Powered by Techcity

“Số hóa” sản phẩm OCOP


Trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh không chỉ quan tâm đến phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng thực hiện chuyển đổi số trong khâu sản xuất, quản trị và xây dựng kênh phân phối cho các sản phẩm. Nhờ đó, đã có nhiều sản phẩm OCOP mở rộng được thị trường tiêu thụ, khẳng định chất lượng, uy tín với người tiêu dùng thông qua việc minh bạch nguồn gốc nhờ công nghệ số.

“Số hóa” sản phẩm OCOPHTX Nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn) thực hiện livestream bán sản phẩm tại Triển lãm chuyên đề “Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh” năm 2024.

Tính đến trung tuần tháng 11/2024, toàn tỉnh có 548 sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP 3 đến 5 sao. Đa phần các sản phẩm đều được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, hầu hết các chủ thể OCOP đều thực hiện “số hóa” một hoặc nhiều khâu trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, xem đây là giải pháp căn cơ để nâng cao giá trị kinh tế, sức ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường.

Năm 2020, sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi được xếp hạng 3 sao đã mở ra cơ hội phát triển mới cho Công ty CP Thảo Ngọc Việt (thị xã Nghi Sơn) trong định hướng phát triển của mình. Anh Trịnh Đức Trọng, Giám đốc Công ty, cho biết: “Bên cạnh đầu tư máy móc vào quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tốt nhất, thì đầu ra của sản phẩm cũng là bài toán được chúng tôi chú trọng. Trong đó, công ty đã đăng ký nhãn hiệu độc quyền và gắn mã QR cho từng sản phẩm, giúp người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng, đồng thời giữ vững thương hiệu sản phẩm đặc trưng này. Với việc quét mã tra cứu thông tin, người tiêu dùng có thể nắm toàn bộ quy trình sản xuất, quy chuẩn chất lượng của sản phẩm, từ đó có sự so sánh, đối chứng để đưa ra lựa chọn tốt nhất”.

Được biết, thông qua việc đăng ký mã số, mã vạch và áp dụng số hóa quy trình sản xuất, các sản phẩm của Công ty CP Thảo Ngọc Việt đã tạo được lòng tin cho người tiêu dùng. Hiện nay, nhiều sản phẩm của đơn vị được chế biến từ đông trùng hạ thảo, đặc biệt 3 sản phẩm đã đạt OCOP 4 sao là đông trùng hạ thảo khô, đông trùng hạ thảo nguyên con, viên nang đông trùng hạ thảo được đơn vị chú trọng quảng bá và chăm sóc, tiêu thụ trên nhiều nền tảng

online như: facebook, zalo và một số sàn thương mại điện tử (TMĐT). Nhờ tính lan tỏa tốt của kênh phân phối này, số lượng hàng hóa bán qua kênh trực tuyến và nền tảng số lên tới 60% số đơn hàng, mang lại doanh thu khoảng 6 tỷ đồng/năm.

Thời gian qua, Thanh Hóa đã có nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể OCOP quảng bá sản phẩm, mở rộng kênh tiêu thụ. Trong đó, các địa phương đã triển khai nhiều điểm bán hàng, giới thiệu sản phẩm OCOP, kết nối với nhiều hội nghị xúc tiến cung – cầu cấp tỉnh, cấp vùng và quốc gia. Các chủ thể OCOP còn được hỗ trợ tham gia quảng bá, bán hàng trên sàn TMĐT. Qua đó góp phần quảng bá, mở rộng thị trường sản phẩm OCOP.

Hiệu quả và giá trị kinh tế từ việc ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP đã được chứng minh. Do đó, ngày càng nhiều chủ thể, sản phẩm OCOP “số hóa” từ các khâu đơn lẻ đến toàn bộ quy trình sản xuất. Ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh khẳng định: “Việc “số hóa” sản phẩm OCOP không hề khó. Bởi bên cạnh sự trợ lực của tỉnh thì chúng ta còn có đội ngũ chủ thể sản xuất năng động, tích cực và có kiến thức về chuyển đổi số, công nghệ số”.

Những tháng đầu năm 2024, các sở, ngành, địa phương đã phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ nông dân tham gia sàn TMĐT. Ngoài ra, các sở, ngành, và địa phương cũng hỗ trợ đưa các sản phẩm OCOP lên giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ trên không gian mạng. Trong đó, hỗ trợ các chủ thể đăng tải thông tin, nguồn gốc sản phẩm OCOP trên một số website như: Ocoptinhthanhhoa.vn; nongsanantoanthanhhoa.vn; trên nền tảng mạng xã hội facebook, zalo, tiktok… và phối hợp tổ chức phiên livestream “Chợ phiên OCOP Thanh Hóa” để giới thiệu sản phẩm nông đặc sản của tỉnh. Qua những hoạt động đó, toàn tỉnh đã có khoảng 600 chủ thể OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn TMĐT, với trên 1.050 sản phẩm các loại. Thông qua việc đưa các sản phẩm lên sàn TMĐT đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh và giúp các doanh nghiệp, HTX tăng doanh số bán hàng bình quân từ 15 – 20%/năm.

Bài và ảnh: Lê Hòa



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/so-hoa-san-pham-ocop-230597.htm

Cùng chủ đề

Nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

Hội nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác, giúp hoạt động hội ngày càng hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.Để hỗ...

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Đẩy mạnh tuyên truyền hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa

Xác định truy xuất nguồn gốc (TXNG) là công cụ quan trọng nhằm minh bạch hóa thông tin sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực để tuyên truyền, phổ biến và từng bước đưa hoạt động TXNG đi...

Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chuyển đổi số

Trong bối cảnh chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, việc phát triển thương hiệu số trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, nhiều chính sách được triển khai, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.Cơ sở sản xuất thịt lợn muối An Tâm tại xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quảng bá và phân phối...

Hướng đến nền nông nghiệp xanh

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn Thanh Hóa đã áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn vào quá trình sản xuất. Nhờ đó, sản phẩm làm ra không những sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng mà còn góp phần bảo vệ môi trường.Nguồn phân hữu cơ giúp diện tích dưa vàng trong nhà lưới của gia đình ông Lương Ngọc Lai cho năng suất, hiệu quả, thu...

Cùng tác giả

[Bản tin 18h] Dự kiến mức thu phí các đoạn cao tốc qua địa bàn Thanh Hóa

16/04/2025 18:00 (Baothanhhoa.vn) - Những thông tin chi tiết: Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết...

Giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân

Chiều 16/4, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị xem xét, giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khu tái định cư trên địa bàn huyện Như Xuân thuộc dự án Hồ chứa nước Bản Mồng giai đoạn 1, tỉnh Nghệ An.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang chủ trì hội nghị.Tham dự có đại diện lãnh đạo các ngành có liên...

Trang trại tuần hoàn không rác thải

Trong bối cảnh môi trường đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, nông nghiệp bền vững trở thành xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, mô hình trang trại tuần hoàn không rác thải đang dần minh chứng hiệu quả không chỉ trong việc bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân. Những mô hình này mang lại cơ hội phát triển nông nghiệp sạch, giảm thiểu ô nhiễm...

Nhân rộng HTX điển hình tiên tiến

Thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, đồng thời xây dựng phương án kinh doanh linh hoạt, sáng tạo, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Những mô hình HTX điển hình đó đã và đang được nhân rộng, phát triển tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, mang lại sức sống mới cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT).Cửa...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ (INCHAM) tại Hà Nội

Sáng ngày 15/4/2025, đoàn công tác của INCHAM tại Hà Nội do ông Navendu Kumar, Chủ tịch INCHAM tại Hà Nội, Giám đốc Công ty Alleviare Life Sciences LTđ làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với UBND tỉnh.Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh. ...

Cùng chuyên mục

Trang trại tuần hoàn không rác thải

Trong bối cảnh môi trường đang đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, nông nghiệp bền vững trở thành xu hướng tất yếu. Tại Thanh Hóa, mô hình trang trại tuần hoàn không rác thải đang dần minh chứng hiệu quả không chỉ trong việc bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng suất và thu nhập cho người dân. Những mô hình này mang lại cơ hội phát triển nông nghiệp sạch, giảm thiểu ô nhiễm...

Nhân rộng HTX điển hình tiên tiến

Thực hiện chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, đồng thời xây dựng phương án kinh doanh linh hoạt, sáng tạo, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Những mô hình HTX điển hình đó đã và đang được nhân rộng, phát triển tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, mang lại sức sống mới cho khu vực kinh tế tập thể (KTTT).Cửa...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tiếp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ (INCHAM) tại Hà Nội

Sáng ngày 15/4/2025, đoàn công tác của INCHAM tại Hà Nội do ông Navendu Kumar, Chủ tịch INCHAM tại Hà Nội, Giám đốc Công ty Alleviare Life Sciences LTđ làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với UBND tỉnh.Tiếp và làm việc với đoàn công tác có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh. ...

Đưa hạt gạo xứ Thanh chính danh “xuất ngoại”

Sau nhiều năm nỗ lực tìm kiếm thị trường, trung tuần tháng 11/2024 lô gạo “made in Thanh Hóa” đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Singapore.Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn và đối tác Công ty Kematsu (Nhật Bản) kiểm tra chất lượng lúa tại thị trấn Thiệu Hóa.Là một trong những đơn vị tiên phong trong xây dựng chuỗi từ sản xuất lúa gạo với người dân, Công ty CP...

Tập trung nguồn lực cao nhất bảo đảm cung ứng điện mùa cao điểm du lịch Sầm Sơn 2025

Sầm Sơn – Một trong những điểm đến du lịch biển hàng đầu cả nước đang bước vào mùa cao điểm hè 2025, dự kiến sẽ đón hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Công ty Điện lực Thanh Hóa, Điện lực Thành phố Sầm Sơn đã chủ động triển khai hàng loạt giải pháp tổng thể nhằm đảm bảo hệ thống điện được vận hành an toàn, ổn định...

“Đòn bẩy” giúp nông dân phát triển kinh tế

Trong những năm qua các cấp hội nông dân trong tỉnh đã hỗ trợ hội viên tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ hỗ trợ nông dân Trung ương và của tỉnh để phát triển sản xuất, kinh doanh. Nhờ sử dụng đồng vốn đúng mục đích nên nhiều hộ đã phát huy được hiệu quả kinh tế, đem lại giá trị thu nhập cao.Hội Nông dân tỉnh khảo sát hiệu quả các mô hình sản...

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Đây là một bước cụ thể hóa Nghị định số 112/2024/NĐ-CP ngày 11/9/2024 của Chính phủ về quy định chi tiết về đất trồng lúa.Theo quyết định mới ban hành, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025,...

BIDV Thanh Hóa tổ chức Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030

Việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030 tạo tiền đề quan trọng để Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Thanh Hóa (BIDV Thanh Hóa) tiếp tục tăng tốc, bứt phá, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, góp phần xây dựng BIDV ngày càng phát triển lớn mạnh.Toàn cảnh Đại hội Đảng bộ BIDV Thanh Hóa lần thứ XII, nhiệm...

Điểm đến chiến lược của các nhà đầu tư lớn

Trong tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn 14,6 tỷ USD, Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS) và các Khu công nghiệp (KCN) chiếm tới 13,5 tỷ USD, tương đương hơn 92%. Đây là minh chứng rõ nét cho sức hút mạnh mẽ của các “cực tăng trưởng” xứ Thanh.Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH Công nghiệp INTCO Việt Nam (KCN Bỉm Sơn).Tập trung nhiều dự án quy mô lớn, trọng điểm của...

Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn chưa như kỳ vọng

Vị trí thuận lợi mang tính chất kết nối vùng, lại được hậu thuẫn bởi nhiều chính sách kích cầu từ tỉnh, Cảng Nghi Sơn từng được đặt hy vọng như “bệ phóng” cho hoạt động logistics và xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực, kết quả thực tế vẫn chưa như kỳ vọng khi lượng hàng hóa, nhất là hàng container qua cảng còn khá khiêm tốn.Xuất khẩu hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn.Lợi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất