Powered by Techcity

Tăng cường quản lý, bảo vệ cổ vật, đồ thờ tại các di tích

Là tỉnh có số lượng di tích lớn nên việc quản lý, bảo vệ cổ vật, đồ thờ tự tại di tích được các địa phương trên địa bàn tỉnh chú trọng. Trong đó, nhiều địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất cắp hiện vật, cổ vật, đồ thờ tự hoặc việc tổ chức, cá nhân tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.

Tăng cường quản lý, bảo vệ cổ vật, đồ thờ tại các di tíchNhiều hiện vật tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn (Thọ Xuân) được trưng bày bằng hình ảnh phục vụ Nhân dân và du khách tham quan, tìm hiểu.

Thọ Xuân là một trong những địa phương có số lượng di tích lớn trên địa bàn tỉnh, với hơn 250 di tích, địa điểm di tích đã được kiểm kê, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là Lam Kinh và đền thờ Lê Hoàn. Những năm qua, huyện đã tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, nhất là hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bảo đảm thực hiện nghiêm quy định của Luật Di sản văn hóa, Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 và Văn bản số 4730/UBND-VX ngày 8/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng với đó, huyện huy động nhiều nguồn lực để trùng tu, tôn tạo, phát huy các giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý cổ vật, đồ thờ tự tại các di tích.

Khu Di tích lịch sử Lam Kinh với số lượng hiện vật, đồ thờ tự lớn, trong đó có 5 bảo vật quốc gia gồm: bia Vĩnh Lăng (bia ghi thân thế sự nghiệp vua Lê Lợi); bia Khôn Nguyên Chí đức (bia Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao); bia Chiêu Lăng (bia vua Lê Thánh tông); bia Dụ Lăng (bia vua Lê Hiến tông); bia Kính Lăng (bia vua Lê Túc tông). Đây là những hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học nên được bảo vệ và bảo quản theo chế độ “đặc biệt”. Ban Quản lý di tích cũng chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay bảo vệ bảo vật quốc gia nói riêng, di tích nói chung.

Trưởng Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh Nguyễn Xuân Toán cho biết: “Trong những năm qua, cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, ban quản lý đặc biệt chú trọng công tác quản lý, bảo vệ di vật, cổ vật, đồ thờ tự tại khu di tích. Đối với khu vực hiện đang bảo quản, phát huy giá trị các bảo vật quốc gia trong khu di tích chúng tôi đều lắp đặt camera giám sát và có hàng rào kỹ thuật bằng gỗ, có biển báo hướng dẫn du khách tham quan nhằm tránh những tác động trực tiếp làm ảnh hưởng đến hiện vật. Riêng bia vua Lê Túc tông hiện đang nằm ở xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc), được ban quản lý phối hợp chặt chẽ với Nhân dân và chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ. Ngoài ra, hàng năm chúng tôi đều tiến hành kiểm kê toàn bộ hiện vật tại khu di tích và bố trí nhân viên túc trực tại các khu vực thờ tự, dâng hương để quản lý, hướng dẫn khách tham quan”.

Còn tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập) hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như: Lệnh chỉ, địa tự, hương án, chóe, đĩa, bát cổ, 14 đạo sắc phong của các đời vua từ năm 1674 đến 1887 và một chiếc đĩa đá tương truyền là của vua nhà Tống tặng vua Lê Đại Hành. Cùng với đó, bên trong đền còn có hai tấm bia đá cổ, một bia nhỏ dựng năm 1601 do Phùng Khắc Khoan soạn khắc ghi ruộng đất hương hỏa thờ cúng vua nhà Tiền Lê; tấm bia thứ 2 soạn năm 1626 là “Lê Đại Hành Hoàng đế miếu điện bi” khắc ghi công đức, sự nghiệp của đức vua Lê Đại Hành trong thời gian trị vì. Tuy nhiên, ngoài 2 tấm bia đá cổ, các hiện vật như hương án, đĩa, bát cổ, sắc phong… và đặc biệt là chiếc đĩa đá tương truyền là của vua Tống tặng đã được địa phương bảo quản chặt chẽ tại phòng riêng, bảo mật bằng nhiều lớp cửa.

Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Lập Tống Cảnh Tiến cho biết: “Từ năm 2017 đến nay, một số hiện vật tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Lê Hoàn được bảo vệ, cất giữ tại khu vực riêng nhằm tránh hư hỏng hay bị xâm hại từ thời tiết và con người. Tuy nhiên, các hiện vật được cất giữ đã được trưng bày bằng hình ảnh tại đền thờ Lê Hoàn, phục vụ Nhân dân và du khách trong việc tham quan, tìm hiểu di tích. Cùng với đó, xã cũng bố trí 2 thủ từ thường xuyên trông coi, bảo vệ di tích và hướng dẫn Nhân dân, du khách đến dâng hương, vãn cảnh hàng ngày”.

Có thể nói, trong những năm qua, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng dân cư nơi có di tích. Đến nay, nhiều di tích được đầu tư tu bổ, phục hồi, tôn tạo gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong các tầng lớp Nhân dân, đồng thời quảng bá sâu rộng về hình ảnh đất và người xứ Thanh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây ở một số địa phương, công tác quản lý di tích vẫn còn thiếu chặt chẽ, làm nảy sinh tình trạng lộn xộn, phức tạp, ảnh hưởng đến di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Trong đó nổi cộm là tình trạng đưa các hiện vật, đồ thờ, nội thất không phù hợp vào di tích và mất cắp di vật, cổ vật, gây ảnh hưởng tới giá trị và việc gìn giữ yếu tố gốc, giá trị văn hóa – lịch sử của di tích. Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 và Văn bản số 4730/UBND-VX ngày 8/4/2022, yêu cầu các sở, ngành chức năng, chính quyền các địa phương tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng có liên quan và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch… Đồng thời thường xuyên phối hợp tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, phát huy giá trị di tích trên địa bàn.

Bài và ảnh: Hoài Anh

Nguồn

Cùng chủ đề

Bầu các chức danh chủ chốt HĐND và UBND thành phố

Sáng 1/1, HĐND TP Thanh Hoá đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất, HĐND TP Thanh Hoá, nhiệm kỳ 2021-2026 (sau khi nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hoá) để kiện toàn bộ máy chính quyền của TP Thanh Hoá và quyết định các nội dung theo quy định của pháp luật.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Trưởng, phó các Ban HĐND thành phốDự kỳ họp có...

Đêm pháo hoa chuyển giao

Giờ phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, những tràng pháo hoa rực rỡ sắc màu bừng sáng trên bầu trời TP Thanh Hóa. Thời khắc năm mới 2025 đã tới, cũng chính là thời điểm huyện Đông Sơn chính thức sáp nhập vào TP Thanh Hóa, mở ra một chương mới đầy hứa hẹn - thời khắc mãi mãi không bao giờ quên.Dưới đây là hình ảnh màn bắn hoa rực rỡ tại Quảng trường Lam...

Triển khai nhiệm vụ tài chính

Chiều 31/12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Tài chính chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành tài chính năm 2025. (Ảnh:...

[Cập nhật] – Triển khai nhiệm vụ tài chính

Chiều 31/12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị.Dự hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với nông dân

Sáng 31/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 với chủ đề: “Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới".Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu tại điểm cầu Hà Nội.Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng hơn...

Cùng tác giả

Năm 2025, chuyển 2 bệnh viện tại Thanh Hóa thành bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội

Theo Quyết định số 1704/QĐ-TTg, giai đoạn đến hết năm 2025, Bộ Y tế sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện: Bệnh viện 71 Trung ương, Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương chuyển thành các bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội.Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Trung ương tại Thanh Hóa.Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày...

Hai địa phương của Thanh Hóa được đầu tư gần 103 tỷ đồng xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1696/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân các cấp (giai đoạn 1). Theo quyết định, tỉnh Thanh Hóa có 2 địa phương được đầu tư xây dựng trụ sở làm việc Toà án nhân dân cấp huyện.Sẽ xây dựng trụ sở làm việc TAND TP...

Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn...

Nhân dịp đón Năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết “Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”. Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.Những kết quả quan trọng, toàn diện, nổi bật đạt được trên các lĩnh vực trong bối cảnh khó khăn,...

Văn hóa khẳng định vai trò “nền tảng”

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh kiểu mẫu, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của văn hóa. Qua đó, từng bước tạo “động lực” cho sự phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.Người dân TP Thanh Hóa tham gia Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Những “trái ngọt” từ mạch nguồnXứ Thanh được ví như “cái nôi” văn hóa với nền văn hóa Đông Sơn - một...

Sôi động các công trình trọng điểm

“Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, Thanh Hóa đã “quyết thắng” cùng cả nước đưa những công trình kiến thiết kỳ vĩ “thần tốc” về đích, đưa khát vọng “vươn cao, bay xa”...Đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa.Niềm vui toàn dân tộc trong “khúc ca khải hoàn” ngày Quốc Khánh năm nay vỡ òa trong “tin chiến thắng”, khi cả nước hân hoan khánh thành công trình trọng điểm - Đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng...

Cùng chuyên mục

Văn hóa khẳng định vai trò “nền tảng”

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh kiểu mẫu, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của văn hóa. Qua đó, từng bước tạo “động lực” cho sự phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.Người dân TP Thanh Hóa tham gia Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Những “trái ngọt” từ mạch nguồnXứ Thanh được ví như “cái nôi” văn hóa với nền văn hóa Đông Sơn - một...

Rộn ràng ngày đầu năm mới 2025 tại các khu, điểm du lịch

Ghi nhận trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, tại nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nhộn nhịp đón khách tham quan. Trong đó, các điểm đến nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi, giải trí và văn hóa lịch sử, tâm linh được đông đảo du khách lựa chọn.Sau bữa tiệc Countdown chào năm mới vào tối qua, buổi sáng đầu tiên của năm mới 2025 tại Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Samson...

Trao giải Cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”

Sau 6 tháng phát động cuộc thi, đến ngày 28/3/2024, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được 16 mẫu phác thảo của 13 tác giả/nhóm tác giả trên cả nước. Hội đồng nghệ thuật đã họp, xét chọn 10 tác phẩm của 9 tác giả tham gia vào bước 2 và xếp giải.Các đại biểu tham dự lễ trao giải.Chiều 31/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ công bố và trao giải...

Về một số từ láy “nôn nao”, “cồn cào”, “cơ cực”, “cục cằn”

Trong chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa số trước, chúng tôi đã nêu ra bốn từ ghép bị Từ điển từ láy tiếng Việt nhận lầm là từ láy: cãi cọ, cay cú, cắm cúi, câu kéo. Trong bài này chúng tôi tiếp tục phân tích nghĩa đẳng lập của 4 từ: nôn nao, cồn cào, cơ cực, cục cằn (phần để trong ngoặc kép sau số mục là nguyên văn của Từ điển từ láy tiếng Việt...

Ngọc Lặc phát triển phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng

Phong trào văn nghệ, thể dục - thể thao quần chúng trên địa bàn huyện Ngọc Lặc ngày càng phát triển sâu rộng, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút đông đảo người dân tham gia luyện tập, từ đó góp phần xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.Hoạt động văn nghệ, thể dục - thể thao được UBND xã Thạch Lập tổ chức, thu hút đông...

Độc đáo những cung đường mang tên các loài “hoa” ở LAMORI

LAMORI Resort & Spa không chỉ có những công viên hoa rực sắc 4 mùa mà “Kỳ quan nghỉ dưỡng” này còn có những cung đường rất đặc biệt, khi tên gọi nơi đây được đặt theo tên các loài hoa. Điều đó đã tạo thêm sức hấp dẫn, lãng mạn cho khu nghỉ dưỡng mới nổi này.Ngất ngây cung đường đẹp như tranh.Xưa nay người ta vốn quen với tên các con đường gắn liền với các nhân...

Từ chuỗi sự kiện mơ về con số thực

Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị công bố chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025, nhằm tạo ra một “đường ray” thu hút các đoàn tàu đưa du khách đến với xứ Thanh.Theo đó, trong số 150 sự kiện công bố tại hội nghị dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hóa, 25 sự kiện thể thao và...

Năm 2025, Thanh Hóa tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch

Trong số 150 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch (VH,TT&DL) dự kiến tổ chức trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 có 89 sự kiện văn hoá, 25 sự kiện thể thao và 36 sự kiện du lịch nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách, góp phần lan toả thông điệp “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” .Toàn cảnh hội nghị.Chiều 25/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm...

Sáng 25/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.Năm 2024,...

Hạc Thành xưa – TP Thanh Hóa nay

TP Thanh Hóa hôm nay, vùng đất của người Việt cổ cách đây hàng chục vạn năm, trong suốt chiều dài lịch sử ấy không chỉ là nét văn hóa, đất và người mà còn là khí thiêng sông núi, tinh hoa hội tụ. Những nguồn lực nội sinh ấy là động lực để văn hóa du lịch phát triển trên mảnh đất này.Hạc Thành những năm đầu thế kỷ XX. Ảnh: Tư liệuMiền trầm tích văn hóaCách đây...

Tin nổi bật

Tin mới nhất