Powered by Techcity

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa: Nâng cao chất lượng và thứ hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Thanh Hóa, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Minh Nghĩa tham luận tại hội nghị.

Luỹ kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thu hút được hơn 2.300 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650.000 tỷ đồng; trong đó, có 149 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,6 tỷ USD. Thanh Hoá hiện là tỉnh đứng thứ 8 của cả nước về thu hút vốn FDI. Các dự án đi vào vận hành đã trở thành động lực chính đưa quy mô nền kinh tế của tỉnh Thanh Hóa luôn trong top 10 của cả nước.

Tuy nhiên hiện nay, môi trường đầu tư kinh doanh, chất lượng phục vụ doanh nghiệp, người dân vẫn chưa đạt kỳ vọng, còn tồn tại những hạn chế: Chỉ số PCI giảm bậc liên tục trong vài năm gần đây, đặc biệt một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh môi trường đầu tư kinh doanh như tiếp cận đất, chi phí không chính thức…; các quy hoạch chưa đồng bộ, làm chậm quá trình đầu tư kinh doanh; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm được đầu tư; công tác giải phóng mặt bằng còn chậm; công tác hỗ trợ nhà đầu tư làm thủ tục pháp lý còn hạn chế; một số đơn vị còn né tránh tránh nhiệm trong tham mưu quy trình, tham gia ý kiến, làm chậm trễ quá trình giải quyết thủ tục đầu tư.

Trong thời gian tới, để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, các cấp, các ngành trong tỉnh cần nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp: giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí không chính thức và chi phí thời gian cho nhà đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn, tạo sự thân thiện, tin tưởng của người dân, doanh nghiệp với chính quyền địa phương; nâng cao chất lượng lập và sớm phê duyệt các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng.

Cùng với đó, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; nâng cao tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các ngành, các cấp trong thực hiện vai trò trách nhiệm hỗ trợ, đồng hành cùng với doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã ban hành; rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới một số cơ chế, chính sách, nhất là các cơ chế, chính sách về sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ đầu tư các hạ tầng thiết yếu…để DN thuận lợi đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường: Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Văn Cường tham luận tại hội nghị.

Từ định hướng của Trung ương và của tỉnh, ngành nông nghiệp đã cùng với các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Tuy nhiên, qua thực tế sản xuất cho thấy, việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị vẫn còn những hạn chế, đó là: Chưa có sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, sản lượng lớn, có thương hiệu để giới thiệu, quảng bá và cạnh tranh trên thị trường; tỷ trọng bảo quản, chế biến nông sản còn thấp so với nguyên liệu hiện có của tỉnh; sản phẩm chế biến còn đơn điệu, tính cạnh tranh kém; thị trường tiêu thụ không ổn định; liên kết sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị chưa nhiều…

Để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ theo chuỗi giá trị, trong thời gian tới cần: Tập trung phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến, có liên kết trong sản xuất. Phát triển các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, có thương hiệu, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ như vùng cam Xuân Du, bưởi Luận Văn, quế Thường Xuân, vịt Cổ Lũng, gà đồi, lúa – cà Hà Trung, lúa – rươi Nông Cống, Quảng Xương… Tạo điều kiện để Nhân dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn, thị trường để mở rộng sản xuất. Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, trọng tâm là các hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm thúc đẩy liên kết, thay đổi tư duy sản xuất theo hướng đầu tư ít hơn để có kết quả cao hơn. Ứng dụng khoa học – công nghệ, chuyển đổi số, cơ giới hóa để nâng cao chất lượng. Tăng cường xúc tiến thương mại, liên kết cung cầu để quản lý, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm cơ hội để kỳ kết hợp đồng trong sản xuất nông nghiệp.

Giám đốc Sở Công Thương Phạm Bá Oai: Phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Giám đốc Sở Công Thương Phạm Bá Oai tham luận tại hội nghị.

Để phát triển các sản phẩm công nghiệp mới, sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, các cấp, các ngành cần quán triệt quan điểm ưu tiên phát triển công nghiệp và xác định phát triển công nghiệp là “trụ cột” của phát triển kinh tế của tỉnh.

Cụ thể là các cấp, các ngành tập trung triển khai, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 103-KH/TU, ngày 23/12/2022 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời hiện thực hóa Quyết định số 506/QĐ-UBND, ngày 28/01/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp chế biên, chế tạo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” là cơ sở cho việc triển khai các giải pháp cụ thể về phát triển công nghiệp của tỉnh, trong đó trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo.

Đối với công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu và cụm công nghiệp, các cấp, các ngành tiếp tục chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch cấp quốc gia. Đi liền với đó, không ngừng đổi mới công tác xúc tiến đầu tư theo định hướng có trọng tâm, trọng điểm theo địa bàn và theo lĩnh vực; có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh của sản phẩm, thân thiện môi trường, hạn chế thâm dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị và sản xuất tuần hoàn.

Đồng thời tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư hỗ trợ phát triển công nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo đột phá về thu hút đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực tăng trưởng, nhất là hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Bình Quân: Nâng cao hiệu quả vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Bình Quân tham luận tại hội nghị.

Nửa nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, làm tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, nông dân, thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân trong tỉnh chuyển biến tích cực.

Để tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, trách nhiệm được giao, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, gắn với thực hiện nhiệm vụ công tác hội trong tình hình mới. Tập trung tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân về tư duy sản xuất, ứng xử với môi trường, văn hóa nông thôn và thích ứng với điều kiện trong tình hình mới.

Tiếp tục nâng cao chất lượng và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, hội viên, nông dân, gắn với thực hiện có hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, nhất là phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, tham gia xây dựng nông thôn mới… Tập trung, huy động các nguồn lực xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân về vốn, vật tư, công nghệ, thông tin thị trường, kết nối cung cầu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm… để chuyển từ mô hình sản xuất hộ gia đình sang hợp tác, liên kết sản xuất chuỗi giá trị, tạo ra nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn; phát triển đa dạng các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao gắn với quy trình kỹ thuật chuẩn và mã vùng sản xuất.

Thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác truyền thông, nhân rộng, lan tỏa các mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh giỏi, nhất là các mô hình kinh tế hiệu quả cao để các mô hình, điển hình tiên tiến trở thành hạt nhân dẫn dắt, nòng cốt trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương.

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng: Đưa du lịch thành thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phạm Nguyên Hồng tham luận tại hội nghị.

Đây là nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp, phát triển du lịch được xác định là 1 trong những Chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Với quyết tâm ngay từ đầu nhiệm kỳ, phát huy tiềm năng du lịch nổi trội, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút mạnh mẽ các dự án du lịch có quy mô lớn nhằm phát huy và khai thác hiệu quả giá trị các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.

Diện mạo các điểm đến ngày càng hoàn thiện, sản phẩm du lịch ngày càng hấp dẫn; khoảng cách “mùa vụ” trong du lịch dần được rút ngắn lại. Nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch đã được chú trọng nâng cấp theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng. Đặc biệt, du lịch biển đã tạo dựng được thương hiệu, có sức cạnh tranh trong khu vực với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, dịch vụ phong phú, kết hợp cùng du lịch sự kiện văn hoá, thể thao được tổ chức quy mô, sôi động… đã trở thành hạt nhân lan toả cho du lịch cả tỉnh.

Để phát huy tối đa tiềm năng du lịch, hạn chế những bất cập của sản phẩm du lịch Thanh Hoá, đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, đưa du lịch thành mũi nhọn kinh tế của tỉnh, cần lựa chọn và đề ra các nhiệm vụ cụ thể, khả thi, phù hợp để triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phát triển du lịch của tỉnh trong các năm 2024-2025.

Theo đó, cần tập trung hoàn thiện để triển khai các quy hoạch về di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch như: Di tích lịch sử văn hóa Thành Hoàng Nghiêu – căn cứ Nguyễn Chích; di tích địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu (gồm: Núi Nưa, Đền Nưa, Am Tiên); di tích Chùa Am Các; di tích danh lam thắng cảnh quốc gia núi Kim Sơn; di tích lich sử Hội thề Lũng Nhai…; đồng thời, tập trung nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kinh doanh du lịch có quy mô lớn của các nhà đầu tư chiến lược, như: Sungroup, Vingroup, Tập đoàn ORG, Tập đoàn Flamingo, Tập đoàn T&T… để nhanh chóng đưa vào thị trường các sản phẩm du lịch đẳng cấp, chất lượng.

Cùng với đó, cần tiếp tục tập trung phát triển các sản phẩm du lịch có thế mạnh, đặc trưng và hình thành các sản phẩm mới; hướng đến phát triển du lịch bốn mùa, như: du lịch nông nghiệp; kinh tế đêm (phố đi bộ, chợ đêm, ẩm thực, khu vui chơi giải trí về đêm); du lịch mạo hiểm (các trò chơi trên biển, đi bộ xuyên rừng); du lịch sự kiện; tăng cường tổ chức xúc tiến, quảng bá du lịch; chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch, đào tạo kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp ứng xử, du lịch cộng đồng, kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp du khách.

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn Lê Trọng Thụ: Kết quả và kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn Lê Trọng Thụ tham luận tại hội nghị.

Trong những năm qua, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực, ra sức chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) và đạt nhiều kết quả quan trọng. Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 363 xã đạt chuẩn NTM; 80 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 17 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 760 thôn, bản miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ vậy, Thanh Hóa là một trong những tỉnh, thành phố có số lượng xã, huyện đạt chuẩn NTM lớn nhất cả nước và đang là địa phương đi đầu trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Chính sự quyết liệt và sáng tạo của tỉnh đã tạo động lực cho các địa phương vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và tập trung xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tạo sức lan tỏa rộng khắp trong toàn tỉnh.

Đối với huyện Đông Sơn, năm 2019, huyện được công nhận đạt chuẩn NTM. Ngay sau khi về đích huyện NTM, huyện đã ban hành Đề án xây dựng NTM kiểu mẫu, giai đoạn 2019-2025. Đặc biệt, trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, cấp ủy xác định xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu trong tiến trình đô thị hóa là một trong ba chương trình trọng tâm. Qua nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay, toàn huyện đã có 5 xã NTM nâng cao, 3 xã NTM kiểu mẫu, 67/85 thôn đạt thôn NTM kiểu mẫu. Phấn đấu đến hết năm 2023 có 9/13 xã đạt NTM nâng cao, 5/13 xã đạt NTM kiểu mẫu. Từ kết quả đó đã làm cho khu vực nông thôn của huyện chuyển mình mạnh mẽ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, cấp ủy huyện Đông Sơn đã đúc rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là tập trung sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền theo phương châm “quyết tâm, quyết liệt và hiệu quả”; phát huy nội lực, sự đoàn kết, đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị, nhất là ở cấp cơ sở, tạo dựng niềm tin, phấn khởi và đồng thuận trong Nhân dân. Bắt tay vào thực hiện cần xây dựng đề án, kế hoạch xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu xác định lộ trình, kế hoạch, bước đi hợp lý, phù hợp với từng địa phương, từng thời điểm cụ thể. Quá trình triển khai toàn diện, đồng bộ nhưng vừa có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng chất lượng và hiệu quả, phong trào phải thiết thực. Bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho xây dựng NTM, thì huyện và xã có cơ chế khuyến khích, kích cầu hợp lý, tạo động lực để khơi thông nguồn lực trong Nhân dân. Đồng thời các địa phương phải phát huy dân chủ trong xây dựng NTM, đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch từ công tác quy hoạch, kế hoạch, xác định lộ trình, huy động nguồn lực và tổ chức triển khai thực hiện từng nội dung, với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát, dân hưởng thụ”; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện và chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh “từ sớm”, “từ xa”.

Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Vũ Văn Đạt: Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Bí thư Huyện ủy Thạch Thành Vũ Văn Đạt tham luận tại hội nghị.

Huyện Thạch Thành có 482 cán bộ, công chức xã, trong đó trình độ chuyên môn đại học trở lên đạt 96,3%; trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên đạt 89,2%. Thực hiện khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng hộ huyện Thạch Thành lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về công tác cán bộ, huyện Thạch Thành đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Xác định đánh giá cán bộ là khâu tiền đề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, huyện Thạch Thành chú trọng đánh giá về phẩm chất chính trị và năng lực công tác, đặt trong môi trường, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực. Cùng với đánh giá cán bộ, huyện thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã theo hướng: Gặp gỡ, đối thoại với cán bộ, công chức cấp xã nhằm truyền tải các thông tin, cập nhật các chỉ thị, nghị quyết, chính sách mới và tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc ở cơ sở; đổi mới hình thức tập huấn bằng các hội thi nghiệp vụ chuyên môn để cán bộ, công chức xã tự học tập, nghiên cứu, rèn luyện một cách chủ động, thay vì đến ngồi nghe lý thuyết thụ động nhưng không áp dụng được.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ được huyện thực hiện đúng người, đúng việc, đúng sở trường nhằm phát huy tốt nhất năng lực của cán bộ. Khi bố trí, sử dụng cán bộ đều lấy ý kiến rộng rãi, đa chiều, làm cơ sở để quyết định việc bố trí và sử dụng cán bộ, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các chức danh lãnh đạo, quản lý với trình độ chuyên môn, lĩnh vực công tác trên cơ sở nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của cán bộ. Mạnh dạn bổ nhiệm cán bộ trẻ, có năng lực để họ được rèn luyện, thử thách, từ đó ngày càng trưởng thành hơn. Việc luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức xã cũng được quan tâm, xem xét thấu đáo trên cả 3 phương diện “trách nhiệm công vụ, nghĩa vụ xã hội và lợi ích gia đình”.

Bí thư huyện uỷ Quan Sơn Lương Thị Hạnh: Phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với giữ vững an ninh biên giới

Sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Bí thư huyện uỷ Quan Sơn Lương Thị Hạnh tham luận tại hội nghị.

Quan Sơn là huyện biên giới có vị trí chiến lược rất quan trọng về quốc phòng – an ninh. Với 84 km đường biên, Quan Sơn có cửa khẩu Quốc tế Na Mèo – Nậm Xôi, có 6 xã, 16 bản biên giới, 28 vị trí/31 cột mốc biên giới quốc gia tiếp giáp với 2 huyện Sầm Tớ, Viêng Xay của tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

Bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ quyết tâm 3 giữ, “giữ dân, giữ rừng và giữ biên giới”, huyện Quan Sơn tiếp tục tập trung vào một số giải pháp trọng tâm như sau:

Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân, không ngừng nâng cao cảnh giác, thống nhất nhận thức và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế gắn với giữ vững an ninh biên giới; thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nhiệm vụ đối ngoại Nhân dân bảo vệ chủ quyền biên giới. Quan Sơn xác định, mỗi đồng bào các dân tộc nơi biên cương là một người lính biên thùy. Đây vừa là giải pháp, vừa là bài học cơ bản nhằm giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân hai bên biên giới về bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Thứ hai: Tranh thủ kêu gọi sự đầu tư, quan tâm hỗ trợ nguồn lực của Trung ương, tỉnh; đồng thời phát huy hiệu quả, tận dụng các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống hạ tầng thiết yếu, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng trên địa bàn các xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn; trong đó, chú trọng đầu tư cho các công trình cấp bản nhằm cải thiện trực tiếp điều kiện sinh hoạt và sản xuất của người dân, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới các mức độ một cách bền vững; nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thể thao để nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Thứ ba: Tận dụng, tranh thủ thế mạnh của huyện là tài nguyên rừng, bên cạnh việc khai thác nguồn lực, huyện sẽ chỉ đạo việc tập trung chăm sóc và bảo vệ rừng thật tốt, đó vừa là bảo vệ “miếng cơm” cho người dân không đói, không nghèo, nhưng hơn nữa là bảo về hệ sinh thái đầu nguồn, giữ môi trường trong lành, an toàn cho cả tỉnh.

Thứ tư: Làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh. Quan tâm công tác cán bộ, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận, mang tính ổn định lâu dài tại địa phương, tuyệt đối không để thiếu hụt cán bộ. Thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ ở nhiều chức danh, nhiều vị trí để thử thách, rèn luyện, chuẩn bị một bước về nhân sự các cấp cho nhiệm kỳ 2025-2030, nhân sự bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND nhiệm kỳ 2026-2031.

Nguồn

Cùng chủ đề

Khẳng định vai trò, vị thế của ngành Tuyên giáo trong tình hình mới

Sáng 6/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Các đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự hội nghị.Các đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Nhiều cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi phục vụ tinh gọn bộ máy

Nhằm tạo thuận lợi trong quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nhiều Trưởng Ban của Tỉnh ủy, Giám đốc Sở và Chủ tịch UBND huyện đã xin nghỉ hưu trước tuổi.Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Thanh Hóa tự nguyện nghỉ hưu trước tuổiĐồng chí Bùi Thị Mười, Phó trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy là cán bộ đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa tiên phong xin nghỉ hưu trước tuổi, hy sinh...

Kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh...

Chiều 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy năm 2024.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh chủ trì hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên...

“Xóa trắng” xã nông thôn mới tại huyện Mường Lát 

Các thành viên hội đồng đã thống nhất đề nghị công nhận 19 xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.Toàn cảnh hội nghị.Sáng 2/1, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị thẩm định xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao,...

Cùng tác giả

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 diễn ra ở Thanh Hóa

Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước 6/1/1946 tại Thanh Hóa diễn ra ngập tràn niềm vui, phấn khởi, trở thành một ngày hội lớn của Nhân dân khi mọi người lần đầu tiên cảm nhận được quyền lợi chính trị và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân một nước độc lập, tự do.Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946. Ảnh tư liệuNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành thuế Thanh Hóa đạt nhiều kết quả nổi bật

Chiều 6/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tặng cờ thi đua của Bộ tài chính cho Chi cục thuế khu vực Quan...

Cùng chuyên mục

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 diễn ra ở Thanh Hóa

Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước 6/1/1946 tại Thanh Hóa diễn ra ngập tràn niềm vui, phấn khởi, trở thành một ngày hội lớn của Nhân dân khi mọi người lần đầu tiên cảm nhận được quyền lợi chính trị và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân một nước độc lập, tự do.Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946. Ảnh tư liệuNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành thuế Thanh Hóa đạt nhiều kết quả nổi bật

Chiều 6/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tặng cờ thi đua của Bộ tài chính cho Chi cục thuế khu vực Quan...

Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Sáng 6/1/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự theo hình thức trực tuyến. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo tại hội nghị. Tại điểm cầu Thanh...

Nâng tầm đối ngoại, tự tin đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025, nhiệm vụ bao trùm đối với công tác đối ngoại của đất nước là phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò tiên phong, trọng yếu trong việc tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định đi đôi với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Cùng với đó, huy động các nguồn lực bên ngoài, góp phần tạo đà cho đất nước tăng tốc, bứt phá,...

Khẳng định vai trò, vị thế của ngành Tuyên giáo trong tình hình mới

Sáng 6/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu dự hội nghị.Các đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy; Đào Xuân Yên, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy dự hội nghị.Các đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Gần 2.700 người được phát hiện nhiễm vi khuẩn HP từ chuỗi chương trình khám bệnh cộng đồng

Hơn 12.000 suất khám bệnh qua 6 tỉnh thành Chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày” là một sáng kiến của Manulife trong năm 2024 nhằm hiện thực hóa cho những nỗ lực đầu tư vào cộng đồng. Chương trình được hãng bảo hiểm này phối hợp với Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức khám bệnh miễn phí cho hơn 12.000 người dân tại 6 tỉnh thành gồm Hà Nội, TPHồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Thanh...

Hôm nay có gì? – Sự kiện nổi bật ngày 6/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Hôm nay (6/1), khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo thông báo kết quả tình hình kinh tế - xã hội năm 2024... Nguồn: https://baothanhhoa.vn/hom-nay-co-gi-su-kien-noi-bat-ngay-6-1-2025-235922.htm

Tin nổi bật

Tin mới nhất