Powered by Techcity

Quà tặng góp phần định vị thương hiệu du lịch xứ Thanh

Việc phát triển sản phẩm quà tặng du lịch không chỉ góp phần quảng bá du lịch hiệu quả mà còn giới thiệu những nét đẹp văn hóa, đời sống của người dân và thúc đẩy kinh tế địa phương ngày càng phát triển. Chính vì vậy, nhiều địa phương, khu, điểm du lịch trong tỉnh đã chú trọng phát triển, sáng tạo ra nhiều sản phẩm quà tặng du lịch hấp dẫn du khách.

Quà tặng góp phần định vị thương hiệu du lịch xứ ThanhKhu vực bày bán các sản phẩm quà lưu niệm tại Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc).

Trong khuôn viên của Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) hiện có nhiều gian bày bán các mặt hàng lưu niệm và những sản vật đã được công nhận OCOP như trứng gà đồi Tân Lập, gạo nếp hạt cau, chè lam Phủ Quảng, rượu sâm Báo, bột sắn dây, mật ong… Các gian hàng bán quà lưu niệm được phân theo khu, bố trí khá quy củ, bao bì, nhãn mác đẹp và đảm bảo chất lượng.

Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ Trịnh Hữu Anh cho biết: “Với mỗi điểm đến, ngoài yếu tố sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ thì việc phát triển đa dạng sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm được xem là một yếu tố quan trọng trong việc tạo sức hấp dẫn du khách. Do đó, những năm gần đây, trung tâm đã tích cực phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lộc, các doanh nghiệp, đơn vị tư nhân để đầu tư xây dựng các khu vực trưng bày, bán sản phẩm lưu niệm trong khuôn viên Thành Nhà Hồ nhằm nâng tầm giá trị điểm đến”.

Là một trong những du khách thường xuyên đến Thành Nhà Hồ, bà Nguyễn Thị Mai Anh (TP Thanh Hóa), cho biết: “Khi đến tham quan các khu, điểm du lịch, tôi đều muốn mua sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng đất đó vừa để lưu giữ kỷ niệm, vừa làm quà biếu người thân, bạn bè. Bởi vậy, mỗi lần đến tham quan, tôi đều háo hức với những sản phẩm được bày bán tại đây. Các sản phẩm được trang trí với mẫu mã, bao bì đẹp mắt, hấp dẫn, chất lượng lại đảm bảo”.

Nếu như trước đây, tại các điểm du lịch trong tỉnh đều thiếu sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du lịch, hoặc có nhưng khá đơn điệu, thì nay ở những điểm đến đã có đa dạng các sản phẩm hấp dẫn du khách, mang nét đặc trưng của địa phương. Đó là những gian hàng bán các sản phẩm nông sản, các mặt hàng thổ cẩm, sản phẩm của làng nghề, các món ẩm thực…

Bá Thước là một trong những huyện thu hút được đông đảo khách du lịch cả trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm trong những năm gần đây. Chính vì vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để tạo ra sản phẩm quà lưu niệm bày bán tại các khu, điểm du lịch được huyện đặc biệt chú trọng. Tại các khu, điểm du lịch trong huyện bày bán nhiều mặt hàng quà lưu niệm như sản phẩm dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở thôn Lặn Ngoài (xã Lũng Niêm), sản phẩm dược liệu khu Son – Bá – Mười, các sản phẩm từ cây quýt hoi, hay món ăn như vịt Cổ Lũng… Hầu hết sản phẩm đều đa dạng về chủng loại, mẫu mã và đảm bảo về chất lượng.

Tại thôn Lặn Ngoài, những năm gần đây nhờ việc kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng nên nghề dệt thổ cẩm phát triển mạnh. Hiện làng nghề dệt thổ cẩm thu hút hơn 200 chị em tham gia. Nếu như trước đây, các sản phẩm chỉ được người dân sản xuất ra để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống như chăn, quần áo, khăn, đệm ghế… thì hiện nay để phục vụ cho khách du lịch mua sản phẩm về làm quà lưu niệm, người dân đã sáng tạo ra nhiều mặt hàng đa dạng như gối, túi, khăn trải bàn, móc chìa khóa… Các sản phẩm được tiêu thụ tại chợ Phố Đoàn, Khu du lịch Pù Luông. Ngoài ra, sản phẩm truyền thống của làng nghề cũng đã vươn ra các điểm bán hàng, chợ phiên tại các xã, huyện lân cận và một số tỉnh ngoài. Nhờ sản phẩm bày bán tại các khu, điểm du lịch được tiêu thụ với số lượng lớn mà bà con trong thôn có thêm việc làm, tăng thu nhập, việc gìn giữ, phát triển nghề dệt thổ cẩm cũng góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở đây.

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, hơn nữa lại có một hệ thống nghề, làng nghề truyền thống trải dài khắp các vùng trong tỉnh từ thủ công mỹ nghệ, mây tre đan đến chạm khắc đá, đúc đồng, làm bánh, làm hương… là tiềm năng rất lớn để Thanh Hóa phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng phục vụ du lịch. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã không ngừng sáng tạo, tìm tòi hướng đi để lan tỏa sản phẩm đặc trưng của quê hương mình, trong đó việc phát triển, sử dụng các sản phẩm OCOP làm quà tặng, sản phẩm lưu niệm đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Để phát triển mạnh sản phẩm quà lưu niệm phục vụ du khách đến tham quan, trong thời gian tới cần có thêm sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương, cá nhân, tổ chức kinh doanh, người dân tại các điểm du lịch để có những cách làm hiệu quả, khơi dậy khả năng sáng tạo trong thiết kế mẫu mã sản phẩm quà lưu niệm, quà tặng du lịch mang đậm nét đặc trưng văn hóa địa phương.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt

Nguồn

Cùng chủ đề

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP

Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu phát triển mới 120 sản phẩm OCOP, tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các huyện, thị xã, thành phố mới phát triển được 52 sản phẩm OCOP. Do đó, đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được đánh giá là khó hoàn thành. Chính vì vậy, các sở, ngành, địa phương đã và đang rà soát, hỗ trợ và khuyến khích các chủ thể sản xuất có...

Sẵn sàng các phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Chiều 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương ven biển từ Ninh Bình trở vào Bình Định về ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành cơn bão số 4.Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thanh Hóa.Dự hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa có lãnh đạo các sở, ban, ngành có...

Khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp

Nhằm hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ và khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại xã Xuân Minh (Thọ Xuân) cho năng suất, chất lượng cao.Những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã liên kết sản xuất với một số công ty trong và ngoài tỉnh...

“Phá đề” tư duy và tầm nhìn

Khát vọng về một Thanh Hóa giàu đẹp, xứng với bề dày truyền thống lịch sử hào hùng và chiều sâu trầm tích văn hóa, vốn dĩ là khát vọng cháy bỏng tha thiết của bao lớp người đã sinh ra, lớn lên rồi “trở về” với mảnh đất này. Để rồi, chỉ khi được soi rọi bằng ánh sáng của một nghị quyết mang tính “mở đường”, với những cơ chế, chính sách đặc thù; đồng thời, được...

Cùng tác giả

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 21/9/2024

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 21/9/2024 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sụ - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-21-9-2024-225460.htm

Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP Đài Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

Ngày 20/9, đoàn công tác của tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch vào tỉnh Thanh Hóa tại TP Đài Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc).Toàn cảnh hội nghị.Tham gia hội nghị có ông Lâm Tiên Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ thành phố, Phó Thị trưởng Thường...

Tramexco là nhà phân phối chính thức máy văn phòng Canon tại Thanh Hóa

Nhằm mang đến những giải pháp thiết bị máy văn phòng chính hãng, chất lượng và dịch vụ uy tín đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, ngày 20/9 Công ty CP Tramexco phối hợp với Công ty CP Lê Bảo Minh tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm và công bố nhà phân phối máy văn phòng Canon tại Thanh Hóa.Đại diện lãnh đạo Công ty CP Lê Bảo Minh...

Hơn 180 doanh nghiệp tham gia đối thoại với cơ quan hải quan

Chiều 20/9, Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị đối thoại và ký kết đối tác Hải quan - Doanh nghiệp năm 2024 với sự tham gia của hơn 180 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên làm thủ tục tại các cơ quan hải quan trên địa bàn tỉnh.Quang cảnh hội nghị.Dự hội nghị có lãnh đạo Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp...

Doanh nghiệp phía Nam đưa hàng hóa đến miền Trung, góp phần bình ổn thị trường sau bão

TPO – Không chỉ tiếp tục hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nhiều doanh nghiệp phía Nam còn cấp tập đưa hàng hóa, nhu yếu phẩm đến các địa phương ở miền Trung đang bị cơn bão số 4 hoành hành. Đưa hàng chục tấn hàng ra miền Trung Ngày 20/9, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) cho biết, hệ thống siêu thị Co.opmart khu vực miền...

Cùng chuyên mục

Đằng sau trào lưu du lịch “chữa lành”

Chữa lành (healing) được hiểu là quá trình phục hồi về mặt tinh thần, cảm xúc và thể chất. Cũng từ đó, du lịch "chữa lành” dần trở thành xu hướng được đông đảo du khách lựa chọn. Với lợi thế là địa phương có đa dạng sản phẩm, du lịch Thanh Hóa sở hữu nhiều địa điểm, không gian “chữa lành” lý tưởng được du khách lựa chọn để cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất.Du...

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa có 7 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú. Mỗi một dân tộc đều mang bản sắc văn hóa riêng từ phong tục tập quán, trang phục truyền thống, kho tàng văn hóa dân gian... dệt nên bức tranh văn hóa đa sắc màu, đồng thời cũng là tài nguyên vô giá để phát triển kinh tế du lịch.Đồng bào dân tộc Mường trình diễn múa hát Pồn...

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ủng hộ Thanh Hóa 100 triệu đồng khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra

Sáng ngày 19/9/2024, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam do đồng chí Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Tập đoàn dẫn đầu đã đến thăm và trao số tiền 100 triệu đồng ủng hộ tỉnh Thanh Hóa khắc phục thiệt hại do bão lũ, thiên tai gây ra thời gian qua.Tiếp và làm việc với đoàn công tác, về phía tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên BTV Tỉnh...

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.Theo tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh báo cáo, xin ý...

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa chia sẻ với các đối tác tại TP Hạ Long bị ảnh hưởng bởi cơn bão...

Ngày 15/9, Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa đã tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà các hội viên và đối tác bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại TP Hạ Long (Quảng Ninh).Đại diện Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ nhà hàng The One Place và nhà hàng Green,...... đội tàu du lịch Bài thơ vịnh Hạ Long,...... khách sạn Bảo Minh Radiant,.........

Trò diễn Tú Huần bên dòng sông Mã

Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã “sống đời” cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.Trò diễn Tú Huần do người dân làng Vĩnh Trị biểu diễn.Theo điển tích về trò Tú Huần được lưu truyền tại đây, trò diễn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Đại Hành. Khi nhà vua...

“Giữ chân” du khách những tháng cuối năm

Không chỉ riêng du lịch Thanh Hóa, thị trường du lịch từ tháng 9 đến cuối năm dần trở nên trầm lắng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong cả nước. Nhận định rõ những khó khăn, du lịch Thanh Hóa đã, đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp đổi mới sản phẩm gắn với gia tăng trải nghiệm, dịch vụ nhằm “giữ chân” du khách.Sản phẩm du lịch trekking được kỳ vọng sẽ trở thành...

Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh năm 2024

Chiều 13/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh gắn với Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch) năm 2024.Các đại biểu tham dự Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp xứ Thanh.Dự ngày hội có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo ngành VH,TT&DL cùng đông đảo nghệ sỹ, diễn viên thuộc...

Ra mắt tân chủ tịch và các ban của Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa

Chiều 12/9, Hiệp hội Du lịch (HHDL) tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) mở rộng; ra mắt tân chủ tịch và các ban của HHDL tỉnh.Toàn cảnh hội nghị.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất