thuộc các xã vùng đệm VQG Bến En. Hình ảnh: Bà con dân tộc Thái xã Xuân Thái biểu diễn khua luống.

Tham vấn Đề án Du lịch sinh thái và quảng bá, xúc tiến tại Vườn Quốc gia Bến En

Du khách tham quan, trải nghiệm du lịch Bến En

Ngọc Huấn



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tham-van-de-an-du-lich-sinh-thai-va-quang-ba-xuc-tien-tai-vuon-quoc-gia-ben-en-228008.htm

Cùng chủ đề

Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) góp ý về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự...

Chiều 23/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).Tham gia góp ý, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh thống nhất cao với báo cáo...

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập huấnTrong...

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập...

Nỗ lực giải ngân 100% đề án khuyến công

Nhiều năm qua, các đề án khuyến công đã thể hiện tốt vai trò trong chuyển giao công nghệ sản xuất, là trợ lực quan trọng trong phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT), thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2024, với quyết tâm hoàn thành giải ngân 100% vốn các chương trình, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng (TTKC&TKNL) Thanh...

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực bứt tốc

Không nằm ngoài ảnh hưởng do mưa bão gây ra trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng bị gián đoạn. Để đạt được mục tiêu kinh doanh năm 2024, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực mở rộng thị trường khách, nâng cao chất lượng dịch vụ và hình thành chuỗi sản phẩm du lịch mới nhằm thu hút khách.Doanh nghiệp du lịch Thanh Hóa tham...

Cùng tác giả

Cuộc đối thoại của các đối tác phát triển

Diễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp: Cuộc đối thoại của các đối tác phát triểnDiễn đàn Báo chí và Doanh nghiệp đồng hành vì Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc năm 2024 có chủ đề “Nâng cao chất lượng thông tin về kinh tế và doanh nghiệp trên báo chí”. Câu hỏi của báo chí “Chúng tôi luôn yêu cầu các thông tin được kiểm tra hai chiều, nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả lời....

[Bản tin 18h] Thanh Hóa giới thiệu, kết nối sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn với người tiêu dùng

24/10/2024 18:00(Baothanhhoa.vn) - Bản tin hôm nay sẽ chuyển tới quý vị những thông tin đáng chú ý sau: Thống nhất chương trình kỳ họp cuối năm hđnd tỉnh thanh hóa; 260 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, tp an toàn tại tp thanh hóa;... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/video/ban-tin-18h-thanh-hoa-gioi-thieu-ket-noi-san-pham-nong-san-thuc-pham-an-toan-voi-nguoi-tieu-dung-228526.htm

Giảm 6 đơn vị cấp huyện và 233 đơn vị cấp xã của 21 địa phương

Chiều 24/10, với tỷ lệ 100% thành viên biểu quyết tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. 21 địa phương gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình,...

Thống nhất chương trình kỳ họp thứ 23 HĐND  tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

Chiều 24/10, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thứ 29 để thống nhất nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 23 - kỳ họp thường lệ cuối năm. Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dự và chỉ đạo. Đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phiên họp.Toàn cảnh phiên họp.Các đại biểu dự...

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học

Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ (KH&CN) vào phát triển sản xuất đã khẳng định được ưu thế vượt trội và yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, sản lượng và tăng giá trị của sản phẩm.Khu sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa).Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, huyện Hoằng Hóa đã...

Cùng chuyên mục

Khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường 

Sáng 24/10, tại xã Yên Trường (Yên Định) đã tổ chức khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử, địa điểm đón Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Yên Trường ngày 11/12/1961.Các đại biểu dự lễ khởi công dự ánThanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt. Người đã 4 lần về thăm, biểu dương thành tích của Đảng bộ và Nhân dân Thanh Hóa trong...

Lực lượng cộng tác viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh

Ngày 24/10, tại TP Thanh Hóa, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh đã tổ chức hội nghị gặp mặt cộng tác viên (CTV) năm 2024. Đây là hoạt động thường niên nhằm để đánh giá và nhìn lại một năm hoạt động của Tạp chí, cũng là dịp khích lệ và tri ân sâu sắc tới lực lượng CTV trong và ngoài tỉnh đã hăng hái cộng tác với Tạp chí trong suốt thời gian qua. Tạp chí Văn...

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập huấnTrong...

Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể tại huyện Như Thanh.Các đại biểu dự lớp tập huấn.Dự lớp tập huấn có 80 học viên là công chức văn hóa xã, già làng, trưởng thôn, nghệ nhân và những người am hiểu giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Như Thanh.Toàn cảnh lớp tập...

Xây dựng sản phẩm du lịch huyện Thạch Thành gắn liền với tiềm năng và giá trị văn hóa đặc trưng

Sáng 23/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá, định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng huyện Thạch Thành.Toàn cảnh hội nghị.Tham dự hội nghị có đông đảo các chuyên gia du lịch trong nước và đại diện doanh nghiệp du lịch lữ hành tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.Đại biểu tham dự hội nghị.Tiềm năng phát...

Đổi mới công tác tuyên truyền lưu động

Để tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đến với Nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (VH,TT,TT&DL) trong tỉnh đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền lưu động (TTLĐ).Xe tuyên truyền lưu động của các địa phương tham...

Khơi nguồn cảm hứng ẩm thực

Có lẽ bất cứ ai đã từng đặt chân đến khu nghỉ dưỡng cũng đều phải thốt lên một từ “đẹp”, đẹp huyền ảo, đẹp đến xao xuyến lòng người. LAMORI Resort & Spa nằm ẩn mình sau những ngọn đồi Lam Kinh xinh đẹp và đầy thơ mộng. Khu nghỉ dưỡng không chỉ “ghi điểm” với du khách bởi phong cảnh hữu tình và khí hậu trong lành. Mà hơn hết, nơi đây còn chính là “thánh địa”...

Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa

Nguồn lực văn hóa là “động lực nội sinh phát triển bền vững đất nước”, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã dành sự quan tâm đặc biệt, khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa.Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (Thọ Xuân) được quan tâm đầu tư trở thành trọng điểm du lịch văn hóa hấp...

Ngân nga… điệu chèo

Các câu lạc bộ (CLB) văn hóa, văn nghệ dân gian được xem như “hạt nhân” của phong trào văn nghệ quần chúng, thúc đẩy cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Và chính hoạt động sôi nổi, tích cực của các CLB này đã góp phần quan trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo.Các thành viên CLB chèo thờ đền Mưng,...

Tạo “sân chơi” âm nhạc cho thế hệ trẻ

Vượt qua những rào cản về ngôn ngữ hay văn hóa, âm nhạc nhẹ nhàng đi sâu vào đời sống tinh thần của mỗi con người, trở thành ngôn ngữ chung của toàn nhân loại. Những năm qua, nhiều chương trình, cuộc thi về âm nhạc mang tính chuyên nghiệp, bài bản đã và đang được các trường học, đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức thực hiện, góp phần khơi dậy tình yêu, niềm đam mê âm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất