Powered by Techcity

Tết ơi, tết à!


Tết – một danh từ rất chung mà cũng rất riêng, là tiếng gọi thiêng liêng của đất trời, lòng người. Để rồi hôm nay và mãi về sau, dẫu người già hay con trẻ, miền xuôi hay miền ngược hoặc bất kỳ nơi đâu, những người con đất Việt sẽ cùng hòa chung vào mạch nguồn văn hóa thẳm sâu, hướng về nguồn cội trong những ngày tết đến xuân sang, cùng hát vang khúc ca đón chào năm mới…

Tết ơi, tết à!Niềm vui du xuân trong những ngày tết đến, xuân về. Ảnh: Đăng Khoa

Rộn ràng tết vùng cao

Cô gái Thái Lương Ngọc Hân 31 tuổi là bà chủ của quán ăn khá đông khách ở thị trấn Sơn Lư (Quan Sơn). Tết đã cận kề nhưng hai vợ chồng Hân vẫn tất bật với hàng quán từ sáng đến đêm, bụng bảo dạ: “Bán buôn thêm ít ngày nữa cho trọn năm”. Nói vui vậy thôi nhưng đôi trẻ cũng náo nức, rộn ràng sắm sanh, chuẩn bị chu đáo cho những ngày vui tết, đón xuân sắp tới. Ngọc Hân chia sẻ: “Công việc thì cứ ngày gối ngày chứ cả năm mới có dịp vui xuân, đón tết. Đây không chỉ là dịp để mọi người được nghỉ ngơi sau những ngày tất bật lo cơm áo gạo tiền mà còn là dịp để gia đình được quây quần bên nhau”.

Hân sinh ra và lớn lên trong lòng văn hóa Thái. Cô giới thiệu về quê hương, về dân tộc mình và cách người Thái vui xuân đón tết với tất cả niềm tự hào, yêu mến: “Miền biên viễn Quan Sơn là nơi có 4 dân tộc Kinh, Mường, Thái, Mông cùng sinh sống; dân tộc Thái chiếm hơn 80% dân số. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái, trong đó có nhiều phong tục, nghi lễ, ẩm thực, trang phục, các trò chơi trò diễn dân gian mỗi dịp tết đến, xuân về”.

Hòa chung không khí của mọi người, mọi nhà trên mọi miền Tổ quốc, từ ngày 25 tháng Chạp, khắp các bản làng người Thái nhộn nhịp, tất bật chuẩn bị cho dịp lễ lớn nhất trong năm như: lên rừng đốn củi để trữ, hái lá dong, tháo ao bắt cá, làm thịt lợn, trâu, bò… Rồi khi củi đã trữ đầy, lá dong đã xanh một góc nhà, thịt lợn, trâu, bò đã báo hiệu một cái tết đủ đầy, người dân nơi đây xúng xính váy áo “xuống chợ”. Phiên chợ cuối năm rực rỡ sắc màu của trang phục truyền thống, đa dạng các sản vật địa phương, phong phú hương vị món ăn, nhộn nhịp không khí bán mua…

Cùng với tiếng nói, chữ viết thì trang phục, ẩm thực là những “chỉ dấu” quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Ngọc Hân cho biết: “Các món ăn trong ngày tết của người Thái Quan Sơn thường có xôi, bánh chưng, thịt trâu, bò gác bếp, cá đồ, rêu đồ… Đặc biệt, cá nướng là món ăn không thể thiếu”. Đồng bào Thái cũng có rất nhiều phong tục vui xuân đón tết độc đáo. Ví như vào buổi sáng mùng 1 tết, gia chủ sẽ làm lễ cúng, vừa để báo cáo tình hình vừa gọi mời ông bà tổ tiên về ăn tết, chung vui với gia đình. Đồng thời, thông qua đó, gia chủ cũng tỏ lòng thành kính, biết ơn ông bà tổ tiên và gửi gắm những mong cầu, ước vọng về một năm mới an khang thịnh vượng… Những trò chơi, trò diễn dân gian như: ném còn, nhảy sạp, hát khặp,… đã góp phần vẽ nên bức tranh xuân trên miền sơn cước thật sinh động, mang đậm sắc thái văn hóa riêng.

Tết trong lòng những người con xa xứ

Trong tâm thức người Việt, điều quý giá nhất vào mỗi dịp tết là được sum vầy bên gia đình, người thân. Với những người con xa xứ, nỗi mong ngóng, khát khao ấy càng mãnh liệt hơn bao giờ.

Tết ơi, tết à!Công đoàn Báo Thanh Hóa tổ chức Ngày hội bánh chưng xanh. Ảnh: Tô Dung

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này là năm đầu tiên mà cô gái Nguyễn Thị Kiều Anh 25 tuổi (Lang Chánh) không ở bên gia đình. Nước Úc, vùng đất nằm ở phía Nam bán cầu, nơi Kiều Anh đang sinh sống và học tập nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nền văn hóa đa dạng cùng những con người thân thiện, dễ mến. Nhưng tất cả điều ấy không thể khỏa lấp được tình yêu và nỗi nhớ của cô gái trẻ. Từng ký ức, kỷ niệm về tết cứ thế dâng đầy trong tâm tưởng, rưng rưng nơi khóe mắt, tưởng chừng lúc này mà nghe giọng mẹ hỏi han qua điện thoại là khóc òa như con nít…

Cũng như đông đảo du học sinh khác, Kiều Anh phải tự mình mạnh mẽ vượt qua, học cách quen dần với cảm giác nhớ nhà, nhớ hương vị tết cổ truyền dân tộc. Kiều Anh tâm sự: “Cảm xúc đầu tiên của những người con đón tết xa nhà như em chắc chắn là sẽ nhớ gia đình, nhớ bạn bè và nhớ cảm giác tụ họp, đoàn viên mà có lẽ nhiều người đã đợi cả năm mới có dịp trở về, đoàn tụ. Thông thường trong giai đoạn này, hầu hết các bạn du học sinh sẽ quay trở về Việt Nam ăn tết cùng gia đình. Tuy nhiên, các công ty hay doanh nghiệp tại Úc vẫn hoạt động như bình thường nên em nghĩ đây cũng là thời điểm thích hợp để tìm kiếm công việc, có cơ hội rèn luyện bản thân”. Bên cạnh đó, Kiều Anh cũng tò mò và muốn khám phá thêm người Việt ở nước ngoài hay những người nước ngoài có nét tương đồng trong phong tục, tập quán sẽ đón tết như thế nào. Kiều Anh chia sẻ: “Cộng đồng du học sinh nơi em đang sinh sống, theo học đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên rất đa dạng về văn hóa. Tại một số khu người Việt Nam hay người Trung Quốc đều có tổ chức các hoạt động vui Tết Nguyên đán. Em sẽ cùng bạn bè tham gia các hoạt động này”.

Xuân đã la đà, tết đã chạm ngõ mọi nhà, lòng người đã hân hoan trong niềm vui sướng sắp sửa đón chào năm mới. Xuân – tết vẫn là một dịp đặc biệt để gắn kết, xóa nhòa “khoảng cách thế hệ”, khoảng cách địa lý. Đó là khi mà tất cả chúng ta được “sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể”, hướng về giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được trao truyền và tiếp nối tự ngàn đời.

Đăng Khoa



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/tet-oi-tet-a-238071.htm

Cùng chủ đề

Truyền thống dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết

Với quan niệm “tống cựu nghênh tân” để đón một năm mới ngập tràn may mắn, mỗi dịp tết đến xuân về, người dân Việt lại tất bật dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của bao thế hệ người dân Việt.Nhiều trẻ em được trải nghiệm dọn nhà cùng bố mẹ...Công việc cuối năm bận rộn nên năm nào cũng cận tết vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương...

Nông dân trồng nấm chuẩn bị cho vụ tết

Những ngày cuối năm, tại các hộ trồng nấm ở Thanh Hóa, không khí làm việc trở nên hối hả hơn bao giờ hết. Người dân đang tập trung mọi công đoạn chuẩn bị để bảo đảm vụ nấm đạt chất lượng tốt nhất, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán.Mô hình trồng nấm của hộ nông dân tại xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa).Nghề trồng nấm ở Thanh Hóa đã phát...

Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của thị xã công nghiệp

Việc xây dựng con người thị xã Bỉm Sơn có nếp sống văn minh đô thị được triển khai gắn với các phong trào, cuộc vận động do các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể phát động. Trong đó nổi bật là gắn với việc thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).Phong trào VHVN phát triển rộng khắp ở các khu dân cư trên địa...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Chào năm mới

Tối 31/12, tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Chào năm mới - 2025”. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; các đồng chí lãnh đạo TP Thanh Hóa, huyện Đông Sơn cùng đông đảo Nhân dân.Trong không khí hân hoan chào đón năm mới 2025, các đại biểu và đông đảo Nhân dân thành phố đã cùng nhau nhìn lại những thành...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 31/12/2024

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (31/12), diễn ra Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII; TP Thanh Hóa tổ chức chương trình “Chào năm mới - 2025”. Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-31-12-2024-235405.htm

Cùng tác giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh...

Sáng 26/1, tại huyện Ngọc Lặc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến dự chương trình tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, do Ủy ban MTTQ Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp tổ chức.Thủ tướng Phạm Minh Chính với Nhân dân các dân tộc huyện Ngọc Lặc.Thủ tướng...

Truyền thống dọn dẹp, trang trí nhà cửa đón Tết

Với quan niệm “tống cựu nghênh tân” để đón một năm mới ngập tràn may mắn, mỗi dịp tết đến xuân về, người dân Việt lại tất bật dọn dẹp và trang trí nhà cửa. Đây đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của bao thế hệ người dân Việt.Nhiều trẻ em được trải nghiệm dọn nhà cùng bố mẹ...Công việc cuối năm bận rộn nên năm nào cũng cận tết vợ chồng anh Nguyễn Văn Phương...

Nhộn nhịp phiên giao dịch tài chính cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Những ngày này, không khí làm việc tại tất cả các điểm giao dịch của Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) trở nên khẩn trương, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Bởi đây là những phiên giao dịch tài chính cuối cùng của năm cũ, trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 để kịp thời giải ngân nguồn vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 26/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 26/1/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-26-1-2025-238129.htm

Dấu ấn hoạt động xúc tiến đầu tư

Nhiều năm gần đây, Thanh Hóa tiếp tục ghi dấu ấn xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Cách làm này đã đưa lại những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh.Hiệp hội Xuất nhập khẩu máy móc và sản phẩm điện tử Trung Quốc tìm hiểu về quy hoạch KKTNS.Năm 2024, hoạt động đối ngoại tiếp tục được tỉnh Thanh Hóa quan tâm đặc biệt. Lãnh đạo tỉnh đã tiếp...

Cùng chuyên mục

Cuối năm đi chợ Thiều “mua may bán rủi”

Chợ Thiều ở làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) chỉ họp duy nhất một lần trong năm vào ngày 26 tháng Chạp. Được xem là phiên chợ cầu may với ý nghĩa tâm linh nên ai cũng náo nức với phiên chợ độc đáo này.Một góc chùa Sùng Ân ở làng Thiều Xá.Tích truyệnNằm bên hữu ngạn dòng sông Lèn, bên kia là núi Bình Lâm, làng Thiều Xá, xã Cầu Lộc (Hậu Lộc) là vùng đất...

Cơ hội phát triển du lịch mới trong năm 2025

Năm 2025 du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón 16 triệu lượt khách, tổng thu 45,5 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu này được xây dựng một phần xuất phát từ những tiềm năng, cơ hội mới đang chờ được khai thác.Khu nghỉ dưỡng Lamori Resort & Spa (Thọ Xuân) với đa dạng trải nghiệm, dịch vụ đẳng cấp mới được đưa vào khai thác phục vụ du khách.Một trong những lợi thế của du lịch Thanh Hóa là...

Cầu vồng trong đêm

Sự xuất hiện của một “vật thể bay” đã làm xôn xao cả cộng đồng yêu du lịch, khiến bất cứ ai cũng phải tò mò. “Vật thể bay” ấy chẳng phải phi thuyền từ hành tinh xa xôi, mà là tòa tháp “UFO” mới tinh tại LAMORI Resort & Spa.Tọa lạc giữa những điểm đến danh giáTòa tháp UFO án ngữ tại vị trí đắc địa gần sân bay Sao Vàng và Khu di tích Lam Kinh, hệt...

Để mùa xuân văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển

Năm 2025 tỉnh Thanh Hóa dự kiến tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó mùa xuân gắn với các lễ hội truyền thống và các hoạt động tái hiện tết xưa phục vụ du khách dịp đầu xuân.Việc làm này cho thấy hoạt động văn hóa tổ chức trong mùa xuân có vai trò hết sức quan trọng đối với “ngành...

Du xuân trên vùng đất sử thi

Chào đón mùa xuân mới vùng đất Thanh Hóa mang trong mình sức sống bừng nở, tựa đuôi khổng tước rực rỡ vươn dài trên tấm thảm ba màu: đất, trời và nước.Tỏa hương sắc chuẩn bị sang xuân.“Vịnh ngọc” giao mùaTừ trên cao nhìn xuống, LAMORI Resort & Spa xòe rực rỡ bên hồ Vua Lê trong veo. Dường như mọi đường nét kiến trúc ở đây đều chú trọng tôn vinh vẻ đẹp nguyên sơ, kết nối...

Đài không lưu phiên bản Galaxy

Nhắc đến huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), hầu như ai cũng nghĩ ngay đến Lam Kinh – mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi từng in dấu những trang sử hào hùng của dân tộc qua các triều đại thời Hậu Lê rực rỡ. Thế nhưng, giữa không gian cổ kính ấy, giờ đây lại xuất hiện một “vật thể bay” khiến bao người ngỡ ngàng: Tháp UFO tại LAMORI Resort & Spa như một nét chấm phá hiện...

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài cuối)

“Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu...

Nghị quyết số 17-NQ/TU về văn hóa và con người Thanh Hóa: Từ nhận thức đến hành động (Bài 2)

Trong quá trình phát triển đất nước, văn hóa và con người luôn được Đảng và Nhà nước ta đặt ở vị trí trung tâm - “hệ điều tiết của quá trình phát triển”. Và đây cũng là những nhân tố căn bản, góp phần kiến tạo nên môi trường tiến bộ, văn minh làm động lực căn bản cho mọi sự phát triển bền vững.Cổng làng Đông Cao (Nông Cống) - làng văn hóa đầu tiên của tỉnh...

Thanh Hóa: Truyền hình trực tiếp “Tết Sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025

Tối ngày 20/1/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025. Chương trình được kết nối trực tuyến tại 3 điểm cầu gồm: Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Trung tâm hội nghị huyện Quan Sơn và Trung tâm hội nghị huyện Yên Định.Tham dự chương trình có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó...

Triển lãm sách, báo Xuân Ất Tỵ 2025 tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa

Sáng 21/1, Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức khai mạc triển lãm sách, báo xuân và lễ hội thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025.Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc.Tại triển lãm lần này, Thư viện tỉnh trưng bày, giới thiệu hơn 250 bản báo xuân của các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các sách, báo đều có nội dung phong phú, hấp dẫn,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất