Powered by Techcity

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”


Nga Sơn – mảnh đất địa linh nhân kiệt nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, không chỉ gợi nhắc về một miền quê “cổ tích”, với mỗi ngọn núi, con sông, cánh đồng,… đều thấm đẫm sắc màu huyền thoại, mà còn nổi danh với nghề chiếu cói từ xưa. Trải qua bao thăng trầm, người dân nơi đây vẫn giữ gìn và phát huy được những giá trị của ông cha; đồng thời du nhập những nghề mới, cách làm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát triển nghề truyền thống ở miền quê “cổ tích”Sản phẩm từ bèo tây của Công ty CP Sản xuất – Chế biến cói xuất khẩu Việt Anh ở xã Nga An được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Với tiêu chí “Gần gũi với thiên nhiên, an toàn với sức khỏe con người” và mang những giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Nga Sơn, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty CP Sản xuất – Chế biến cói xuất khẩu Việt Anh ở xã Nga An do anh Phạm Minh Tôn làm giám đốc, đã và đang là doanh nghiệp có tiếng trong và ngoài nước. Đây là doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu cói, mây, bèo tây, lục bình, tre, nứa… Những năm qua, công ty chú trọng đến hình thức và chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Mỗi sản phẩm bình cói, rổ cói, đĩa cói của công ty đều được làm từ bàn tay người dân Nga Sơn với sự chăm chút tỉ mỉ từng công đoạn. Công ty liên tục đổi mới sản phẩm để thích ứng với thị trường, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm và gắn tem, mã QR để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện công ty có 2 xưởng sản xuất, tổng diện tích mặt bằng 15.000m2, thu hút thường xuyên gần 100 lao động và hơn 1.000 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài nghề chiếu cói, trên địa bàn huyện Nga Sơn còn có các nghề khác như: làng mây tre, nghề chổi, nghề bún, nghề bánh đa, bánh phở, nghề mộc, nghề chế biến thủy, hải sản… Những năm gần đây, huyện Nga Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn. Nhờ vậy, nhiều ngành nghề truyền thống ở nông thôn đã được khôi phục và phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động trên địa bàn. Sản phẩm sản xuất ra cũng ngày càng đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, mẫu mã, bao bì. Thị trường tiêu thụ sản phẩm đến nay cũng đã vươn xa, xuất khẩu sang một số nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Đức…

Chủ tịch UBND huyện Nga Sơn Thịnh Văn Huyên cho biết: “Từ xa xưa, chiếu cói Nga Sơn cùng chiếu cói của Kim Sơn (Ninh Bình) là một trong những vật cống tiến triều đình, được các bậc vua chúa, quan lại ưa dùng. Ngày nay, làng nghề chiếu cói Nga Sơn mở rộng mẫu mã sản phẩm, bên cạnh chiếu cói đã có thêm tấm thảm lót sàn, chiếu xe đan, làn, dép đi trong nhà, đồ dùng trang trí… Các sản phẩm làm từ cói, bèo tây, sơ dừa thân thiện với môi trường được ưa chuộng tại nhiều nước.

Nhằm gìn giữ và phát huy các ngành nghề truyền thống trên địa bàn, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, về phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Từng đơn vị, chi hội, chi bộ và đảng bộ trong huyện được giao phải đưa việc phát triển nghề – làng nghề thành một chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội hàng năm. Hiện trên địa bàn huyện Nga Sơn có khoảng 15.000 hộ, cơ sở sản xuất làm nghề dệt chiếu, đan lát. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm làng nghề được đầu tư hạ tầng và nhân lực để phục vụ kinh doanh. Huyện cũng đã xây dựng 3 cụm công nghiệp, làng nghề liên xã, với tổng diện tích hơn 60ha, nhằm tạo điều kiện về quỹ đất cho các cơ sở mở rộng quy mô sản xuất. Giai đoạn 2021-2025, huyện Nga Sơn đã và đang phối hợp với các đơn vị đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động, tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, nghiên cứu các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nghề truyền thống gắn với XDNTM; khuyến khích các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nghiên cứu đưa ra các sản phẩm có tính đặc trưng, thương hiệu có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/phat-trien-nghe-truyen-thong-nbsp-o-mien-que-co-tich-239887.htm

Cùng chủ đề

Chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn

Để chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn, các đơn vị thủy nông đang tích cực thực hiện các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo nguồn nước tưới cho vụ sản xuất chiêm xuân.Thi công công trình cải tạo kênh Phượng - Quý (Hoằng Hóa).Vụ chiêm xuân năm 2025, Chi nhánh Thủy lợi huyện Hậu Lộc (thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc sông Mã) ký hợp đồng phục vụ nước tưới cho 4.500ha lúa....

Chuyển đổi số trong lễ hội truyền thống

Những năm gần đây tỉnh Thanh Hóa đã có những bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực văn hóa, du lịch, đặc biệt là khâu tổ chức và quản lý các lễ hội truyền thống. Việc chuyển đổi số trong lễ hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và nâng tầm trải nghiệm của du khách.Du khách quét QRcode tìm hiểu về Di tích lịch sử văn...

Ngư dân Thanh Hóa trúng vụ cá Bắc

Nghề đánh bắt hải sản trên biển là kế sinh nhai, nguồn sống của ngư dân ở nhiều tỉnh, thành phố ven biển, trong đó, có ngư dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa. Mỗi năm, họ vươn khơi theo hai mùa khai thác chính, bao gồm vụ cá Bắc và vụ cá Nam, luân phiên nối tiếp theo sự chuyển mình của thiên nhiên, tập tính di cư của từng loài cá....

Phát triển sản phẩm lưu niệm thủ công gắn với hoạt động du lịch miền núi

Sản phẩm lưu niệm là một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và lan tỏa hình ảnh du lịch cộng đồng khu vực miền núi xứ Thanh. Trong đó, các sản phẩm lưu niệm thủ công truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số luôn tạo nên sức hút đặc biệt đối với đông đảo du khách.Quầy hàng lưu niệm tại khu nghỉ dưỡng PuLuong Retreat (Bá Thước) với...

Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực 7

Chiều 4/4, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn; công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN Khu vực 7.Các đại biểu tham dự hội nghị.Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang...

Cùng tác giả

Đón Bằng công nhận Lễ hội Đình Thi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 13/4, huyện Như Xuân tổ chức Lễ hội Đình Thi và đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Các đồng chí: Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục di sản Văn hóa và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng trao bằng công nhận Lễ hội Đình Thi là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lãnh đạo huyện Như Xuân.Các đại biểu dự lễ hội.Dự buổi lễ có...

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương

Công nhân tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2025 vừa được Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố mới đây cho thấy, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các địa phương, ngành kinh tế.Cụ thể, trong quý 1 năm 2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp...

Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 13/4/2025

(Baothanhhoa.vn) - Trong số Báo Thanh Hóa phát hành ngày 13/4/2025 sẽ mang tới cho bạn đọc đầy đủ các thông tin về thời sự - chính trị, đời sống – xã hội, văn hóa – thể thao trên địa bàn tỉnh. Mời quý độc giả cùng đón đọc! Nguồn: https://baothanhhoa.vn/moi-ban-doc-bao-thanh-hoa-so-ra-ngay-13-4-2025-245430.htm

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Báo Thanh Hóa trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng,Thưa toàn thể các đồng...

Hội thảo khoa học Bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng đất Thủy Chú

Làng Thủy Chú (tên nôm gọi là làng Chủa) không chỉ là quê ngoại, là nơi “chôn nhau, cắt rốn” mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Lê Lợi - Lê Thái Tổ. Với vị trí ấy, sáng 12//4, Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa và UBND thị trấn Sao Vàng (Thọ Xuân) đã tổ chức hội thảo “Bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn...

Cùng chuyên mục

Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương

Công nhân tại một doanh nghiệp ở Bắc Giang. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2025 vừa được Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố mới đây cho thấy, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các địa phương, ngành kinh tế.Cụ thể, trong quý 1 năm 2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp...

Nhiều chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 8% trong năm 2025, Chính phủ đã và đang triển khai hàng loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm, gia hạn nhiều sắc thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Dù các chính sách này có thể khiến nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn bị giảm nhẹ, song về dài hạn sẽ tác động tích cực tới phục hồi kinh tế và...

Xây dựng ngân hàng xanh, hiện đại

Thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, thời gian qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Thanh Hóa (Agribank Nam Thanh Hóa) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển từ ngân hàng truyền thống sang mô hình ngân hàng xanh và hiện đại.Agribank Nam Thanh Hóa hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng xanh, hiện đại.Cụ thể hóa mục tiêu xây dựng mô hình ngân hàng xanh,...

Tạo đà thu ngân sách Nhà nước

Năm 2025, Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu dự toán tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh là 44.268 tỷ đồng, tăng 27% so với dự toán năm 2024. Ngay trong quý I, thu ngân sách tỉnh đã có kết quả tích cực, với tổng thu đạt 12.572 tỷ đồng. Kết quả này đã tạo đà để hoàn thành mục tiêu thu cả năm.Đội thuế liên huyện Hoằng Hóa-Nga Sơn-Hậu Lộc hướng dẫn người...

Góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể phát triển bền vững

Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt vai trò cầu nối giữa các HTX, doanh nghiệp với thành viên trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Đồng thời, xây dựng nhiều mô hình HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần đưa phong trào kinh tế tập thể (KTTT), HTX của tỉnh phát triển bền vững.Mô hình trồng lan ứng dụng công nghệ cao tại HTX dịch vụ cơ giới hóa...

Xúc tiến thương mại trên nền tảng số

Trong bối cảnh nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số không chỉ là xu thế mà còn là yêu cầu cấp thiết để các địa phương tăng cường năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.Sản phẩm tương ớt Phúc Lộc Thọ được Công ty TNHH Spicy Country (TP Thanh Hóa) quảng bá mạnh mẽ trên các...

Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm

Ngày 11/4, tại TP Thanh Hóa, Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển khai thác thủy sản hiệu quả bền vững và có trách nhiệm. Đồng chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&MT; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Thủy sản và Kiểm ngư.Toàn cảnh hội nghị.Hội...

PC Thanh Hóa thúc đẩy thanh toán điện tử, từng bước thay thế điểm thu qua đối tác trung gian

Hướng tới mục tiêu nâng cao tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt, đặc biệt là hình thức trích nợ tự động, vừa qua, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đã có buổi làm việc với đối tác trung gian là Bưu điện tỉnh Thanh Hóa nhằm tăng cường hiệu quả hợp tác trong công tác thu hộ tiền điện, trên cơ sở hợp đồng dịch vụ thu hộ tiền điện giữa...

Cụ thể hóa cam kết

Một tin vui vừa đến với Thanh Hóa, tại Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, Thanh Hóa xếp vị trí thứ 2, vượt qua nhiều tỉnh, thành thuộc hàng đầu tầu kinh tế đất nước.Điểm số mà Thanh Hóa có được là 34,13/40 điểm, trong khi điểm số trung bình của 63 tỉnh, thành cả nước chỉ ở...

Nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất

Hội nông dân (HND) các cấp trong tỉnh đã ứng dụng hiệu quả chuyển đổi số trong công tác, giúp hoạt động hội ngày càng hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tiếp cận công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.Lãnh đạo Trung ương HND Việt Nam thăm gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa tại Hà Nội.Để hỗ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất