Powered by Techcity

Sáng tạo, linh hoạt trong phát triển sản phẩm du lịch

Thời gian qua, việc quan tâm xây dựng, làm mới các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, có chiến lược thu hút khách du lịch phù hợp là những giải pháp được huyện Bá Thước thực hiện. Đây được xem là “chìa khóa” để thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm góp phần đưa du lịch huyện phát triển bền vững.

Bá Thước: Sáng tạo, linh hoạt trong phát triển sản phẩm du lịchDu khách tham gia giao lưu văn hóa cùng người dân địa phương tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

Xác định việc khai thác tài nguyên văn hóa vào phát triển du lịch sẽ trở thành điểm tựa vững chắc, là “mỏ kim cương” để du lịch của địa phương phát triển, tạo ra sản phẩm đặc sắc, mang lại giá trị khác biệt cho điểm đến. Những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh việc phát triển du lịch văn hóa – tâm linh, với nhiều tour, tuyến du lịch sinh thái sông, hồ kết hợp với du lịch tâm linh như: Tham quan cảnh quan sông nước gắn với các hoạt động khám phá thiên nhiên, chèo thuyền trên lòng hồ Thủy điện Bá Thước 2, hồ Duồng Cốc, tham quan các di tích danh thắng thác Muốn (xã Điền Quang), thác Dần Long (xã Lương Ngoại), hang cá thần (xã Văn Nho)…; hay tuyến tham quan chùa Giổi, đền thờ Quận công Hà Công Thái, nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên huyện Bá Thước, Đồn Sân bay Cổ Lũng, Nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Đồng Tâm, đền thờ Tư Mã Hai Đào…

Cùng với quan điểm nâng cao chất lượng, đa dạng, nâng tầm các sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng thu hút du khách, tạo sức hấp dẫn để du khách quay trở lại, trên cơ sở các sản phẩm du lịch hiện có huyện đã chú trọng đầu tư có trọng điểm và làm mới các sản phẩm du lịch. Nhất là du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tìm hiểu văn hóa bản địa cộng đồng dân cư tại bản Đôn, bản Hiêu, bản Kho Mường, bản Báng, với các hoạt động ngắm cảnh cánh đồng ruộng bậc thang, trải nghiệm thu hoạch lúa chín, trồng rau, hái quýt và tìm hiểu sinh thái nông nghiệp, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, tham quan các mặt hàng dệt thổ cẩm tại xã Lũng Niêm và các nghề truyền thống tại các xã có điểm du lịch cộng đồng; khám phá, trải nghiệm “Sa Pa trong lòng xứ Thanh” khu Son – Bá – Mười xã Lũng Cao. Cùng với đó, việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã được huyện khai thác hiệu quả trong thời gian gần đây tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, với các hoạt động như, tham quan cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu về môi trường và các giá trị đa dạng sinh học tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (những khách ưa khám phá, mạo hiểm có thể tham gia các chương trình leo núi, chinh phục đỉnh núi Pù Luông, trekking, Marathon băng rừng Pù Luông, thăm hang động).

Ngoài ra, du khách đến tham quan, trải nghiệm tại Bá Thước còn được tìm hiểu, thưởng thức các giá trị văn hóa ẩm thực của người dân địa phương với các món ăn đặc sản như vịt Cổ Lũng, cá sông lòng hồ Thủy điện Bá Thước 2; cá Dốc khu vực Quốc Thành, lợn cỏ…; tham quan, trải nghiệm mua sắm sản phẩm dệt thổ cẩm tại xã Lũng Niêm, chợ phố Đoàn; tìm hiểu nghề nấu rượu siêu men lá thôn Lọng, xã Cổ Lũng, sản phẩm dược liệu khu Son – Bá – Mười…

Bên cạnh việc phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, huyện luôn xác định công tác xúc tiến, quảng bá du lịch vừa là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa là một giải pháp góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. Chính vì vậy, huyện đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động du lịch như: đẩy mạnh truyền thông, quảng bá trên mạng xã hội, các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch đều có trang fanpage riêng, có ứng dụng đặt phòng trên trang Booking, Pagoda và các trang du lịch có uy tín trong Hiệp hội Du lịch Việt Nam; tham gia các hội thảo trực tuyến về phát triển du lịch…

Xác định muốn xúc tiến, quảng bá mang lại hiệu quả cao thì phải tăng cường đầu tư cho du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm chất lượng cao và tăng khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ…, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp đường giao thông, xây dựng các điểm thu gom rác thải, nước thải sinh hoạt tại các điểm du lịch cộng đồng để thu hút các doanh nghiệp tư nhân vào đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các cơ sở lưu trú, homestay. Tính đến nay, toàn huyện có 94 cơ sở lưu trú. Trong đó, số cơ sở lưu trú dạng nhà nghỉ tại các xã, thị trấn là 20 cơ sở, với số lượng 185 buồng, phòng, 289 giường, công suất đón khách trên 430 lượt khách/ngày/đêm. Số cơ sở lưu trú dạng homestay, khu nghỉ dưỡng tại Khu du lịch Pù Luông tập chung chủ yếu ở các xã Thành Lâm, Thành Sơn, Cổ Lũng là 75 cơ sở, với 104 nhà sàn, 152 bungalow, 238 buồng, phòng, 980 giường, công suất đón khoảng trên 1.500 lượt khách/ngày/đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương.

Từ sự linh hoạt, sáng tạo trong phát triển du lịch, những năm gần đây, Bá Thước đang là điểm đến thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Doanh thu từ các lĩnh vực dịch vụ, du lịch ngày càng tăng, đời sống tinh thần và thu nhập của người dân không ngừng được nâng lên từ việc tham gia các hoạt động phát triển dịch vụ, du lịch. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, do là địa bàn khu vực miền núi nên việc phát triển các sản phẩm du lịch ở huyện hiện còn đơn điệu, bước đầu mới chỉ tập trung khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng kết hợp du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng; tính liên kết các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh. Công tác xúc tiến, quảng bá để đưa du khách, các hãng lữ hành tới địa phương còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt hướng dẫn viên địa phương, lao động phục vụ trực tiếp còn nhiều hạn chế về kỹ năng nghề, văn hóa giao tiếp, ứng xử; số lao động thông thạo ngoại ngữ chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là mới qua các lớp tập huấn ngắn ngày, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch chuyên nghiệp… Đây là những tồn tại mà địa phương đang chú trọng khắc phục trong thời gian tới để tiếp tục khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất và người nơi đây.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

10 sự kiện nổi bật của tỉnh Thanh Hóa năm 2024

Tổng Biên tập: Nguyễn Việt BaPhó Tổng Biên tập: Ngô Quang Tự, Phạm Hồng Hạnh, Hoàng Anh TuấnĐịa chỉ: Đường Nguyễn Duy Hiệu, Thành phố Thanh HóaĐường dây nóng: 0822173636Email: [email protected]ên hệ QC: 0941252468 - 0917686894. ...

“Đoàn kết – Nhân ái – Hội nhập

Sáng 20/12, Hội người mù tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Đại hội đại biểu khóa VIII, nhiệm kỳ 2024-2029. Dự đại hội có đồng chí Phạm Viết Thu, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh; và 128 đại biểu chính thức đại diện cho 3.026 hội viên thuộc Hội người mù tỉnh Thanh Hóa.Các đại biểu dự đại hộiNhiệm kỳ 2019 – 2024, trong điều kiện gặp không...

Cùng tác giả

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Ngành thuế Thanh Hóa đạt nhiều kết quả nổi bật

Chiều 6/1, Cục Thuế tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thu ngân sách tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi tặng cờ thi đua của Bộ tài chính cho Chi cục thuế khu vực Quan...

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025

Sáng 6/1/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác ngành Ngoại giao năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị. Các địa phương và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham dự theo hình thức trực tuyến. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn báo cáo tại hội nghị. Tại điểm cầu Thanh...

Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 6/1, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa khen thưởng 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển hội năm 2024.Năm 2024, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nhiệm vụ, chương trình, trong đó...

Cùng chuyên mục

Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 6/1, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa khen thưởng 8 tập thể có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển hội năm 2024.Năm 2024, Hội Du lịch lữ hành TP Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đạt kết quả cao các nhiệm vụ, chương trình, trong đó...

Trò diễn Xuân Phả nghìn năm tuổi chỉ có ở Thanh Hóa

Mùa lễ hội, nếu có dịp về Thanh Hóa ghé huyện Thọ Xuân, nơi được mệnh danh là đất hai vua, lữ khách đừng bỏ lỡ cơ hội tận mắt chứng kiến một di sản độc nhất vô nhị của người địa phương: Trò diễn Xuân Phả. Năm 2016, trò Xuân Phả trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên của Thanh Hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh. Ảnh: Nhân vật cung...

Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa của thị xã công nghiệp

Việc xây dựng con người thị xã Bỉm Sơn có nếp sống văn minh đô thị được triển khai gắn với các phong trào, cuộc vận động do các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể phát động. Trong đó nổi bật là gắn với việc thực hiện có hiệu quả các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH).Phong trào VHVN phát triển rộng khắp ở các khu dân cư trên địa...

Không gian sách cũ

Khu phố trung tâm thương mại lớn nhất ở TP Thanh Hóa san sát những quán hàng, cửa hiệu lúc nào cũng đông đúc. Ở đây thường xuyên có các sự kiện quảng bá được tổ chức, thu hút đông đảo người dân tham gia.Tôi vốn dị ứng với những hoạt động đông người như thế nên dù đi qua khu vực ấy mỗi ngày, nhưng chẳng mấy khi chú ý. Cho đến lần chờ một cuộc hẹn, tôi...

Ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược góp phần xây dựng Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh thành trọng điểm...

Ngày 4/1, tại LAMORI Resort & Spa, xã Thọ Lâm (Thọ Xuân), Chi nhánh Tập đoàn Sao Mai – Khu nghỉ dưỡng và Spa Lam Kinh (LAMORI Resort & Spa) và Công ty Tư vấn Quản lý XpRienz Việt Nam (XVMC) đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác chiến lược trong việc hướng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch.Lãnh đạo LAMORI Resort & Spa và XVMC ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh...

Du lịch hứa hẹn bùng nổ với kỳ nghỉ tết dài 9 ngày

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 kéo dài 9 ngày được xác định là “cơ hội vàng” cho toàn ngành du lịch. Với đa dạng sự kiện, hoạt động văn hóa, du lịch, cùng sự chuẩn bị của các khu, điểm, doanh nghiệp du lịch, Thanh Hóa hứa hẹn sẽ là điểm đến đầy sôi động, bùng nổ về lượng khách.Làng cổ Đông Sơn hứa hẹn là điểm đến thu hút khách trong kỳ nghỉ Tết Nguyên...

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Tăng sức nóng cho du lịch mùa đông

Mùa đông, hoạt động du lịch ở Thanh Hóa cũng không kém phần sôi động, náo nhiệt thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, khám phá, góp phần hiện thực hóa “giấc mơ” du lịch 4 mùa.Du khách tham quan Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc).Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) Trịnh Hữu Anh cho biết: Nhằm tăng sức nóng cho du lịch những tháng cuối năm, Thành Nhà...

Khai phá tiềm năng, mở đường đón khách

Năm 2025, ngành du lịch Thanh Hóa đặt mục tiêu đón số khách lên tới 16 triệu lượt, tổng doanh thu 45,5 nghìn tỷ đồng, cao hơn hẳn con số đạt được của năm 2024. Để hiện thực mục tiêu này, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thêm nhiều dịch vụ, được xem như là đang mở ra những con đường để mời khách đến với xứ Thanh.Một trong những việc làm cụ thể, đó là công bố các...

Kỳ vọng “ngành công nghiệp không khói” xứ Thanh

Du lịch Thanh Hóa những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc, liên tục nằm trong tốp đầu các địa phương thu hút khách du lịch của cả nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, du lịch Thanh Hóa đang đứng trước nhiều kỳ vọng cao hơn mục tiêu đã đề ra. Để làm rõ hơn về thành quả đạt được và những định hướng phát triển du lịch năm 2025, phóng viên (PV) Báo Thanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất