Powered by Techcity

Sản xuất an toàn nâng cao giá trị cho sản phẩm bưởi Mộc Ân

Tháng 10/2020, sản phẩm bưởi Diễn hữu cơ Mộc Ân từ trang trại Nguyễn Xuân của gia đình ông Nguyễn Xuân Khải, xã Yên Thọ (Yên Định) đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia. Đây là trang trại trồng bưởi đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia/Organic.

Sản xuất an toàn nâng cao giá trị cho sản phẩm bưởi Mộc ÂnSản phẩm bưởi Mộc Ân, xã Yên Thọ (Yên Định) được thị trường và người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.

Với lối sản xuất riêng, hướng tới sự an toàn, sản phẩm bưởi Mộc Ân đã được thị trường, người tiêu dùng và cơ quan chuyên môn chứng nhận về chất lượng. Đồng thời, được UBND huyện Yên Định lựa chọn để phát triển thành sản phẩm OCOP 4 sao.

Trang trại bưởi Diễn Mộc Ân thường được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến với nhãn hiệu bưởi Diễn Plus. Đây chính là sản phẩm khởi nghiệp của ông Nguyễn Xuân Khải sau nhiều năm học tập, công tác tại thủ đô Hà Nội. Với mong muốn khai thác, đánh thức tiềm năng về đất đai và phát triển mô hình kinh tế với lối sản xuất riêng tại quê hương xã Yên Thọ, năm 2004 ông Nguyễn Xuân Khải đã nghiên cứu, lựa chọn giống cây bưởi Diễn Hà Nội đưa vào sản xuất. Ông Khải cho biết: “Để 100 gốc bưởi Diễn đầu tiên đặt xuống xứ đồng Cồn Ngọc, thôn Xuân Thái, xã Yên Thọ, gia đình tôi đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để tôn cao nền, cải tạo đồng đất, trồng thử nghiệm cây bưởi Diễn. Nhưng ban đầu, kinh nghiệm sản xuất chưa có, nên số lượng bưởi sống sót chỉ đạt 20 – 25%. Đến năm 2010, khi những cây bưởi Diễn còn sót lại trên đất Yên Thọ cho quả, có chất lượng vượt trội, tôi mới bắt tay đầu tư, phát triển sản xuất quy mô lớn và kiên định với hướng canh tác hiện đại, an toàn”.

Được biết, năm 2010, sau khi đánh giá được chất lượng và sự phù hợp của giống bưởi Diễn trên đất Yên Thọ, ông Nguyễn Xuân Khải đã đầu tư hàng tỷ đồng phát triển trang trại Nguyễn Xuân, trồng 3.000 gốc bưởi Diễn, trên diện tích 10 ha và sản xuất theo hướng hữu cơ. Ông Khải cho biết: “Khi mới có ý tưởng sản xuất, tôi nhận thấy các mô hình tại địa phương chủ yếu manh mún, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích, vừa ảnh hưởng đến người tiêu dùng và làm “nghèo” đất, tôi đã nghĩ phải thay đổi. Qua tìm hiểu nhiều tài liệu và phương thức canh tác ở một số nước đã làm, tôi xác định phải chọn hướng canh tác hữu cơ, an toàn sinh học mới có thể phát triển vùng cây ăn quả bền vững”.

Thực tế sản xuất của ông Nguyễn Xuân Khải cho thấy, nói về sản xuất hữu cơ không khó, song để có được sản phẩm bưởi hữu cơ mang thương hiệu Mộc Ân được cơ quan chuyên môn chứng nhận, người tiêu dùng đánh giá cao không phải là hành trình dễ dàng. Nhất là khi những vùng xung quanh vẫn áp dụng phương pháp sản xuất cũ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ thì trang trại luôn thực hiện “8 không” trong sản xuất. Đó là, không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học, không thuốc diệt cỏ, không sử dụng hóa chất, không thuốc kích thích, không đánh bồn và xáo xới gốc cây, không tiện gốc và cành, không quét và bón vôi vào gốc cây. Đồng thời, tại trang trại luôn sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón có nguồn gốc nông sản như cá, tôm… bón cho cây trồng. Nhờ đó, đất đai trong trang trại bưởi ngày càng tơi xốp, giữ ẩm và tăng độ phì nhiêu.

Với hướng chăm sóc, sản xuất riêng, cây bưởi trong trang trại luôn xanh tốt, sai trĩu quả. Đồng thời, quả bưởi luôn mọng nước, ngọt đậm, thanh mát, kích cỡ đồng đều, vỏ vàng bóng rất đẹp mắt. Đến nay, mỗi năm trang trại đã cung ứng cho thị trường hơn 250 tấn sản phẩm, doanh thu khoảng 3,5 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động, thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ khác. Với ưu điểm vượt trội về chất lượng, năm 2020, trang trại hữu cơ Nguyễn Xuân đã được cấp quyền sở hữu trí tuệ, cấp chứng nhận bưởi hữu cơ Organic quốc gia và dán tem truy xuất nguồn gốc; được chứng nhận sản phẩm phù hợp với các yêu cầu của Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ quốc gia. Những trái bưởi hữu cơ đầu tiên của xứ Thanh đã được chủ trang trại đăng ký nhãn hiệu riêng với tên gọi “Bưởi hữu cơ Mộc Ân” để đưa ra thị trường.

Có được “vé thông hành” là các chứng nhận danh giá nhất trong ngành trồng cây ăn quả hiện nay, sản phẩm bưởi hữu cơ Organic từ huyện Yên Định có thể dễ dàng thâm nhập nhiều thị trường khắt khe. Trong đó, sản phẩm bưởi Mộc Ân đã được Công ty CP Tập đoàn Grove Group – một doanh nghiệp có chuỗi phân phối nông sản sạch ký hợp đồng bao tiêu, phân phối độc quyền tại thị trường phía Nam. Ngoài ra, sản phẩm còn được tiêu thụ ổn định tại thị trường các tỉnh Hải Phòng, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, thủ đô Hà Nội… Đồng thời, phối hợp với UBND huyện Yên Định xây dựng sản phẩm bưởi Mộc Ân thành sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Bên cạnh thành công từ sản phẩm bưởi hữu cơ Mộc Ân, trang trại Nguyễn Xuân còn định hướng, thử nghiệm phát triển thêm nhiều sản phẩm như mứt vỏ bưởi, tinh dầu bưởi hữu cơ, rượu vang bưởi hữu cơ… Với sự tâm huyết và quyết tâm xây dựng hướng phát triển riêng, sản phẩm bưởi Mộc Ân đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, từng bước định hướng cho người dân thay đổi tư duy, mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm nông sản xứ Thanh.

Bài và ảnh: Lê Hòa

Nguồn

Cùng chủ đề

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Phát triển trekking tour theo hướng chuyên nghiệp, hấp dẫn

Với địa hình, cảnh quan thiên nhiên đa dạng, gắn với giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ tháng 12/2024, tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào khai thác loại hình du lịch trekking (đi bộ đường dài và khám phá thiên nhiên) tại một số huyện miền núi. Tuy nhiên, để trekking tour thực sự trở nên chuyên nghiệp, hấp dẫn du khách vẫn cần có thêm thời gian để hoàn thiện và...

Về đất cổ Kẻ Rủn

Vùng đất Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn (nay thuộc TP Thanh Hóa) còn được biết đến với tên gọi Kẻ Rủn. Tên gọi này không chỉ gắn với những dấu tích lịch sử, văn hóa cổ xưa, mà còn là sự gợi nhớ về một vùng đất giao thương phát triển.Đền thờ Tể tướng Lê Hy trên quê hương Thạch Khê. Ảnh: Khánh Lộc“Thạch Khê là nơi tụ cư của nhiều dòng họ... đông nhất là...

Hiệu quả từ trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC

Tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển diện tích rừng gỗ lớn gắn với xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Qua đó không chỉ tăng giá trị kinh tế rừng trồng mà còn đảm bảo các giá trị bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững.Rừng trồng theo chuẩn FSC cho ra các sản phẩm gỗ chất lượng, đáp ứng tốt...

Văn hóa khẳng định vai trò “nền tảng”

Trên con đường hiện thực hóa khát vọng trở thành tỉnh kiểu mẫu, Thanh Hóa đã phát huy vai trò của văn hóa. Qua đó, từng bước tạo “động lực” cho sự phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.Người dân TP Thanh Hóa tham gia Liên hoan văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa năm 2024.Những “trái ngọt” từ mạch nguồnXứ Thanh được ví như “cái nôi” văn hóa với nền văn hóa Đông Sơn - một...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 7/1/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 7/1/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-7-1-2025-236066.htm

Xác định 4 đội vào vòng play-off khu vực phía bắc

Khẳng định sức mạnh Sau khi đội đương kim á quân Trường ĐH Thủy lợi “giương oai”, giành vé vào play-off với ngôi nhất nhóm 1 bảng A, đội Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội cũng chốt hạ tấm vé đi tiếp của nhóm 2 với chiến thắng 5-1 trước đội Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung. ...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 diễn ra ở Thanh Hóa

Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của đất nước 6/1/1946 tại Thanh Hóa diễn ra ngập tràn niềm vui, phấn khởi, trở thành một ngày hội lớn của Nhân dân khi mọi người lần đầu tiên cảm nhận được quyền lợi chính trị và nghĩa vụ thiêng liêng của người dân một nước độc lập, tự do.Nhân dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa I ngày 6/1/1946. Ảnh tư liệuNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu dịp tết

Để nguồn cung xăng dầu dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 không bị đứt gãy, các ngành chức năng, đơn vị kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn hàng, đảm bảo tốt nhu cầu sản xuất, đi lại của người dân, doanh nghiệp trong dịp tết.Các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán...

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ngoạn mục, mức cao nhất trong 4 năm

Năm 2024, ngành công nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với mức tăng trưởng ấn tượng, khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 8,4% so với năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của ngành trong sự tăng trưởng kinh tế.Các doanh nghiệp đã đẩy...

Thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng

Trước những khó khăn do tác động của kinh tế toàn cầu và những biến động trong nước, việc thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng đã trở thành chiến lược quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp (DN). Đây không chỉ là giải pháp ngắn hạn giúp DN vượt khó mà còn là cách thức hiệu quả để kích thích sự phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững.Nhiều hội chợ được Sở Công Thương tổ...

16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025

Theo Nghị quyết số 608/NQ- HĐND ngày 14/12/2024 của HĐND tỉnh Thanh Hóa, năm 2025 có 16 khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.Dự án nhà ở xã hội tại Khu Công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) (tháng 11/2024). Ảnh Đồng Thành.Trong đó có 9 khu đất các dự án trên địa bàn TP Thanh Hóa thuộc các phường: Lam Sơn, Quảng Hưng, Đông Hương, Đông Sơn,...

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp

Phát huy sức trẻ trong phong trào lập thân, lập nghiệp, những năm qua đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh đã thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Từ đó, không chỉ giúp thanh niên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.HTX mắc ca Thành Phát, thôn Vân Hòa, xã Cát Vân thu hoạch sản phẩm từ cây...

Xã vùng biên Tam Lư huy động nguồn lực XDNTM nâng cao

Về thăm bản Hậu - bản NTM kiểu mẫu của xã Tam Lư (Quan Sơn), chúng tôi được ông Hà Văn Nhượng, bí thư chi bộ, trưởng bản cho biết: Bản Hậu phần lớn là người dân tộc Thái. Khai thác tiềm năng đồi rừng, Đảng ủy, UBND xã Tam Lư đã lãnh đạo, chỉ đạo bản Hậu tập trung bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) gắn bảo vệ “phên dậu” Tổ quốc.Rừng luồng tại xã Tam Lư...

Chủ vườn tất bật “chạy đua” với tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, thời gian này, các nhà vườn trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đang hối hả “chạy đua” với thời gian để chuẩn bị sản phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh với hy vọng có một vụ hoa thuận lợi, được giá.Vườn trồng lan tại TP Thanh Hóa.Là người có thâm niên trồng cây cảnh nhiều năm nay, theo xu thế của thị trường, thay vì nhập về...

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở Ngọc Phụng

Những năm qua xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) đã có nhiều giải pháp vận động người dân và doanh nghiệp đầu tư vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), xây dựng, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.May túi xuất khẩu ở Công ty TNHH Phát triển thương mại Phú Vinh, xã Ngọc Phụng.Nhận thấy tiềm năng, lợi thế về...

Ứng dụng khoa học – công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau và hoa theo hướng hàng hóa

Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm cây rau và hoa trong nhà lưới theo hướng hàng hóa, từng bước góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con, những năm qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã triển khai nhiều hoạt động chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng và chăm sóc rau, hoa cho đồng bào các huyện miền...

Thạch Thành triển khai đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030

Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Thành trình bày kế hoạch thực hiện Đề án.Theo đó, thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất